Trường THPT công lập thu học phí cao: Liệu có gây bất công trong giáo dục?
Các nhà giáo dục cho rằng, nên cho một số trường THPT công lập ở Hà Nội được tự chủ và nên có quy định học phí không quá con số nào đó, vừa giảm bớt áp lực kinh tế cho nhà nước, vừa đảm bảo phần lớn các gia đình theo được.
Thông tin một số trường THPT tốp đầu của Hà Nội là Chu Văn An, Kim Liên và Phan Đình Phùng sẽ chuyển sang mô hình trường chất lượng cao (CLC) , thu học phí cao vừa qua khiến không ít phụ huynh, các nhà giáo dục thấy băn khoăn và có ý kiến trái chiều.
Thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, đã đề xuất với UBND TP.Hà Nội về việc chuyển các trường này theo hướng mô hình trường CLC và giao cho chính các trường xây dựng đề án để trình. Hiện nay UBND TP.Hà Nội chưa phê duyệt các đề án này.
Trả lời báo chí, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, đơn vị này đang trình UBND TP.Hà Nội ban hành nghị quyết theo hướng không làm CLC toàn bộ mà chỉ thực hiện CLC một phần. Có nghĩa, khi thực hiện, năm đầu tiên tuyển sinh, HS lớp 10 sẽ thực hiện mô hình CLC, thu học phí theo mô hình này. Những lớp trên như lớp 11, 12 đang học theo chương trình đại trà, nếu phụ huynh không đồng tình vẫn tiếp tục học và thu học phí theo Nghị định 86 như hiện nay.
Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đồng thời là thành viên Ban Soạn thảo luật Giáo dục 2019, cho rằng, cơ sở công lập mà cho phép cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao, thu tiền cao là vô lý ở chỗ: đã được nhà nước cấp đất, xây trường, đầu tư trang thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, trả lương cho đội ngũ… mà lại thu học phí cao của dân là không ổn. Như vậy là dùng ngân sách nhà nước để kinh doanh.
Nếu các trường THPT tốp đầu của Hà Nội là Chu Văn An, Kim Liên và Phan Đình Phùng chuyển sang mô hình trường chất lượng cao, thu học phí cao thành hiện thực thì sao?
Dưới đây là ý kiến của các nhà giáo, các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục về vấn đề này:
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM: “Việc này dễ gây hiểu nhầm”
Mô hình tự chủ cũng có cái hay là các trường tự hoạch toán tài chính cho mình. Chủ động trong nguồn thu và chi điều này cho phép các trường chủ động hơn trong các kế hoạch và chương trình hoạt động giáo dục. Đây là xu thế tất yếu để các trường đầu tư và phát triển. Cơ chế xin cho, chờ đợi ngân sách cũng có những hạn chế đó là chờ đợi.
Video đang HOT
Thời gian lâu mà phải chờ đợi thủ tục, duyệt chi cũng đẩy các trường ở thế bị động và khó khăn cho hoạt động của trường.
Tuy nhiên, việc này dễ gây hiểu nhầm nếu để các trường tự thu và nâng học phí quá cao khiến cho một số gia đình khó khăn trong việc đảm bảo tài chính cho con, em. Thật ra, thu học phí cũng đều phải được sự chấp thuận và định mức khung cho phép của Ủy Ban nhân dân. Nên vấn đề này đảm bảo việc thu học phí và tự chủ của các trường đảm bảo trong khung cho phép. Nên tôi không phản đối chủ trương này.
Vấn đề là cần có sự giám sát, thanh kiểm tra để trành tình trạng lạm thu. Đảm bảo chủ trương đúng đắn của chính sách.
Thầy Đào Tuấn Đạt- Hiệu trưởng trường THPT Anxtanh, Hà Nội: Còn nhiều băn khoăn?
Theo luật giáo dục thì chỉ tồn tại 2 khu vực là trường công và trường tư. Loại hình công lập tự chủ tài chính được hiểu đúng bản chất là gì?
Khu vực công phải tiến tới không thu học phí. Khu vực tư thu học phí có hỗ trợ của nhà nước. Còn tỷ lệ công – tư do nhà nước ấn định. Bố mẹ học sinh đều đóng thuế cho nhà nước. Giờ đi học trường công vẫn nộp học phí cao thì có gì đó vẫn băn khoăn?
Thầy Nguyễn Quốc Bình – nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội: Việc nên làm
Tôi ủng hộ với chủ trương một số trường THPT top trên của Hà Nội sẽ chuyển sang mô hình trường chất lượng cao, thu học phí cao.
Việc chuyển sang mô hình này sẽ đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh: “Ở đây cha mẹ học sinh phải đóng tiền học phí cao hơn cho con em mình để được học ở môi trường tốt hơn so với ở mức học phí hiện nay.
Hiện các trường công lập được nhà nước đầu tư trang thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, trả lương cho đội ngũ giáo viên nhưng cũng chỉ ở mức độ nào đó. Còn việc nếu chuyển sang mô hình chất lượng cao thì có thêm nguồn tiền để chi cho các hoạt động khá đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng nâng cao của học sinh.
