Trường tiểu học khó với tới chuẩn quốc gia
Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại TP Hồ Chí Minh hiện đang gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất khó đạt liên quan đến yêu cầu về chuẩn trình độ đào tạo giáo viên (GV).
“Xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng quan trọng nhưng việc đảm bảo cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường mới là điều quan trọng nhất!”, lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố bày tỏ quan điểm.
55% giáo viên trong trường phải là thạc sĩ?
Tại một số địa phương vùng ven của TP Hồ Chí Minh như Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú và quận 12, từ nhiều năm nay đã phải chịu áp lực rất lớn về sĩ số học sinh (HS) trên một lớp. Nhiều trường phải chấp nhận tình trạng trên 50 HS/lớp. Mọi diện tích sân chơi, bãi tập, diện tích nhà đa năng đều phải tinh giản tối thiểu dành ưu tiên cho phòng học. Thậm chí, năm học 2020-2021, ở quận 12 và Bình Tân đã phải “phá chuẩn” tại một số trường để giải quyết chỗ học cho HS.
Theo Luật Giáo dục 2019, Thông tư 28 quy định trình độ chuẩn của GV tiểu học là có bằng Cử nhân đào tạo GV tiểu học hoặc bằng Cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiểu học.
Nhiều trường chuẩn quốc gia thực tế đã phải phá “chuẩn” khi đánh giá lại theo các thông tư, nghị định mới. Ảnh: minh họa
Trước đó, Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT ban hành năm 2018, quy định trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia khi đạt kiểm định chất lượng giáo dục và có kết quả đánh giá ngoài đạt từ mức độ 2 trở lên.
Để trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, yêu cầu đối với GV phải đạt là: Tỷ lệ GV đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40% Mức độ 2: tỷ lệ GV đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%. Điều này có nghĩa là một trong những tiêu chí để trường tiểu học được công nhận chuẩn quốc gia phải có ít nhất 55% GV đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên.
Căn cứ vào tình hình thực tế khi hiện tại các cơ sở giáo dục tiểu học đang phải rà soát để nâng chuẩn trình độ đại học GV theo Luật Giáo dục 2019, nhiều ý kiến của các nhà quản lý tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc phát triển GV đạt trên chuẩn đào tạo tương đương với trình độ từ thạc sĩ trở lên là điều rất khó khăn và cần phải có một lộ trình cụ thể.
Video đang HOT
Rất khó thực thi
Trong khi đó, ngay từ Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất cơ sở giáo dục (từ mầm non đến THPT) chỉ rõ, đối với trường tiểu học, diện tích trường học tại các khu vực trung tâm đô thị có quỹ đất hạn chế thì phải đạt tối thiểu 8m2/HS. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường tiểu học ngoài phòng học phải đảm bảo có các phòng bộ môn, bao gồm: Âm nhạc, mỹ thuật, khoa học – công nghệ, tin học, ngoại ngữ, phòng đa chức năng. Bên cạnh đó phải có các khối phòng hỗ trợ học tập như: Thư viện, phòng thiết bị giáo dục, phòng tư vấn học đường… Ngoài ra, theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất với phòng học bộ môn tin học, ngoại ngữ, đa chức năng… diện tích làm việc tối thiểu là 1,5m2/HS.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, các cơ sở giáo dục tiểu học khi tiến hành xây dựng chuẩn quốc gia, đánh giá lại chuẩn quốc gia phải căn cứ vào các quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất nêu trên.
Được biết, tại quận 1, tính đến thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia (công nhận trước thời điểm Luật Giáo dục 2019 và điều lệ trường tiểu học). Theo lộ trình năm học 2020-2021, quận 1 sẽ tiếp tục xây dựng Trường Tiểu học Phan Văn Trị chuẩn quốc gia.
Tuy nhiên, căn cứ theo các thông tư, điều lệ mới, cô Nguyễn Thị Hồng Yến, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, trường đang “vướng” quy định về diện tích và quy định về trên chuẩn trình độ GV. Đặc biệt, với quy định tối thiểu 8m2/HS thì rất khó đạt. Còn toàn trường đang có 36 GV, trong đó đạt chuẩn ĐH là 29 GV, 7 GV đang trong lộ trình nâng chuẩn. Nếu 55% thạc sĩ tương đương khoảng 20 GV thì rất khó để đạt được.
Ngay ở quận trung tâm nhất của thành phố mà còn khó khăn như vậy, thử hỏi các trường vùng ven hoặc các huyện ngoại thành sẽ còn khó đáp ứng các điều kiện chuẩn quốc gia cỡ nào! Không ít cán bộ quản lý cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải điều chỉnh lại thông tư kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục tiểu học cho phù hợp với Luật Giáo dục 2019 cũng như nhiều thông tư, điều lệ mới.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh trong một cuộc họp gần đây đã nhận định, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở GD-ĐT thành phố vừa qua cũng đã “bỏ” luôn chuẩn quốc gia. Trong bối cảnh sĩ số HS ngày càng gia tăng, đặc biệt là các quận, huyện vùng ven thì việc đầu tiên quan trọng nhất là phải đảm bảo chỗ học cho HS, vấn đề “giữ chuẩn” phải đứng sau.
“Xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng quan trọng, nhưng chúng tôi cho rằng, việc đảm bảo cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường mới là điều quan trọng nhất!”, ông Hiếu nói.
Học viện Tài chính xuất sắc giành vị trí cao nhất
Từ ngày 11 đến 14/11, tại Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất - năm 2020. Có 24 đơn vị dự thi với 30 đội thi. Học viện Tài chính xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn - khối không đào tạo giáo viên.
Đại diện lãnh đạo Học viện Tài chính chụp ảnh lưu niệm với thành viên đội thi.
Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức. Được sự hưởng ứng nhiệt tình của các trường đại học, học viện trên cả nước.
Trước khi cuộc thi diễn ra, phát biểu tại buổi "Gặp mặt đoàn cán bộ, viên chức và sinh viên tham gia Hội thi giảng viên nghiệp vụ sư phạm giỏi toàn quốc lần thứ nhất - năm 2020", ngày 10/11/2020, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính nhấn mạnh: "Tham gia hội thi, các thầy cô thay mặt cho toàn thể giảng viên, lan tỏa truyền thống xây dựng và phát triển Học viện Tài chính 58 năm qua, khẳng định về năng lực sư phạm cũng như năng khiếu cá nhân của giảng viên. Không đặt nặng sẽ phải giành giải cao nhất, các thầy cô hãy cố gắng hết sức mình, tự tin và tỏa sáng. Đây còn là cơ hội quý để đội thi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm của đồng nghiệp trong toàn quốc".
ThS. Tạ Đình Hòa, Học viện Tài chính (thứ ba từ phải sang) cùng các cá nhân thuộc các đội thi nhận Bằng khen đạt giải Nhất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Cuộc thi được diễn ra theo 2 khối, 13 đội thuộc khối các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên và 17 đội thuộc khối các cơ sở không đào tạo giáo viên, với tổng số gần 500 giảng viên tham gia thi. Nội dung theo hai hình thức theo đội và cá nhân.
Thi theo đội gồm: (1) Hiểu biết sư phạm (2) Xử lý tình huống sư phạm (3) Tự chọn một nội dung: Chào hỏi hoặc năng khiếu.
Thi cá nhân gồm: (1) Hùng biện (2) Tự chọn một nội dung: Năng khiếu hoặc tư vấn, hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện hoặc thiết kế hoạt động giáo dục.
Các giải của đội thi Học viện Tài chính:
-Giải Nhất toàn đoàn
-Hạng mục thi theo đội: Chào hỏi: Giải Nhì
-Hiểu biết: Giải Ba
-Xử lý tình huống sư phạm: Giải Ba
-Hạng mục thi cá nhân: ThS. Tạ Đình Hòa: Giải Nhất
-TS. Phạm Quỳnh Trang: Giải Nhì
Về đội thi, phần thi chào hỏi giới thiệu đơn vị, đội thi Học viện Tài chính bằng nghệ thuật hát lý kéo chài với điểm nhấn là đọc ráp và màn múa phụ họa đã tái hiện sinh động 58 năm xây dựng và phát triển Học viện Tài chính với những thành tựu to lớn trên mọi mặt. Tiết mục đạt giải Nhì đồng đội. Phần thi hiểu biết sư phạm và xử lý tình huống, Học viện Tài chính đạt giải Ba.
Về phần thi cá nhân, TS. Phạm Quỳnh Trang, thực hiện phần thi hùng biện "Nói với sinh viên năm thứ nhất" và thể hiện bài hát "Thầy giáo mang quân hàm xanh" (sáng tác của Huyền Ngọc) đã đạt giải Nhì. ThS. Tạ Đình Hòa thực hiện phần thi hùng biện "Nói với sinh viên năm cuối" và thể hiện bài hát "Gieo chữ vào Trường Sa" (sáng tác của Đoàn Nguyên Hiếu) đạt giải Nhất. Các phần thi được dàn dựng công phu, vừa thể hiện được tài năng, vừa qua đó thể hiện tâm, tầm của cán bộ, giảng viên Học viện trong sự nghiệp giảng dạy, đưa biết bao thế hệ sinh viên tới bến bờ tri thức.
Các phần thi của đội thi Học viện Tài chính được đánh giá cao và là một trong những đội mạnh nhất của cuộc thi, để lại ấn tượng sâu sắc đối với Ban giám khảo và người xem.
Chung cuộc, Học viện Tài chính đã xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn (khối không đào tạo giáo viên).
Giáo viên chưa đạt chuẩn lo lắng không được dạy chương trình mới Trước quy định của Luật Giáo dục 2019, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn lo lắng không được dạy chương trình mới. Luật Giáo dục 2019 quy định giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo...