Nơi học sinh được trả lương khi đến trường
Tại ngôi trường này, đứa trẻ lớn sẽ dạy cho đứa trẻ bé hơn. Chúng được trả lương bằng tiền. Khi học sinh tiến bộ, mức lương sẽ tăng lên. Phương châm trường đưa ra khi thực hiện phương pháp này là: “Học nhiều hơn để kiếm được nhiều hơn”.
Mang rác thải đến trường để trả học phí
Trường Akshar là một trường học ở Đông Bắc Ấn Độ – nơi từng được biết tới khi có cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề rác thải nhựa , đó là yêu cầu học sinh nộp rác thải thay vì học phí.
Người thành lập ra ngôi trường này là Mazin Mukhtar (32 tuổi), một người Mỹ gốc Phi và vợ anh, Parmita Sarma (30 tuổi). Đây là nơi cung cấp một nền giáo dục tốt cho trẻ em trong khu vực – những đứa trẻ có cha mẹ đang phải làm việc vô cùng vất vả trong các mỏ đá địa phương để kiếm được 3 đô la mỗi ngày.
Nhiều trẻ em nơi đây cũng phải làm việc trong các mỏ đá để giúp đỡ gia đình. Do đó, một trong những khó khăn mà Mazin Mukhtar và Parmita Sarma gặp phải là thuyết phục người dân địa phương cho con đi học.
Học sinh mang rác thải đến trường thay học phí
Để thu hút đông đảo học sinh tới trường, đồng thời giảm thiểu việc đốt rác thải nhựa , Mazin Mukhtar đã tạo ra một mô hình học tập đặc biệt: thay thế học phí bằng rác thải nhựa.
Anh cho biết: ‘Khi chúng tôi yêu cầu phụ huynh gửi đồ nhựa cho con cái họ đem đến trường, hầu như không mấy ai chấp hành. Họ thích đốt nhựa ở nhà hơn. Vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ bắt đầu tính phí. Các khoản phí mà họ phải trả bằng tiền mặt đều có thể dùng rác thải nhựa để thay thế.
Chính sách học phí này nhanh chóng khiến phụ huynh tuân thủ 100%. Họ cũng đã ký cam kết ngừng đốt rác thải nhựa. Từ đó, mỗi sáng, học sinh ở làng Pamohi của Assam lại đến trường, trên tay cầm theo một túi rác thải nhựa.
Khuôn viên trường học cũng được thiết kế trung tâm tái chế riêng – nơi tất cả rác thải do học sinh thu gom được sẽ chuyển thành vật liệu xây dựng. Các túi nylon được nhét bên trong chai nhựa và biến thành gạch sinh thái dùng cho các dự án xây dựng. Một trong những cách trẻ em sử dụng những viên gạch này là xây dựng bồn hoa trong sân trường.
Các túi nylon được nhét bên trong chai nhựa và biến thành gạch sinh thái dùng cho các dự án xây dựng.
Tại đây, học sinh không chỉ được học những kiến thức trên sách vở mà còn được dạy nghề. Chúng còn được dạy cách lắp đặt các tấm pin mặt trời và tham dự các xưởng mộc, tham gia vào việc giáo dục cộng đồng về tất cả những nguy hiểm của việc đốt rác thải nhựa.
Parmita Sarma cho biết: “Chúng tôi cố gắng mỗi ngày dạy học sinh có trách nhiệm với môi trường xung quanh và phấn đấu để cải thiện môi trường sống. Giờ đây, những đám khói độc hại từ việc đốt nhựa đã giảm đáng kể”.
“Học nhiều hơn để kiếm được nhiều hơn”
Trước tình trạng nhiều đứa trẻ nghỉ học đi kiếm tiền phụ giúp gia đình tại các mỏ đá, Parmita Sarma đã nghĩ ra cách để giảm lao động trẻ em, đó là để những đứa trẻ lớn dạy kèm cho những đứa trẻ bé hơn. Đổi lại, chúng được trả bằng tiền có thể dùng để mua đồ ăn nhẹ, quần áo, đồ chơi và giày dép tại các cửa hàng địa phương.
“Khi học sinh tiến bộ trong học tập, mức lương sẽ được tăng lên. Phương châm của chúng tôi khi đưa ra phương pháp này là: ‘Học nhiều hơn để kiếm được nhiều hơn’”, Parmita Sarma nói.
Cứ thế, từ 20 học sinh ban đầu, Trường Akshar hiện đã có 7 giáo viên quản lý và 110 trẻ em từ 4 đến 15 tuổi. Trường cũng không có học sinh bỏ học trong vài năm qua.
Những đứa trẻ lớn hơn giờ đây có thể kiếm khoảng 60-70 đô la hàng tháng tùy thuộc vào công việc được giao. Nhiều học sinh thậm chí đã mua được điện thoại di động từ số tiền kiếm được, điều mà cha mẹ chúng vẫn không đủ khả năng làm.
Tại ngôi trường này, đứa trẻ lớn sẽ dạy cho đứa trẻ bé hơn.
Từ những nỗ lực của vợ chồng nhà Mukhtar, học sinh giờ đây cũng đã ý thức hơn trong việc nhận thức về môi trường và sức khỏe . Và cũng chính những đứa trẻ đã giúp bố mẹ mình hiểu thêm về những tác hại này.
Sompa Boro, một phụ huynh của trường cho biết: “Chúng tôi từng cho 2 con theo học tại một ngôi trường khác và đã rất vất vả để trả học phí. Rất may, Trường Akshar đã chấp nhận lũ trẻ và chúng tôi rất hài lòng với loại hình giáo dục này. Trường Akshar đã giúp chúng tôi suy nghĩ khác biệt và thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực “.
