Trường tiểu học trang bị 2.500 khẩu trang đón học sinh trở lại lớp
Ngoài số lượng khẩu trang được cung cấp theo quy định, trường Tiểu học Hồng Hà (Bình Thạnh, TP.HCM) đã trang bị thêm 2.500 khẩu trang cho học sinh trong ngày trở lại lớp.
Ngày 7/5, tại trường Tiểu học Hồng Hà, toàn bộ cán bộ nhân viên tổ chức dọn dẹp vệ sinh, triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch, sẵn sàng đón học sinh trở lại.
Phó Hiệu trưởng Bùi Thị Hải Yến chia sẻ nhà trường đã họp cán bộ nhân viên, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch để đón học sinh trở lại. Trong ngày đầu tiên, các thầy cô trực ở các cổng ra vào, mỗi cổng bố trí 3 làn, học sinh đứng cách nhau theo từng ô đúng với khoảng cách quy định 1 m. Học sinh sẽ được sát khuẩn và đo thân nhiệt 2 lần, từ ngoài cổng vào trong lớp.
Cô Trắc Thị Lệ (bảo mẫu nhà trường) cho hay trong thời gian nghỉ để phòng chống dịch Covid-19, các cô thường xuyên có mặt để dọn dẹp theo đúng lịch mà nhà trường quy định. Điều này là cần thiết để giúp các em có được môi trường học tốt nhất khi quay trở lại.
“Theo quyết định của UBND TP.HCM, mỗi học sinh được cấp 9 khẩu trang trong 3 tháng (mỗi tháng 3 cái) ngay khi các em đi học trở lại. Nhà trường tự cung cấp thêm 2.500 khẩu trang dự phòng cho các em”, cô Bùi Thị Hải Yến – Phó hiệu trưởng – cho biết.
Theo lịch, ngày 8/5, học sinh lớp 4 và 5 sẽ trở lại trường, các khối từ lớp 1 tới 3 là ngày 11/5. Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu các trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường, các vật dụng chống dịch Covid-19 như thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang, xà phòng…
Video đang HOT
Bên cạnh việc dọn vệ sinh, nhà trường chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như nước sát khuẩn, nhiệt kế, phòng chờ phục vụ công tác phòng, chống dịch. Một số lớp còn tự trang bị thêm máy rửa tay khô cho học sinh.
Nhà trường cũng trang bị thêm bồn rửa tay cho từng lớp. Học sinh ra ngoài, sau khi vào lớp, đều phải rửa tay bằng nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng dung dịch để sẵn ngoài cửa.
Kết thúc mỗi buổi học, nhà trường sẽ duy trì việc vệ sinh, tẩy trùng trường lớp, bổ sung dung dịch khử khuẩn, để chuẩn bị cho buổi tiếp theo.
Nhà trường thống nhất chia đôi số lượng mỗi lớp, cho các em đi học vào ngày khác nhau (thứ hai, tư, sáu hoặc ba, năm, bảy), đảm bảo mỗi học sinh ngồi một bàn.
Nam sinh người Mông dựng lán giữa núi bắt internet học online: Bị ép lấy vợ nhưng quyết vào đại học vì không có tiền thì lấy gì nuôi vợ con
Địa hình hiểm trở, mạng internet chập chờn khiến Lầu Mí Xá phải dựng một chiếc lán xa nhà để tiện cho việc học online ở trường.
Những ngày này, cả nước đang đồng lòng ra sức đẩy lùi đại dịch Covid-19 bằng nhiều biện pháp khác nhau. Những hoạt động kinh tế, xã hội tạm dừng lại nhường chỗ cho các công tác chống dịch diễn ra được hiệu quả. Đối với hoạt động tại giáo dục, với chủ trương nghỉ học nhưng không dừng việc học, ngay từ sớm nhiều phương án học từ xa đã được triển khai nhằm giúp học sinh, sinh viên không quên kiến thức trong thời gian nghỉ kéo dài.
Nhưng với những học trò miền cao, học trực tuyến lại khó khăn hơn bất cứ đâu, vì những điều kiện cơ sở vật chất vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ để các bạn chuyên tâm cho việc học hành. Đường sá, internet, điện nước là một vài thứ cơ bản trong vô số những thiếu thốn của những người dân vùng cao. Thế nên để tìm đến con chữ, học sinh nơi đây cũng phải trải qua nhiều gian nan, thử thách. Nhưng không vì thế mà cản trở được bước đường tìm đến tri thức của nhiều học trò. Lầu Mí Xá, chàng sinh viên năm 3, Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam là một trường hợp như thế.
