Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội): Phát huy truyền thống, vững bước tương lai
Gần 50 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Phan Đình Phùng luôn giữ vững chất lượng giáo dục, khẳng định vị thế của mình trong khối THPT Thủ đô.
Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, thoáng mát.
Cũng từ mái trường THPT Phan Đình Phùng , nhiều học sinh của Nhà trường nay đã trở thành nhà khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư…
Chặng đường vẻ vang
Trường THPT Phan Đình Phùng thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là Trường Phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng. Năm học đầu tiên khi mới thành lập trường chỉ có 16 lớp gồm 10 lớp 8, 6 lớp 9 (tương đương 10, 11 hiện nay) với một tâm trạng vô cùng phấn khởi, hồ hởi nhưng cũng đầy băn khoăn, trăn trở. Có lớp, có trường, có học sinh nhưng cơ cở vật thiếu thốn đù bề.
Đặc biệt, ở thời điểm này cả nước đang oằn mình trong khói lửa chiến tranh, thủ đô Hà Nội là địa điểm đánh phá ác liệt của kẻ địch. Thầy và trò nhà trường đã chắc tay bút, vững tay súng, vừa học tập vừa tham gia đánh trả các cuộc không kích của máy bay địch. Hòa bình lập lại, đến năm 1976, 24 giáo viên của trường theo lời kêu gọi của Đảng, nhà nước lần lượt vào Nam hỗ trợ cho các trường vùng mới giải phóng.
C ô giáo Nguyễn Thị Nhâm Huyền – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng.
Với lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, các thế hệ giáo viên nhà trường đã gác lại những khó khăn trước mắt, quyết tâm vững bước trên mặt trận giáo dục để đạt được những thành tích vô cùng tự hào.
Cung như một số trương THPT khac trên địa ban thành phố, sư phat triên cua trương THPT Phan Đình Phùng trải qua không it thăng trầm, nhập rồi tach.
Tháng 9/1977, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trường phổ thông cấp 3 Hoàng Diệu (học buổi chiều) dùng chung địa điểm với Trường phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng (học buổi sáng). Năm 1996, thành phố có chủ trương sáp nhập các trường cùng địa điểm nên hai trường được sáp nhập lại thành trường mới mang tên THPT Phan Đình Phùng như hiện nay.
Video đang HOT
Gần 50 năm qua, nhà trường đã không ngừng thay da đổi thịt, tạo ra những bứt phá về mọi mặt. Cùng với sự nỗ lực của biết bao thế hệ thầy và trò đã làm rạng danh mái trường vinh dự mang tên chí sĩ yêu nước Phan Đình Phùng.
Từ chỗ cơ sở vật chất còn đơn sơ, nay trường đã có cơ ngơi khang trang, sạch đẹp và hiện đại. Diên tich khuôn viên nhà trường hiện là 11.685m2, 30 phong học, 6 phong bộ môn, 2 phong học tin, 100 máy tính, 2 phong nghe nhin 1 phong truyền thống, 1 phong thư viện, 1 day nha để xe, nhà thể chất 600m2, 1 sân bóng rổ đạt chuẩn, 1 sân tập thể thao, các phòng học có máy chiếu, âm thanh…
Các trang thiết bị dạy học đảm bảo cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đồng thời đảm bảo theo quy chuẩn của trường THPT chuẩn quốc gia, tiến tới vươn tầm quốc tế.
Xây dựng trường chất lượng cao
Cô giáo Nguyễn Thị Nhâm Huyền, Hiệu trưởng Nhà trường phấn khởi cho biết: Những năm học qua, cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường không ngừng thi đua ” Dạy tốt, học tốt “, nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện.
Kết thúc năm học 2019 – 2020, nhà trường có gần 99% học sinh có học lực khá giỏi, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%. Số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học uy tín tăng dần qua từng năm và có nhiều năm trong top dẫn đầu khối các trường THPT của thành phố. Đặc biệt, tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, học sinh của nhà trường – em Nguyễn Như Đức Minh lớp 11A1 lọt vào vòng thi quý III năm 2020.
Chất lượng giáo dục được khẳng định trong Khối trường THPT của Thủ đô.
Trường THPT Phan Đình Phùng là cái nôi bồi dưỡng, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Đức – Trí – Thể – Mỹ. Tại các cuộc thi học sinh giỏi, thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (SV.STARUP), thi Khoa học kĩ thuật hay các hoạt động thể thao nhà trường đều cử học sinh tham dự và đạt nhiều thành tích cao.
