Trường THPT Thạch Thành IV chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học
Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, trong những năm qua, Trường THPT Thạch Thành IV (Thạch Thành) không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Lãnh đạo huyện Thạch Thành trao thưởng cho Trường THPT Thạch Thành IV vì có thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi năm học 2021-2022.
Đứng chân trên xã miền núi Thạch Quảng, đối tượng tuyển sinh của Trường THPT Thạch Thành IV chủ yếu học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống tại các xã khó khăn của huyện Thạch Thành. Bằng tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, tập thể lãnh đạo, giáo viên, nhân viên Trường THPT Thạch Thành IV đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dạy học. Để làm được điều đó, hàng năm, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã quán triệt tinh thần chỉ đạo và hướng dẫn của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) về xây dựng kế hoạch, thực hiện quy chế chuyên môn, đoàn kết nhất trí, không ngừng tự học, tự rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn trong đội ngũ cán bộ, giáo viên. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể và phụ huynh học sinh trong việc quản lý, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Đặc biệt, nhà trường đã tổ chức tốt các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong giáo viên và học sinh, các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành giáo dục như “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phát huy hiệu quả vai trò quản lý, tính chủ động của tổ chuyên môn trong thực hiện các hoạt động dạy và học.
Video đang HOT
Xác định rõ phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động trực tiếp đến hiệu quả học tập của học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường, ban giám hiệu Trường THPT Thạch Thành IV luôn khuyến khích, khơi dậy tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới như: Dạy học phân hóa theo năng lực học sinh, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, học theo nhóm, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong mỗi giờ học. Qua đó, giúp cho học sinh không chỉ nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học mà còn hình thành cho các em phương pháp tự học hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các phong trào thi đua chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời chỉ đạo giáo viên và các tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thực hiện hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở tổ theo định kỳ.
Từ các giải pháp, cách làm trên, chất lượng dạy và học của Trường THPT Thạch Thành IV trong những năm qua không ngừng nâng lên. Năm học 2020-2021, 100% học sinh của nhà trường tốt nghiệp THPT, đứng thứ 2 toàn tỉnh; có 57 học sinh đạt số điểm xét tuyển đạt học từ 25 – 28 điểm; tỷ lệ học sinh đậu đại học đạt 97,59%. Ghi nhận những kết quả đạt được, nhà trường được Giám đốc Sở GD&ĐT tặng giấy khen vì có thành tích “Hoàn thành xuất sắc công tác thi tốt nghiệp THPT 2021″. Cũng trong năm học này, nhà trường có 15 sáng kiến kinh nghiệm được ngành GD&ĐT công nhận; 14 cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, được Giám đốc Sở GD&ĐT tặng giấy khen; 1 cán bộ được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen. Trong kỳ thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2021-2022, nhà trường đã đạt 18 giải. Trong đó, có 4 giải nhì, 4 giải ba, 10 giải khuyến khích, xếp thứ 34/100 trường THPT, nằm trong danh sách 6 trường xuất sắc nhất khu vực miền núi.
Thầy giáo Ngô Văn Giang, Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Thành IV, cho biết: Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khuyến khích đội ngũ giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tiếp tục triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua nhằm khích lệ, động viên giáo viên, học sinh có ý tưởng sáng tạo trong dạy và học; đổi mới phương pháp hoạt động của các tổ chức đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chuẩn bị cho các em học sinh tự tin bước vào cuộc sống tự lập… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành địa chỉ tin cậy của học sinh, phụ huynh.
Mường Lay tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non
Nhằm giúp trẻ bậc mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề lĩnh hội kiến thức khi vào bậc tiểu học, Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã Mường Lay (Ðiện Biên) đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường tiếng Việt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non.
Giờ học tiếng Việt của lớp học mầm non ở điểm bản Huổi Min.
Bà Trần Thị Hiếu, Trưởng Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã Mường Lay, cho biết: Với hơn 75% số trẻ bậc mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Thái, H'Mông), cho nên những năm qua, Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã đặc biệt coi trọng bồi dưỡng, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh lứa tuổi này. Với đội ngũ giáo viên bậc mầm non, phòng luôn quan tâm bồi dưỡng năng lực, bố trí hợp lý về các trường. Các cơ sở giáo dục mầm non khuyến khích giáo viên làm đồ dùng học tập bằng những vật dụng thân thuộc với đồng bào địa phương để khi học và chơi giúp học sinh dễ nhớ. Tại các nhà trường đều coi trọng đưa nội dung tăng cường tiếng Việt vào kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo năm học, theo chủ đề/tháng, tuần, ngày. Việc tổ chức tăng cường dạy tiếng Việt cũng được triển khai phù hợp với lứa tuổi theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, hiểu, phát âm và diễn đạt bằng tiếng Việt.