Dựng lán học online mà dân bản hỏi: "Làm lán để bán hàng hay nuôi gà?"
Sinh ra ở vùng đất gần như là địa đầu tổ quốc Sủng Trái - Đồng văn - Hà Giang, sống ở một vùng cao xa xôi, hiểm trở nên Xá và các bạn cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn so với học sinh miền xuôi. Trải qua nhiều cố gắng, em đã đỗ vào trường đại học công lập đúng như mong ước. Và mùa dịch này, chàng trai người Mông cũng như bao sinh viên khác được nghỉ học dài hạn và phải tham gia vào các lớp học online. Nhưng do địa hình hiểm trở, sóng Wifi/4G không tới được nơi cậu ở nên Xá đã nghĩ ra một cách hết sức thú vị.
Xá đã có ý tưởng, lập nên một cái lán ở cách nhà 200m, nơi mà em có thể bắt được 4G. Em cùng bạn của mình dùng những mái tôn, tấm bạt cũ để giăng lên tạo thành một cái chòi nhỏ, tránh mưa tránh gió, và xem như một nơi để có thể duy trì việc học tập. Em chia sẻ về "lớp học dã chiến" của mình: "Khu vực em không có sóng điện thoại, không có Internet. Tình cờ phát hiện một góc nằm chênh vênh giữa núi nên em dựng lán làm chỗ học."
Mới ngày đầu, sau khi dựng lán, em cùng bạn đã gặp phải sự cố khiến cả hai đều ướt. Mưa lớn xối xả khiến Xá không kịp trở tay, và nước chảy vào ngay chỗ em nằm. Đêm đó, Xá cùng bạn lại phải dựng thêm bạt trong đêm để phòng mưa ướt, và cứ thế đến nay cái lán nhỏ này đã như trở thành một nơi quen thuộc của Xá. Em hồn nhiên kể: "Đêm đầu tiên dựng lán mưa như trút nước khiến người em ướt hết. Bây giờ lán kiên cố rồi, bố mẹ mới yên tâm cho ở lại học."
Hằng ngày, Xá sẽ ngủ tại lán để kịp dậy lúc 6 giờ và chuẩn bị vào tiết học online đến gần trưa. Sau đó, em về nhà ăn cơm, rồi tối lại ra lán học bài,... Thế là không phải sợ mất tiết học, cũng chẳng ngại thời tiết khắc nghiệt, câu bé bản Mông vẫn duy trì việc học đều đặn như khi ở dưới thành phố.
Khi Mí Xá đóng cọc, dựng lán, bà con hỏi: "Mày làm gì đấy Xá, làm lán để chơi à, hay bán hàng, nuôi gà?". Xá bảo để học online hay chả ai tin, điều mà trước đây dân bản chưa bao giờ thấy. Vì dựng lán để làm những công việc trên là bình thường ở nơi đây, còn với chuyện học qua mạng lại trở nên xa lạ. Cậu sinh viên năm 3 như trở thành điều "bất thường" giữa cuộc sống vốn rời xa công nghệ. Em cho biết mọi thứ đều bình thường, không khổ chút nào mà lại thấy có không gian yên tĩnh hơn để học tập.
Cuộc sống ở bản không có thịt gà, thịt lợn như ở thành phố, chỉ có mèn mén và rau cải, xót lắm!
Xá kể về cuộc sống của bà con nơi quê hương mình với những trăn trở cho tương lai của vùng đất xa xôi này. Em kể, hằng ngày người dân chỉ quanh đi quẩn lại ăn những món ăn là mèn mén (ngô xay nhỏ, gói lại như xôi) và rau cải, thậm chí nhiều nhà còn không có mèn mén để ăn. Xá nói: "Bữa cơm ở đây không có thịt gà, thịt bò, thịt lợn như ở thành phố. Thấy bà con như vậy, em xót lắm nhưng ai cũng ăn được cả!"
Xá cũng chia sẻ về những cơ cực mà trẻ em nơi Xá sinh sống phải chịu. Giữa những mùa giá rét, trẻ con có đứa không có cái áo để mặc, nhiều em nhỏ còn vô tư chạy tung tăng ngoài đường mà chẳng khoác gì lên người cả. Em nói: "Nhiều lúc bà con trêu đùa nhau. tiền mua muối với mì chính còn không có. Tuy đó chỉ là lời nói đùa nhưng họ khổ thật đấy ạ!"
