Trường tiểu học phải… mượn giáo viên
Để đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018 – bắt buộc dạy tiếng Anh và tin học cho học sinh từ lớp 3, nhiều trường tiểu học tại TP HCM phải tính đến phương án mượn giáo viên từ các bậc học khác
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, hiện thành phố còn thiếu 5.939 giáo viên (GV) theo biên chế ở cả 4 cấp học từ mầm non đến THPT. Trong đó, bậc tiểu học thiếu 2.169 GV, THCS thiếu 2.467 GV.
Điều động giáo viên THCS dạy tiểu học
Sở GD-ĐT TP HCM cho biết sẽ bảo đảm dạy môn tiếng Anh, tin học cho 100% học sinh (HS) lớp 3 từ năm học này theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Với lớp 1 và 2, các trường triển khai chương trình môn tiếng Anh tự chọn và tạo cơ hội cho HS tiếp cận môn tin học. Với khối 4 và 5, các trường tiếp tục dạy tiếng Anh tự chọn theo chương trình cũ và chương trình thí điểm tiếng Anh cấp tiểu học; tăng cường dạy tiếng Anh 8 tiết/tuần.
Tuy nhiên, do thiếu GV tiếng Anh và tin học trong khi chương trình hai môn này trở thành bắt buộc ở cấp tiểu học từ năm học này, Sở GD-ĐT TP HCM đã phải yêu cầu các trường có phương án bố trí GV linh hoạt. Cụ thể, các phòng GD-ĐT có thể điều động GV dạy liên trường trong cùng cấp học hay biệt phái, điều động giáo viên tiếng Anh, tin học cấp THCS dạy tại trường tiểu học.
Video đang HOT
TP HCM đang phải đối mặt với việc thiếu giáo viên ở tất cả các cấp Ảnh: TẤN THẠNH
Để thực hiện việc điều động này, các GV được yêu cầu tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, chương trình và SGK cấp tiểu học. Khi điều động, ngành GD-ĐT các địa phương và các trường cần có phương án bảo đảm quyền lợi cho GV, sao cho phù hợp với thực tế. Các trường gặp khó khăn trong việc bố trí GV cần xây dựng kế hoạch thực hiện môn học linh hoạt, sắp xếp thời khóa biểu khoa học để thầy cô dạy được liên trường, dạy tại nhiều điểm trường.
Việc thiếu GV, nhất là GV các môn tiếng Anh, tin học cấp tiểu học, là nỗi lo của không ít trường trước khi triển khai chương trình 2018. Ông Phan Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ (quận 4), cho biết trường đang thiếu GV tin học, dù năm nào cũng đăng ký tuyển dụng nhưng không ai đăng ký. “Nhà trường phải hợp đồng với GV bên ngoài, bởi nếu chờ điều động GV THCS cũng khó và phập phù vì quận 4 thiếu nhiều GV” – ông Tuấn lo ngại.
Rất khó khả thi nếu trông chờ điều động
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, cùng với giải pháp tạm thời về việc điều động GV, sở yêu cầu các đơn vị tham mưu cho UBND TP có biện pháp lâu dài để quy hoạch, tuyển dụng đủ GV dạy đúng và đủ các môn. Bên cạnh đó, khắc phục tình trạng thiếu hoặc bố trí GV không đúng cơ cấu, không phù hợp chuyên ngành đào tạo; chuyển GV từ nơi thừa sang nơi thiếu; ưu tiên biên chế tuyển dụng GV cho những môn học mới theo chương trình 2018.
Dù giải pháp được xem “không còn cách nào tốt hơn” trong bối cảnh khoảng trống thiếu GV khó lấp đầy nhưng nhiều ý kiến cho rằng rất khó thực hiện. Theo ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, giải pháp điều động GV khối THCS dạy tiểu học các môn tiếng Anh và tin học rất khó.