Việc dạy và học ngoại ngữ tiếp tục được triển khai tốt ở khối Liên kết quốc tế (có 12 lớp học IELTS, 3 lớp học tiếng Nhật). Kết quả thi chứng chỉ ngoại ngữ Quốc tế 3 lớp tiếng Anh thi IELTS năm học 2019-2020 có 88,5% học sinh đạt IELTS 5.5 trở lên trong đó 38,9% từ 6.5 trở lên; Lớp tiếng Nhật có 36/39 HS chiếm 92,3% có N5 trở lên hoặc IELTS từ 5.5 trở lên. Với kết quả trên, phần lớn học sinh đủ điều kiện ưu tiên xét tuyển vào nhiều trường Đại học công lập top đầu, xin học bổng các trường quốc tế hoặc vào năm thứ hai của các khoa Liên kết quốc tế.
Các hoạt động tham quan trải nghiệm, hoạt động nhân đạo từ thiện,… được tổ chức thường niên đã bồi đắp cho học sinh những phẩm chất cơ bản của một công dân toàn cầu trong thời kì hiện đại.
Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Phan Đình Phùng đã đào tạo trên 30.000 học sinh và đóng góp cho quê hương đất nước nhiều công dân ưu tú đang công tác trong các cơ quan đảng, chính quyền, các tổ chức, cơ quan, trường học, các doanh nghiệp trên mọi miền của tổ quốc. Cho đến nay, được bước vào cánh cửa trường Phan Đình Phùng luôn là niềm mơ ước, hãnh diện của rất nhiều thế hệ học sinh thủ đô.
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhâm Huyền nhấn mạnh: Năm 2020 trường được cấp chứng nhận “Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3″. Trường đang thực hiện đề án xây dựng Trường THPT Phan Đình Phùng theo mô hình chất lượng cao. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp giảng được nhà trường quan tâm và thực hiện.
Nhà trường đặt mục tiêu sẽ tiếp tục phấn đấu, xây dựng một môi trường học tập mở, tiếp cận với các phương pháp chương trình giáo dục tiên tiến thông qua việc hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế. Cùng với đó, trường sẽ chủ động xây dựng chương trình giáo dục khoa học, phát huy tốt nhất tiềm năng của học sinh.
Với sự quan tâm của UBND, Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội, các lực lượng xã hội và cha mẹ học sinh là động lực mạnh mẽ để cô và trò trường THPT Phan Đình Phùng quyết tâm phấn đấu, nỗ lực hơn nữa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đóng góp vào thành công chung của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô.
Dạy kỹ năng phòng cháy, cứu nạn - thực nghiệm cũng phải an toàn
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nên dạy trẻ về kĩ năng sinh tồn trước khi dạy chữ. Bởi vậy, việc dạy kiến thức và kỹ năng cho HSSV về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là rất cần thiết.
Việc trang bị kỹ năng PCCC, CNCH cho học sinh là rất cần thiết
Trang bị kỹ năng cho tất cả các cấp học
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (PCCC, CNCH) vào chương trình giảng dạy, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục.
Mục đích nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên các quy định phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đồng thời hình thành và rèn luyện cho học sinh, sinh viên, học viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, viên chức, nhân viên trong các cơ sở giáo dục các kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Dự thảo đề ra thời lượng giáo dục kiến thức và kỹ năng về PCCC, CNCH đối với học sinh từ bậc mầm non đến sinh viên đại học, cao đẳng. Đặc biệt, từ lứa tuổi mầm non, trẻ được dạy chủ yếu cách nhận biết nguồn nguy hiểm; một số tai nạn thương tích do nguồn điện, nguồn nhiệt gây ra; cách thoát thân và báo cho người lớn khi xảy ra sự cố cháy, nổ.
Ở bậc tiểu học và THCS, học sinh sẽ tiếp tục được học kỹ hơn về một số nguyên nhân cháy thường gặp, cách thoát hiểm, cách phòng cháy, cách xử lý các đám cháy vừa bùng phát. Với bậc THPT và tương đương, học sinh sẽ được học một số cách kiểm soát an toàn khi chữa cháy; kỹ năng cơ bản tìm kiếm và sơ cứu nạn nhân; sử dụng được các vật dụng chữa cháy.
Riêng với bậc cao đẳng, đại học sẽ được dạy cách kiểm soát an toàn khi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cách thoát hiểm từ trên cao, dưới nước, từ phương tiện giao thông. Đặc biệt là nắm bắt cách sử dụng các phương tiện chữa cháy khác nhau, sẵn có tại hiện trường để xử lý ngọn lửa.
Để đảm bảo lượng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, thoát hiểm được truyền tải tốt đến HSSV, thông tư cũng đề ra các phương pháp giảng dạy lồng ghép với các hoạt động hằng ngày của trẻ (lứa tuổi mầm non). Hoặc lồng ghép trong nội dung các bài của môn học chính khóa, qua các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống (lứa tuổi tiểu học, THCS, THPT và tương đương).