Bà con suốt ngày quanh quẩn với chuyện ruộng nương lợn bò, canh cánh nỗi lo mai ăn gì uống gì mà bỏ qua những điều lớn lao hơn như việc cho con đi học để lấy cái chữ. Cuộc sống của mọi người cũng diễn ra theo một trật tự được thiết lập sẵn: lớn lên, lấy vợ gả chồng, sinh con đẻ cái,... Điều này làm một chàng trai được tiếp xúc với thành phố cảm thấy xót xa và muốn làm điều gì đó cho quê hương.
Không nghe bố mẹ ở nhà lấy vợ, quyết học đại học để giúp đỡ bà con quê hương
Cũng như bao đứa trẻ khác lớn lên từ vùng đất cao nguyên Đồng văn nghèo khó, Lầu Mí Xá đã trải qua tuổi thơ thiếu thốn nhưng điều đặc biệt là em rất ham học chữ. Ngay từ lớp 7, Xá đã bắt đầu cuộc sống học xa nhà tại trường dân tộc nội trú huyện Đồng Văn. Đến khi lên cấp 3, em đã cố gắng để đỗ vào trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang.
Ôm trong mình những giấc mơ dành cho quê hương, Lầu Mí Xá hiểu rõ chỉ có con đường cố gắng học tập thật tốt mới có thể giúp cậu. Trải qua 12 năm đèn sách, trong đó có nhiều năm xa nhà, em ao ước được đặt chân vào cánh cửa đại học. Nhưng điều cản trở em đó là suy nghĩ, tư tưởng của gia đình. Bố mẹ muốn Xá chỉ học hết phổ thông rồi lấy vợ, sinh con như bao trai làng khác. Nhưng chàng trai sinh năm 1999 nhất quyết không chịu sống cuộc sống như mọi người, thế nên em đã đăng ký thi đại học. Điều này làm bố mẹ Xá khá buồn, nhưng trên hết em vẫn tin lựa chọn của em là đúng đắn. Em tâm sự: "Em không muốn khổ như các bạn khác, không công ăn việc làm thì cũng không có tiền để nuôi vợ cũng như trang trải cuộc sống!"
Thế là chàng trai trẻ đã quyết định thi vào ngành Quản lý công, thuộc học viện Hành chính Quốc gia để bắt đầu thực hiện mong ước đó. Em kể về công việc mơ ước của mình: "Em muốn trở thành cán bộ xã, huyện ở quê trong tương lai, được mọi người yêu mến.Và em không muốn mình và bà con tiếp tục có một cuộc sống khó khăn như vậy nữa." Cuối cùng, giờ đây Xá đã sắp hoàn thành 3 năm đại học và chỉ còn 1 năm nữa để ra trường, em đang rất gần để hoàn thành những dự định của bản thân trong tương lai.
Chứng kiến cuộc sống của Hà Nội tấp nập người xe, khác hẳn với hình ảnh bình dị của quê mình, những ngày đầu xuống thành phố, Xá bị choáng ngợp với khung cảnh nơi đây. Nhưng vì sự vội vã và nhịp sống nhanh ấy mà Xá bảo: " em không thích thành phố cho lắm!".
Em chỉ thấy ấn tượng với những công trình cao tầng nghìn tỷ, những đại lộ rộng lớn, nhưng đẹp nhất là quê hương Đồng Văn. Do đó, em chỉ muốn mau chóng hoàn thành chương trình đại học, ra trường và trở về nơi em được sinh ra. Mọi thứ diễn ra thật yên bình, luôn đầy ắp tiếng cười của dân bản dù cuộc sống có chật vật, gian khổ đến mấy.
Những ngày học xa nhà, ngoài việc chăm chỉ đến trường, Xá cũng dành thời gian để làm xe ôm công nghệ, trang trải thêm chi phí cho cuộc sống. Em vẫn thấy mình may mắn hơn những đứa bạn cùng trang lứa, vì em được đi học, được đến trường, nên tuyệt nhiên, em không bao giờ nhắc đến những khó khăn mà mình gặp phải.
Mọi điều kiện sống chỉ là thử thách bản lĩnh con người có dám bước qua những giới hạn hay không, và Xá đang khẳng định được mình là chàng trai có ý chí. Từ bản làng xuống thành phố để tìm lấy tri thức, từ nơi internet chập chờn để quyết tham gia học online, Lầu Mí Xá là đại diện cho những tấm gương hiếu học và không ngại thay đổi để vươn đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Vũ Trịnh - Design: Đức Minh
Bộ trưởng GD&ĐT khen sinh viên dựng lán học giữa rừng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khen ngợi tấm gương của sinh viên Lầu Mí Xá đã quyết tâm tìm cách khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động học tập trực tuyến. Trong cuộc họp giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ GD&ĐT sáng 7/4, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã biểu dương những tấm gương tiêu...