Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu, ngôi nhà thứ hai của học sinh
Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu, quận 8, TP.HCM là ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực, đây là ngôi nhà thứ hai của học sinh…
Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu tọa lạc tại 1755 Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, TP.HCM. Trường được xây dựng khang trang xanh – sạch – đẹp, có diện tích khuôn viên 3.058 m2, với sân chơi rộng 465 m2. Trường được xây dựng một trệt, hai lầu với 22 phòng học và 10 phòng chức năng.
Trường khai giảng năm học 2019-2020
Trường có 28 lớp với 1.135 học sinh, thuộc trường hạng 1 nên thêm quy định, sẽ có Hiệu trưởng chịu trách nhiệm điều hành quản lý chung các hoạt động và 2 Phó Hiệu trưởng tham gia hỗ trợ chuyên môn của trường.
Trường học thân thiện học sinh tích cực
Năm học 2018-2019, trường có 45 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có tinh thần đoàn kết trách nhiệm cao trong công việc. Hội đồng tư vấn nhà trường thường xuyên thảo luận, trao đổi ý kiến để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Hàng năm, trường thường xuyên tổ chức các phong trào chuyên môn, như: hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, triển lãm đồ dùng dạy học, soạn giảng trên bảng tương tác… Tất cả các hoạt động đều thu hút sự quan tâm tham gia nhiệt tình của giáo viên.
Video đang HOT
Đội ngũ giáo viên của trường
Đặc biệt, đội ngũ giáo viên luôn chú ý đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích cực phương pháp làm việc theo nhóm, hỏi đáp trong giờ học, nêu ý kiến, phỏng vấn nhanh, sử dụng đồ dùng trực quan, sắm vai. Nhờ đó, giúp cho tiết học sinh động hơn, học sinh tiếp thu bài tốt hơn… Đây cũng là tín hiệu tốt trong hoạt động chuyên môn của trường. Qua đó, góp phần giúp thầy cô và các em học sinh yêu quý ngôi trường của mình để trở thành “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
Bên cạnh đó, chương trình tiếng Anh đề án thích hợp đã giúp các em tiếp thu nhanh, tự tin giao tiếp người nước ngoài. Để đảm bảo chăm sóc sức khỏe học sinh, trường còn trang bị phòng tư vấn tâm lý kết hợp với phòng y tế, có nhân viên y tế đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn để “Trường học thực sự là ngôi nhà thứ hai của học sinh”.
Thư viện tiên tiến, xuất sắc
Thư viện chính là trái tim của trường học, nơi giúp hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Thành lập năm 2003, cho đến nay thư viện trường dần lớn mạnh hơn 8.000 đầu sách các loại, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, báo chí, phong phú, đa dạng…
Nhờ sự đầu tư hiệu quả của nguồn ngân sách nhà trường, sự đóng góp xây dựng của các thế hệ giáo viên, học sinh, đến nay thư viện đã trở thành điểm đến cần thiết của mọi thành viên trong nhà trường và luôn đạt danh hiệu “Thư viện tiên tiến, xuất sắc”.
Sự quyết tâm của lãnh đạo nhà trường đã giúp các em trải nghiệm nhiều hoạt động thực tế xung quanh. Thành quả đạt được của trường là đơn vị tiên tiến phong trào thể dục thể thao, phong trào văn nghệ và nhận nhiều giấy khen của các cấp. Sự thành công Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu ngày nay là nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cùng sự chuyên môn quyết tâm tích cực của lãnh đạo trường.
Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu ngày nay đã trở thành điểm học tập, sinh hoạt vui chơi cho học sinh và giáo viên. Tất cả sự tin yêu là niềm tin vững chắc trong tương lai để trường tiếp tục phấn đấu, xây dựng để tạo nên một thương hiệu cho ngành giáo dục quận 8 tốt đẹp hơn, để “Giáo dục tiểu học là niềm tin của gia đình và xã hội”.
Quá trình thành lập và phát triển, trường đã đạt nhiều thành tích như: Tập thể lao động tiên tiến, xuất sắc, Bằng khen của UBND TP.HCM, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, trong năm học 2018-2019 trường đã được Sở GD&ĐT TP.HCM công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1.
CHÂU YẾN
Theo PLO
Giáo viên chia sẻ: Làm mới tiết sinh hoạt lớp
Ban giám hiệu cùng giáo viên trường tôi đã tìm cách làm mới, thay đổi nội dung trong tiết sinh hoạt lớp trong phạm vi toàn trường.
Qua nhiều năm thực hiện và cải tiến, có thể nói tiết sinh hoạt lớp giờ đây ở trường của tôi học sinh trở nên thích thú, thậm chí các em còn trông mong đến tiết sinh hoạt lớp.
Ảnh minh họa
Xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" là chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra từ hơn mười năm nay. Từ đó đã xuất hiện những mô hình hoạt động mới, lạ trong các nhà trường nhằm hướng đến mục tiêu trên. Trong bài viết này tôi xin chia sẻ về hoạt động tại trường mình trong việc thực hiện "Trường học thân thiện" trong chính tiết sinh hoạt lớp hàng tuần.