Đặc biệt, với bậc trung cấp, cao đẳng, đại học sẽ lồng ghép trong các môn học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa; phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức hoạt động đào tạo, thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các trường.
Đảm bảo an toàn trong hoạt động thực nghiệm
Cho rằng việc ban hành thông tư là cần thiết, TS Vũ Thu Hương - ĐH Sư phạm Hà Nội - nhận định: Trẻ em cần sống trước khi cần học, cho nên chương trình PCCC, CNCH cần học đầu tiên. Nếu chỉ dạy qua chương trình ngoại khóa, chương trình học thêm thì các thầy cô nếu cần thì sẽ dạy, còn nếu không cần hoặc gặp áp lực bởi các bài học khác thì sẽ bỏ qua. Điều này sẽ dẫn đến nguy hiểm.
Bà Đỗ Thị Bảy- Phó hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho biết: Trên địa bàn Hà Nội còn nhiều trường học, cơ sở giáo dục không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Bởi vậy, việc chủ động phòng ngừa, không chủ quan ngay tại nhà trường là điều cần làm để ngăn chặn các sự cố cháy nổ có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho học sinh.
Chương trình PCCC, CNCH được đưa vào chương trình học chính khóa là cần thiết. Đối với bậc học THPT, học sinh sẽ có 15 tiết học mỗi năm, gồm 10 tiết lí thuyết và 5 tiết thực hành. Nhà trường dự kiến sẽ lồng ghép nội dung này trong chuyên đề hướng nghiệp, chuyên đề dưới sân trường hoặc hoạt động ngoại khóa, các chuyên đề CLB cho phù hợp hơn.
Cụ thể, học sinh lớp 10 sẽ được học một số kiến thức cơ bản về PCCC, CNCH. Hướng dẫn sử dụng một số phương tiện chữa cháy ban đầu, thao tác một số nội dung sơ cấp cứu ban đầu (ga rô cầm máu, băng bó vết thương).
Học sinh lớp 11 sẽ được giới thiệu một số chất chữa cháy; hướng dẫn sử dụng một số phương tiện chữa cháy, CNCH ban đầu; một số kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu người bị nạn; khái niệm, mục đích, nguyên tắc của sơ cấp cứu, một số kiến thức sơ cấp cứu: Hô hấp nhân tạo, ga rô cầm máu, băng bó vết thương, sơ cứu người bị bỏng.
Học sinh lớp 12 sẽ được giới thiệu một số văn bản pháp luật quy định về PCCC và CNCH; trách nhiệm PCCC và CNCH; giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một số phương tiện chữa cháy, CNCH ban đầu; một số kiến thức sơ cấp cứu như hô hấp nhân tạo, ga rô cầm máu, băng bó vết thương, sơ cứu người bị bỏng.
Bày tỏ sự đồng tình với việc cần trang bị kỹ năng PCCC, CNCH như một kỹ năng sống cho HSSV, ông Phan Huy Chính- Hiệu trưởng trường THPT Vạn Xuân (Hà Nội) cho biết: Việc đưa chương trình PCCC, CNCH lồng ghép vào giảng dạy, hoạt động giáo dục của nhà trường sẽ giúp trang bị cho HSSV kỹ năng mềm về PCCC và thoát hiểm khi gặp các sự cố cháy, nổ xảy ra.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn khi hướng dẫn, dạy kỹ năng phòng cháy, thoát hiểm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tai nạn đáng tiếc tại một trường mầm non tại tỉnh Hà Nam khi cô giáo dạy học sinh về PCCC nhưng lại để ngọn lửa cháy bùng khiến 3 trẻ nhập viện là bài học đắt giá khi tổ chức các hoạt động này.
Do đó, nhiều thầy cô giáo đề xuất, khi dạy kỹ năng phòng cháy cho học sinh nhỏ tuổi cấp mầm non và tiểu học, chỉ nên dùng mô hình, thiết bị mô phỏng. Hoặc trong những giờ thực hành dù có hay không ngọn lửa thật, cũng nên phối hợp với công an địa phương cử cán bộ chuyên môn xuống hướng dẫn để đảm bảo an toàn.
Chia sẻ bất ngờ của nữ sinh vượt khó dành điểm 10 môn Lịch Sử Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, em Nguyễn Thị Hoài Phương, trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh) đã đạt được điểm 10 môn Lịch Sử. Phương đăng ký nguyện vọng vào trường Học viện Cảnh sát Nhân dân để giảm bớt gánh nặng học tập bởi gia đình em có hoàn cảnh khó khăn. Vượt khó học giỏi Trong...