“Khi HS lớp 10 năm nay học theo chương trình mới, trong đó có môn tự chọn, tôi đã tính đến việc một số GV dư tiết, trống tiết và phương án sẽ mượn những GV này về dạy. Thế nhưng, nếu GV khối THPT cũng thiếu thì hệ THCS còn thiếu nhiều hơn. Các trường tiểu học đành phải tự cứu mình theo các hình thức như hợp đồng với GV bên ngoài, các trung tâm ngoại ngữ, tin học” – ông Thanh băn khoăn.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 5 cho biết trong nhiều năm nay, trường phải “mượn” GV của một Trung tâm Giáo dục thường xuyên, mà họ cũng đã về hưu. “Chỉ những GV này mới nhận lời đi dạy với đồng lương khiêm tốn. Còn để tìm một GV đáp ứng hết các tiêu chuẩn thì họ lại không chịu dạy tiểu học vì lương quá thấp” – hiệu trưởng này nêu thực tế.
Trong khi đó, theo lãnh đạo một phòng GD-ĐT, hiện nay, bậc THCS còn thiếu nhiều GV hơn cả bậc tiểu học và để có một tiết dạy phải đầu tư chứ không thể muốn dạy là dạy. Chưa kể, mỗi bậc học có quy định riêng. 1 tiết tiểu học thời lượng 35 phút, THCS là 45 phút, mỗi GV lại có số tiết nghĩa vụ theo từng bậc học khác nhau, tâm lý sư phạm cũng khác nhau…
Khối THPT thực hiện liên kết thỉnh giảng
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho biết đối với những vị trí GV thiếu nguồn tuyển dụng – như môn công nghệ, tin học nói chung – và vị trí giáo viên môn mới – như âm nhạc và mỹ thuật nói riêng, sở hướng dẫn tất cả đơn vị trực thuộc chủ động liên kết để chia sẻ GV thỉnh giảng. Bên cạnh đó, có thể ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn. Điều kiện đặt ra là các trường hợp này phải đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với cấp học.
Bảo đảm các điều kiện để trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục
Nhằm thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Ảnh minh họa (Ảnh: PHÙNG DŨNG)
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, đối với trẻ khuyết tật, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật; bảo đảm các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, tăng cường giáo dục hòa nhập; được học hòa nhập, được học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
Việc tổ chức dạy và học cho học sinh khuyết tật phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh khuyết tật. Sở Giáo dục và Đào tạo tích cực tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập nhằm thúc đẩy công tác giáo dục hòa nhập ở địa phương bảo đảm quyền được học, được tiếp cận với giáo dục đối với trẻ em khuyết tật.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức các lớp học linh hoạt cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ theo kế hoạch dạy học và thời khóa biểu được điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương. Nội dung học tập cần tập trung vào các môn Toán, Tiếng Việt nhằm rèn kỹ năng đọc, viết và tính toán cho học sinh. Căn cứ số lượng trẻ có thể tổ chức thành các lớp cùng trình độ hoặc các lớp ghép không quá hai trình độ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương thực hiện hiệu quả lớp học linh hoạt, lớp ghép. Theo đó, căn cứ số lượng học sinh, điều kiện từng trường, từng địa phương, các trường tiểu học dựa vào kết quả đánh giá năng lực, trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh tổ chức các lớp học linh hoạt để thực hiện các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng. Đối với những địa bàn khó khăn, để đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh có thể tổ chức dạy học lớp ghép, mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh/lớp và không quá 2 trình độ, trường hợp đặc biệt có thể ghép 3 trình độ nhưng mỗi lớp không quá 10 học sinh/lớp. Các địa phương lưu ý tổ chức lớp ghép gồm các trình độ liền nhau, hạn chế ghép lớp ở các lớp đầu cấp (lớp 1) và cuối cấp (lớp 5).
Lào Cai: Đưa công tác quản trị trường học vào chiều sâu Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai (Lào Cai) vừa tổ chức Hội nghị Quản trị trường học năm học 2022-2023. Hội nghị nhận được sự quan tâm của đông đảo lãnh đạo các nhà trường. Dự hội nghị có bà Trần Thị Thùy Dung, Trưởng Phòng GD&ĐT thành phố, ông Bùi Ngọc Minh, Phó trưởng Phòng GD&ĐT; hiệu trưởng, kế toán các cơ...