Mukhtar và Sarma hiện đã ký kết với chính quyền để triển khai mô hình Akshar tại 5 trường học của chính phủ. Cả hai đều cảm thấy hạnh phúc với những gì họ tâm huyết đã được xã hội đón nhận.
“Bọn trẻ đang học những điều mới mỗi ngày. Chúng thích đến trường đến nỗi không muốn có bất kỳ ngày nghỉ nào trong tuần”, cô Parmita Sarma nói.
Cơ hội học nghề và việc làm trong thế giới mới
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã cho thấy, những cấp bách về sự thay đổi xu hướng việc làm. Đây là những thách thức gắn liền với cơ hội về nghề nghiệp mới.
Tự động hóa là nghề đang nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh.
Kỹ năng học tập suốt đời
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT chia sẻ: Dịch Covid được xem là "bước ngoặt" trong tiến trình của nhân loại. Các tổ chức tài chính thế giới đánh giá, Covid có thể "thổi bay" thành tựu của nhân loại đã làm được trong hàng chục năm qua. Đây là thảm họa không chỉ cướp đi cuộc sống của con người mà còn ảnh hưởng rất xấu đến xã hội và nền kinh tế. Thế giới đã thay đổi và không quay trở lại, điều đó có nghĩa là tương lai trở nên vô định, đến mức chỉ trong 10 năm nữa sẽ có 85% công việc trên thế giới chưa được phát kiến.
Covid có thể đặt 50% nguồn nhân lực toàn cầu vào tình trạng mất việc làm. Thực tế mới có thể không cho phép thực hiện phương thức tương tác trực tiếp như hiện nay. Với sự thay đổi nhanh chóng này, khái niệm đi xin việc gần như sẽ không còn và học sinh, sinh viên sẽ phải đặt mình vào tư thế tạo nên công ăn việc làm.
Đây là thách thức gắn liền với cơ hội mới, sự khác biệt của trạng thái bình thường mới, đòi hỏi phải an toàn với dịch bệnh và một cách làm việc khác. Giới trẻ sẽ có ưu thế trong việc tiếp cận với tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Điện toán đám mây... Những sản phẩm mới được sáng tạo hầu hết sẽ liên quan đến công nghệ thông minh. Đây là những cơ hội đi vào một thế giới mới.
Cơ sở giáo dục và đào tạo phải đào tạo để sinh viên ra trường là những người có tư duy sáng tạo. Trong tương lai, nhiều kỹ năng mềm sẽ đi cùng suốt cuộc đời, vì vậy, không thể đào tạo để làm những công việc của ngày hôm nay, mà phải đào tạo những kỹ năng gắn liền với cả cuộc đời đó là những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện, ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công cụ số và kỹ năng quan trọng hàng đầu là học tập suốt đời.
Xu hướng tự động hóa và số hóa
Chia sẻ với các bậc phụ huynh và các em học sinh về những cơ hội lựa chọn ngành nghềtương lai, TS Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tác động của cuộc CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế, xu hướng cụ thể là tự động hóa, điện tử hóa, số hóa... Chỉ thị số 24 của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/5 đã khẳng định rõ điều này, để tranh thủ thời cơ dân số vàng, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế đã khuyến cáo Việt Nam cần tập trung đặc biệt vào phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, phát triển giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT và các địa phương đang tạo nhiều cơ chế, chính sách hướng nghiệp, phân luồng để tăng gấp đôi quy mô học giáo dục nghề nghiệp trong vài năm tới để đáp ứngnhu cầu nhân lực có trình độ kỹ thuật cao cho thị trường lao động đang ngày càng phát triển.
Về công tác tuyển sinh các hệ cao đẳng, trung cấp, năm nay vẫn tiếp tục tạo cơ hội thuận lợi tối đa cho các em học sinh ở cả 3 giai đoạn. Đó là tìm hiểu thông tin về trường, nghề, phân tích rõ vị trí việc làm của nghề, cơ hội việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp, chi phí học tập. Thủ tục nộp hồ sơ tuyển sinh đơn giản, tiện lợi với các hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Các chương trình đào tạo bảo đảm cho học sinh sinh viên có đủ năng lực làm việc ngay sau tốt nghiệp.
Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng cho rằng, đối với các bạn trẻ, con đường nào cũng có thể dẫn đến thành công nếu phù hợp với đam mê, năng lực của bản thân, phù hợp với điều kiện gia đình và nhất là phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Nếu muốn sớm tham gia thị trường lao động mà không mất nhiều thời gian và chi phí nên lựa chọn học cao đẳng, trung cấp với chương trình đào tạo linh hoạt, có thể vừa học vừa làm.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong năm 2019 có trên 85% học sinh, sinh viên trung cấp, cao đẳng có việc làm ngay sau tốt nghiệp với thu nhập bình quân từ 6 - 8 triệu/tháng, nhiều ngành nghề 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay với mức thu nhập cao, thậm chí hàng chục triệu đồng/tháng với chương trình đào tạo chất lượng cao; học cao đẳng, trung cấp cũng vẫn có thể học liên thông lên đại học và sau đại học.
Giữ ngoại tệ cho đất nước Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới khiến việc học tập của học sinh, sinh viên ở hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh minh họa/INT Thống kê cho thấy có tới 190.000 du học sinh phải ngừng học, quay về Việt Nam từ tháng 3 và chưa biết khi nào mới tiếp tục học trở...