Tuy nhiên, theo tôi, nếu có sự chuyển đổi mô hình sẽ nảy sinh những bất cập mà xã hội sẽ quan tâm, đó là có một bộ phận học sinh học giỏi nhưng sẽ không được học ở trường mà trước đây lẽ ra các em có thể được học vì học phí như hiện nay.
Theo tôi những em học giỏi nhưng điều kiện gia đình không có tài chính học thì ngành giáo dục, thành phố Hà Nội phải có cơ chế về học bổng, hỗ trợ cho các em học giỏi có thể vẫn có thể thực hiện quyền học tập của mình, không sợ có sự bất công.
Khi đã thu học phí cao thì tăng chất lượng giáo dục cũng phải tăng theo. Không có chuyện đóng học phí cao không tương xứng với chất lượng.
TS Vũ Thu Hương: Sẽ giúp các trường top dưới nếu muốn cạnh tranh
Tôi ủng hộ việc chuyển đổi mô hình trường như thế sẽ giảm áp lực kinh phí cho nhà nước. Đây là điều nên làm. Không nên lúc nào cũng trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước. Người dân Việt Nam ở các vùng thành phố lớn thì không phải là quá nghèo.
Quan điểm của tôi, các gia đình cho con học ở các trường THPT top cao chủ yếu tìm cách vào trường vì danh tiếng của trường chứ không phải vì nghèo, không có khả năng đóng học phí.
Hơn nữa, điều này cũng sẽ giúp các trường top dưới nếu muốn cạnh tranh thì vươn canh tranh dễ dàng hơn về chất lượng.
Theo tôi, nên cho một số trường THPT công lập được tự chủ và nên có quy định học phí không quá con số nào đó, vừa giảm bớt áp lực kinh tế cho nhà nước, vừa đảm bảo phần lớn các gia đình theo được.
Bà Hương cho rằng, khi đã thu học phí, các trường sẽ không thể lạm thu. Ngoài ra, khi thu học phí rồi, chất lượng giảng dạy sẽ được chú trọng hơn để khỏi bị mất uy tín.
Tại sao không cho phép 1 số trường chuyển đổi mô hình mà cứ chỉ vì 1 vài gia đình khó khăn không thể đóng học phí mà cứ giữ nguyên mọi thứ như thời mới giải phóng? Tư tưởng bao cấp sẽ gây ra nhiều tiêu cực chứ không phải là việc thu phí gây ra tiêu cực…
Trường THPT tốp đầu Hà Nội sẽ tự chủ tài chính, thu học phí cao?
Nhiều phụ huynh Hà Nội lo lắng về thông tin các trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa), THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình) sắp tới sẽ chuyển sang mô hình chất lượng cao tự chủ tài chính, kèm theo mức thu học phí tăng cao.
Chia sẻ với VietNamNet , lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định, thông tin này là không đúng. Do đó, các trường vẫn sẽ triển khai dạy học và thu học phí như hiện nay, phụ huynh không nên hoang mang, lo lắng.
Trước những thông tin này, Trường THPT Kim Liên và Trường THPT Phan Đình Phùng cũng đã có thông báo khẳng định hiện nay, UBND TP và Sở GD-ĐT Hà Nội chưa phê duyệt chuyển đổi sang mô hình trường chất lượng cao tự chủ tài chính. Do đó, mức học phí chưa có sự thay đổi.
Cụ thể, các trường này cho hay, năm học 2020 - 2021, vẫn sẽ hoạt động theo mô hình trường công lập với mức thu học phí theo đúng quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ là 217.000 đồng/tháng/học sinh ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 và duy trì trong những năm học tiếp theo.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Các trường này cũng cho hay, trong những năm tiếp theo, nếu được phê duyệt, thì nhà trường cũng sẽ thực hiện lộ trình bắt đầu từ các lớp 10 mới. Cùng đó, sẽ công khai thông tin về mô hình, học phí,... trong thông báo tuyển sinh để phụ huynh, học sinh biết qua đó lựa chọn đăng ký vào trường hay không. Các lớp 11, 12 ở thời điểm đó vẫn tiếp tục thực hiện theo mô hình đại trà với mức học phí theo quy định.
Trên thực tế, ngày 19/2/2019, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND về việc triển khai thực hiện nâng mức tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TP Hà Nội giai đoạn 2018-2021.
Theo kế hoạch, sẽ phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 - 2015.
Trước kế hoạch được đề ra, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Sở GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất chuyển đổi mô hình cơ sở giao dục công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao hoặc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các trường theo hướng mô hình chất lượng cao.
Hiện nay, Hà Nội có 2 trường THPT công lập hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao tự chủ tài chính là THPT Phan Huy Chú và THPT Lê Lợi.
Trường THPT Kim Liên thông báo gì về thông tin chuyển đổi mô hình trường chất lượng cao Năm học 2020 - 2021, Trường THPT Kim Liên vẫn hoạt động theo mô hình trường công lập với mức thu học phí 217.000 đồng/ tháng. Những năm tiếp theo, nếu được phê duyệt đề án trường chất lượng cao, nhà trường sẽ thực hiện lộ trình bắt đầu từ lớp 10 mới. Trường THPT Kim Liên Trước những thông tin liên quan...