Tiết sinh hoạt lớp, theo điều lệ trường phổ thông chính là một tiết học chính khóa trong tuần, do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Nhưng từ lâu hầu như tiết sinh hoạt lớp đối với học sinh có cái gì đó nặng nề, không thích thú, có khi tiết này nhìn giống như một... phiên tòa, vì ở đó có người thưa, người kiện, người khiếu nại, người thắc mắc... rồi xử, rồi phạt và có cả cãi vã. Giáo viên chủ nhiệm nếu chưa có kinh nghiệm thì sẽ dễ gây sự mất đoàn kết trong lớp học qua việc giải quyết các tình huống xảy ra ở lớp của mình trong một tuần. Đặc biệt tiết sinh hoạt lớp hình như là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, nhất là những học sinh thường hay vi phạm nội quy. Nhiều em còn ví von tiết sinh hoạt lớp là giờ bị "hành tội" nên lo sợ, căng thẳng.
Xuất phát từ những thực tế đó, ban giám hiệu cùng giáo viên trường tôi đã tìm cách làm mới, thay đổi nội dung trong tiết sinh hoạt lớp trong phạm vi toàn trường. Qua nhiều năm thực hiện và mỗi lúc mỗi rút kinh nghiệm, bổ sung cái hay, cái lạ và có thể nói tiết sinh hoạt lớp giờ đây ở trường của tôi học sinh trở nên thích thú, thậm chí các em còn trông mong đến tiết sinh hoạt lớp. Điều mà trước đây chưa từng có!
Trong thời lượng 45 phút của một tiết sinh hoạt lớp, phân nửa thời gian đầu giáo viên chủ nhiệm sẽ dành cho việc tổng kết tuần và đưa ra phương hướng hoạt động cho tuần tới. Những hoạt động trong một tuần của lớp được tái hiện lại thông qua bảng tổng kết của các tổ, những nhận xét của ban cán bộ lớp về tình hình học tập và thực hiện nội quy, những ý kiến, thắc mắc của các em học sinh trong lớp được giáo viên chủ nhiệm giải đáp cặn kẽ, công bằng... sau đó chọn ra tổ và các cá nhân, tiến bộ, xuất sắc trong tuần để khen và thưởng, phần thưởng là những quyển tập, bút... được trích từ quỹ của lớp để mua.
Chính việc làm kịp thời này là nguồn động viên những học sinh có tiến bộ trong tuần đồng thời cũng nhằm nhắc nhở những em chưa thực hiện tốt nội quy khắc phục trong tuần sau. Giáo viên chủ nhiệm cũng được hướng dẫn điều này: đó là những em sai phạm các lỗi lớn, thường xuyên, ít sửa chữa thì giáo viên chủ nhiệm làm việc riêng với những em này sau giờ sinh hoạt lớp hay vào dịp khác, chứ không làm ngay tại lớp.
Phần còn lại của tiết sinh hoạt lớp mang tên "Tiết mục thân thiện". Ban đầu, do giáo viên chủ nhiệm tổ chức, để tập dần cho các em làm quen. Theo đó giáo viên tổ chức cho các em chơi những trò chơi dân gian, hay là những câu hỏi đố vui, các tiết mục văn nghệ trên tinh thần vui tươi, thoải mái, thân thiện. Có thể nói chính trong những hoạt động thân thiện này giúp các em bớt căng thẳng sau một tuần học tập, qua đó giáo viên còn có điều kiện nắm bắt năng lực, năng khiếu nhằm phát huy năng khiếu của các em.
Rồi dần dần giáo viên chủ nhiệm giao cho các tổ luân phiên tổ chức các "tiết mục thân thiện" này. Các tổ rất thích thú vì có điều kiện để giới thiệu những trò chơi, câu đố, ngâm thơ, kể chuyện... trước tập thể. Đặc biệt, tiết sinh hoạt lớp cuối mỗi tháng sẽ được lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua nội dung "dạy học làm người". Nội dung dạy học làm người được thực hiện dưới hình thức các câu chuyện do giáo viên chủ nhiệm chọn lọc, sưu tầm và kể cho học sinh nghe. Mỗi câu chuyện đem đến một thông điệp, một ý nghĩa nhân văn nào đó. Từ đó giúp cho các em có dịp tự cảm nhận, tự soi rọi lại bản thân mình mà nghĩ suy, sửa đổi.
Với cách làm mới tiết sinh hoạt lớp này ở ngôi trường của tôi, tất nhiên đòi hỏi nhiều vào sự đầu tư của giáo viên chủ nhiệm. Và kết quả không thể thấy ngay ngày một ngày hai. Nhưng điều mà tôi tâm đắc nhất chính là đã thổi một luồng gió mới, thân thiện vào những tiết sinh hoạt lớp, và tôi cũng đã thăm dò những phản hồi của học sinh lớp mình cũng như các lớp khác, tôi đều ghi nhận sự thích thú, hưng phấn của học sinh khi kể về tiết sinh hoạt lớp của lớp mình. Với tôi đó đã là niềm vui của mình trong cuộc đời dạy học.
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
(Giáo viên trường THCS Tân Ân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
Theo Dân trí
Trường Đại học Y- Dược (ĐH Thái Nguyên) khai giảng năm học mới Ngày 18/9, Trường ĐH Y - Dược (ĐH Thái Nguyên) tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2019 - 2020 với chủ đề "Đoàn kết - Đổi mới - Sáng tạo". PGS.TS Trần Viết Khanh gióng trống khai giảng năm học 2019 - 2020. Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên hiện đang đào tạo 6 chuyên ngành, gồm:...