Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyển sinh ngày 4/7
Tối 28/4, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thông báo tổ chức thi tuyển vào lớp 10 ngày 4/7, muộn hơn một tháng so với kế hoạch được công bố đầu tháng 1.
Năm 2020, trường tuyển 475 chỉ tiêu vào ba hệ gồm chuyên thường, chuyên có học bổng và không chuyên, ít hơn năm ngoái 225 chỉ tiêu. Năm nay trường không tuyển hệ không chuyên đối với các lớp Tiếng Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn.
Thí sinh đăng ký dự tuyển phải có hạnh kiểm, học lực các năm và xếp loại tốt nghiệp bậc THCS từ khá trở lên. Các em phải dự thi ba bài gồm Ngoại ngữ, Toán và Khoa học tự nhiên, Văn và Khoa học xã hội.
Nếu thi tiếng Anh, học sinh phải làm bài trắc nghiệm và tự luận trong 60 phút; các tiếng Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn thi 70 phút gồm tự luận và phỏng vấn. Hai bài thi còn lại diễn ra trong 60 phút theo hình thức trắc nghiệm. Điểm xét tuyển là tổng ba bài thi, trong đó Ngoại ngữ nhân hệ số hai.
Sáng 4/7, thí sinh học quy chế, chiều thi Ngoại ngữ. Chiều 5/7, các em thi Toán và Khoa học tự nhiên lúc 14h, sau đó thi Văn và Khoa học xã hội. Nếu trùng lịch thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường có thể thay đổi ngày thi.
Trường nhận hồ sơ từ ngày 18/5 và công bố kết quả trước 19/7.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 năm 2019 ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) được thành lập năm 1969, là cái nôi đào tạo giảng viên ngoại ngữ cho các trường đại học, cán bộ ngoại giao.
Video đang HOT
Năm 2019-2020, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyển 380 chỉ tiêu hệ chuyên vào các lớp Tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc và 320 chỉ tiêu hệ không chuyên. Với gần 4.500 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10, tỷ lệ chọi là 1/6; tính riêng hệ chuyên là 1/11,8.
Thanh Hằng
Khối rubik, tấm bằng tiến sĩ và câu chuyện hòa bình
Lấy bằng tiến sĩ năm 27 tuổi, thông thạo năm ngôn ngữ và hiện quản lý dự án tại một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực tư vấn xây dựng các công trình về năng lượng, cơ sở hạ tầng, đô thị...
TS Nguyễn Tiến Long (bìa phải) chụp hình lưu niệm cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sự kiện thành lập Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 - Ảnh: T.LONG
Đó là sơ nét chân dung tiến sĩ Nguyễn Tiến Long.
Từ Paris (Pháp), tiến sĩ 32 tuổi NGUYỄN TIẾN LONG đã trải lòng với Tuổi Trẻ:
- Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên ở thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, tên địa danh theo đó với tôi càng vô cùng ý nghĩa.
Tôi càng thấy may mắn hơn nữa khi Hòa Bình chỉ cách Hà Nội 70km và lại có sông, có núi. Tôi được trải qua một tuổi thơ tươi đẹp với nhiều màu sắc, trải nghiệm. Trong tuần tôi tận hưởng cuộc sống thành thị, còn cuối tuần và những ngày hè tôi lại được trải nghiệm hơi thở núi non, nông thôn và làng chài. Sáng tôi cùng bà nội cắp rổ rau lên chợ bán, chiều lại trèo cây hái quả...
Ngoài ra, ở Hòa Bình tôi có điều kiện được biết đến những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, có rất nhiều người bạn tốt từ đó. Hai chữ "Hòa Bình" trong tôi luôn đẹp và ý nghĩa là vì vậy.
* Bạn từng khá nghịch ngợm và mê chơi, vì sao sau này kết quả học tập lại rất tốt?
- Tôi nghĩ thành quả bản thân sau này có ảnh hưởng lớn từ bố mẹ. Bên cạnh cách giáo dục đề cao sự độc lập và học không vì điểm số, bố mẹ còn luyện cho tôi việc phải nỗ lực, không ngừng đặt câu hỏi "làm sao để đạt được điều bản thân muốn?".
Chẳng hạn, khi biết tôi rất thích một thứ gì đó thì bố mẹ sẽ gây khó khăn để buộc tôi phải bỏ công sức, tìm cách thuyết phục chứ không cho ngay. Để khi tôi có được điều đó thì tôi tự khắc biết trân trọng và khả năng tư duy giải quyết vấn đề cũng được cải thiện.
* Học chuyên toán nhưng bạn lại có thể chia sẻ đầy say mê về lịch sử và điểm triết thời đại học là 10 tuyệt đối?
- Lên cấp III, tôi đỗ vào lớp toán trường chuyên của tỉnh. Thời điểm đó, tôi bắt đầu tự suy ngẫm và tìm hiểu về các phương châm sống để định hình nhân cách và phát triển bản thân. Triết học theo đó trở thành niềm yêu thích và tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu. Theo tôi, triết học và lịch sử là những kiến thức giúp bản thân biết mình là ai, từ đó mới có định hướng tương lai rõ nét.