Là một trong những đơn vị có cách làm hiệu quả trong dạy tiếng Việt cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, Trường mầm non Bản Lé, xã Lay Nưa, luôn quan tâm bố trí giáo viên có trình độ chuyên môn là người địa phương hoặc giáo viên thạo tiếng đồng bào dân tộc thiểu số làm công tác chủ nhiệm lớp để hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập. Ðội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường luôn nỗ lực dành thời gian xây dựng các tiết học chuyên biệt dành cho từng nhóm học sinh còn hạn chế về tiếng Việt. Các tiết học ngoại khóa cũng được tổ chức gắn với nội dung học tiếng Việt giúp trẻ học mọi lúc, mọi nơi, học mà chơi và chơi mà học. Theo cách làm đó, hầu hết trẻ mầm non của Trường mầm non Bản Lé đã nhận biết, phát âm chuẩn theo bộ chữ cái tiếng Việt và có kỹ năng cơ bản trước khi vào lớp 1.
Cô giáo Trần Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường mầm non Bản Lé, cho biết: Năm học 2021-2022, toàn trường có 221 trẻ thì có tới 219 (99,1%) trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng bốn điểm lớp học ở bốn bản gồm: Hua Huổi Luông, Hua Nậm Cản, Bản Lé, Bản Mo đều có 100% trẻ là con em đồng bào dân tộc Thái, H'Mông. Trước khi đến lớp, đa phần trẻ rất ít tiếp xúc, giao tiếp với môi trường bên ngoài cho nên tiếng Việt còn hạn chế. Hiểu được thực trạng đó và bám sát phương châm "không để ngôn ngữ trở thành rào cản đối với học sinh", Ban Giám hiệu nhà trường đã lựa chọn giáo viên là người dân tộc Thái phân công chủ nhiệm lớp học ở điểm bản có đồng bào Thái giáo viên dân tộc H'Mông làm chủ nhiệm ở điểm bản của đồng bào dân tộc H'Mông để dạy học theo phương pháp song ngữ. Thường xuyên động viên, hướng dẫn giáo viên coi trọng phát triển kỹ năng tiếp cận tiếng Việt cho trẻ, nhất là trẻ 5 tuổi khuyến khích giáo viên làm đồ dùng học tập từ vật dụng sẵn có ở địa phương, để trẻ thuận tiện khi học. Theo cách đó, chất lượng học tập của học sinh nhà trường đã ngày càng tốt hơn.
Tại lớp học mầm non ở bản Huổi Min (thuộc Trường mầm non Ðồi Cao, phường Sông Ðà), chúng tôi được chứng kiến giờ học tiếng Việt khá thú vị của cô và trò nơi đây. Say sưa giới thiệu tên gọi, đặc điểm của các loại rau, quả: bắp ngô, quả bí, quả đào, cây rau bắp cải... cho học sinh bằng tiếng Việt, cô giáo Lưu Thị Hương còn tận tình chỉ bảo học sinh cách phân biệt mầu sắc, hình khối của từng loại rau, quả. Với một số học sinh hoàn toàn chưa biết tiếng Việt, cô Hương đã gọi tên từng loại quả bằng tiếng dân tộc H'Mông, sau đó cô đọc lại bằng tiếng Việt để các em hiểu, đọc theo. Quan sát trong lớp học, chúng tôi còn thấy nhiều đồ dùng, đồ chơi cũng được gắn tên bằng tiếng Việt, tiếng H'Mông. Trò chuyện với chúng tôi, cô giáo Lưu Thị Hương cho biết: Ðiểm trường Huổi Min có 19 trẻ là con em đồng bào dân tộc H'Mông. Ðể giúp các em làm quen với tiếng Việt thuận lợi, giáo viên đã làm mô hình cửa hàng, gồm: rau, củ, quả và một số vật dụng thân thuộc với đời sống hằng ngày của bà con dân tộc H'Mông, sau đó hằng ngày cho các em chơi bán hàng, nấu cơm. Trên mỗi vật dụng cô giáo đều viết tiếng Việt giúp trẻ dễ nhớ, dễ học.
Nhờ linh hoạt triển khai các biện pháp bố trí giáo viên, phương pháp giảng dạy phù hợp tập quán, nhận thức của học sinh từng địa bàn, nhiều năm liền Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã Mường Lay luôn dẫn đầu khối các địa phương có 100% trẻ bậc mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số ở thị xã Mường Lay ra lớp luôn đạt hơn 99,8% trẻ dần mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em của thị xã nói chung và chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói riêng.
Tiếp sức cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số Đa phần học sinh Trường THCS Ô Lâm (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là con em đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, có cuộc sống khó khăn, nguy cơ bỏ học giữa chừng cao. Ngoài nguồn lực được phân bổ, nhà trường hỗ trợ điều kiện học tập, tiếp sức cho các em thêm động lực, nuôi dưỡng...