Ngoài ra, học sử còn giúp hiểu rõ cội nguồn các vấn đề trong nước lẫn các quốc gia khác, để từ đó tôi có thể học hỏi, phát triển. Đến giờ tôi và bố vẫn còn giữ thói quen cùng nhau trò chuyện về lịch sử cả giờ mỗi khi có dịp.
Bên cạnh thời gian học tập, tôi cũng làm lớp trưởng và tham gia tích cực nhiều hoạt động Đoàn... vì tin điều này sẽ giúp bản thân hoàn thiện nhiều kỹ năng.
* Có gia đình nhỏ, làm quản lý tại một tập đoàn hàng đầu và đồng thời là nhà nghiên cứu... nhưng ở bạn là một sự cân bằng trong cuộc sống rõ nét. "Bí kíp" của bạn?
- Theo tôi, sự cân bằng sẽ luôn giúp chúng ta tạo ra các năng lượng tích cực mỗi ngày, giúp đi xa và đi bền vững. Có một cuộc sống cân bằng giúp mỗi ngày trôi qua với tôi đều là một ngày ý nghĩa.
Tôi thường liên tưởng cuộc sống của mình với khối rubik - một trò chơi yêu thích từ bé. Có thể tưởng tượng mỗi một đầu việc là một mặt màu hoặc một hàng của rubik, chúng ta thường làm được màu này thì mất màu kia, hay được hàng này thì mất hàng kia. Tuy nhiên, trong rubik luôn tồn tại những cách thức đi để có thể đạt được đồng thời các hàng và màu.
Tôi nghĩ trong cuộc sống cũng vậy, luôn có những cách đi để đồng thời đạt được nhiều mục tiêu trong sự cân bằng. Điều quan trọng còn lại là sự nỗ lực và mục tiêu rõ ràng.
* Khi tâm trạng không tích cực, bạn thường làm gì?
- Tôi cảm thấy trong mình luôn có một ngọn lửa thôi thúc phải cố gắng để mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa, có giá trị. Khi gặp khó khăn, thử thách hoặc mắc sai lầm, tôi không chán nản mà luôn nghĩ để tìm ra giải pháp, tìm hiểu vì sao mọi việc lại như vậy. Có lẽ vì vậy tôi ít khi có tâm trạng tiêu cực.
Ngoài ra, tôi cũng coi sách như hơi thở hằng ngày. Nhờ sử dụng tốt một số ngoại ngữ nên tôi thường đọc các cuốn sách bằng ngôn ngữ gốc, từ đó đúc kết được nhiều kiến thức lẫn triết lý sống. Có lẽ sách cũng là một trong những điều giúp tôi luôn có năng lượng tích cực.
* Là dân thuần kỹ thuật nhưng bạn có thể sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, Anh, Nga, Trung?
- Tôi bắt đầu yêu thích học ngoại ngữ từ lúc vào đại học, khi được tiếp xúc tiếng Pháp. Sự nhiệt huyết của các thầy cô đã tạo động lực cho tôi rất nhiều. Tôi thường dành nhiều thời gian để rèn luyện các ngoại ngữ và chủ động đưa ra cho mình những phương pháp tự học hiệu quả và phù hợp với bản thân. Khác với toán, việc học ngoại ngữ cần sự kiên trì, quyết tâm hơn là thông minh.
Hiện tại, do tính chất công việc phải trao đổi với nhiều đối tác quốc tế nên tôi thường xuyên phải sử dụng các ngôn ngữ đó và coi đó là cơ hội để mình học hỏi thêm.
Gương mặt đảng viên có 7 bài báo quốc tế
Nguyễn Tiến Long hiện làm ở vị trí quản lý dự án đô thị, giao thông và cơ sở hạ tầng (phụ trách phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương) tại Công ty Tractebel thuộc Tập đoàn Engie.
Bạn từng đoạt giải ba học sinh giỏi quốc gia môn toán, sau đó tốt nghiệp kỹ sư và thạc sĩ chuyên ngành xây dựng - quy hoạch đô thị tại Học viện Ứng dụng khoa học quốc gia tại thành phố Rennes (Pháp) với học bổng danh giá Eiffel của Chính phủ Pháp, lấy bằng tiến sĩ ngành xây dựng chương trình liên kết giữa Học viện Ứng dụng khoa học quốc gia tại thành phố Rennes (Pháp) và ĐH Nottingham (Anh) với học bổng toàn phần do Bộ Đại học Pháp và Liên minh châu Âu cấp.
Bạn đứng vào hàng ngũ Đảng năm 20 tuổi và từng có bảy bài báo công bố quốc tế. Tiến Long cũng sát cánh với rất nhiều hoạt động cộng đồng ở quê hương.
CÔNG NHẬT thực hiện
Đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2020: Độ khó vừa phải Bộ GD-ĐT vừa ban hành đề thi tham khảo các môn thi THPT quốc gia 2020 gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc. Ảnh minh họa Đánh giá về đề thi tham khảo, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất...