Trường THPT chuyên Lam Sơn không tuyển đủ chỉ tiêu lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) không tuyển đủ chỉ tiêu với 378 thí sinh trúng tuyển, trong khi chỉ tiêu của trường là 385 học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết: Điểm chuẩn trúng tuyển vào các lớp chuyên của trường THPT chuyên Lam Sơn năm nay là: Toán: 31,75 điểm; Vật lý: 30,75; Hóa học: 33,875; Sinh học: 31,75; Tin học: 34,38; Ngữ văn: 33,75; Lịch sử: 26,25; Địa lý: 31,00; Tiếng Anh: 34,45; Tiếng Nga: 28,13 và Tiếng Pháp: 31,675 điểm.
Thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Lam Sơn, năm học 2016-2017.
Điểm trúng tuyển là tổng điểm các bài thi môn không chuyên (tính điểm hệ số 1) cộng với điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (tính điểm hệ số 2).
Tổng chỉ tiêu tối đa của trường THPT chuyên Lam Sơn là 385 học sinh với 11 lớp chuyên (tối đa có 35 em/lớp). Tuy nhiên, lớp chuyên Tiếng Nga chỉ tuyển được 28 học sinh.
Thầy Chu Anh Tuấn – hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn – cho biết thêm: Theo quy định xét trúng tuyển của nhà trường, chỉ xét tuyển những học sinh đủ điều kiện dự thi, thi đủ 4 môn, các môn chung (hệ số 1) đạt từ 3,0 điểm trở lên, môn chuyên (hệ số 2) đạt từ 5,0 điểm trở lên.
Lớp chuyên Tiếng Nga, có số thí sinh đăng ký dự thi đông nhất là 252 thí sinh. Môn chuyên của lớp Tiếng Nga được thay bằng Tiếng Anh nhưng nhiều em không đủ điểm môn chuyên vì vậy chỉ có 28 em đủ điều kiện trúng tuyển trên. Còn các lớp chuyên khác đều tuyển đủ chỉ tiêu 35 em/lớp.
Video đang HOT
Trước đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2015-2016 cũng không tuyển đủ chỉ tiêu với 382/385 học sinh. Lớp chuyên tuyển không đủ chỉ tiêu cũng là lớp chuyên môn Tiếng Nga với 32 em trúng tuyển.
Theo Nguyễn Quỳnh/Giáo Dục & Thời Đại
Phần mềm xét tuyển chung: Nhiều trường không mặn mà
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga từng khẳng định, Bộ chỉ đưa ra phần mềm "lọc ảo" còn việc tham gia nhóm xét tuyển chung hoàn toàn dựa vào tinh thần tự nguyện của các trường.
Đến nay, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày thi THPT quốc gia, các trường vẫn chưa biết phần mềm "lọc ảo" của Bộ ra sao. Chính vì vậy, một số trường cho biết sẽ tuyển sinh như năm 2015.
Ông Phan Quang Thế, Hiệu trưởng ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên cho biết năm 2016, trường vẫn tuyển sinh như năm 2015. Tức là dựa vào quy định ngưỡng chất lượng tối thiểu (điểm sàn) của Bộ GD&ĐT để tuyển sinh.
"Nếu có thiếu chỉ tiêu, chúng tôi cũng không tuyển sinh bằng hình thức xét học bạ để đảm bảo chất lượng đầu vào. Còn những em dưới điểm chuẩn của trường, để các em chọn hình thức đào tạo khác" - ông Thế khẳng định.
Mặt khác, ông Thế cũng cho rằng ở các nước phát triển, "có thí sinh nhận được 7-8 học bổng, nhưng chỉ chọn một trường. Các trường còn lại nếu họ không tuyển đủ thì họ tuyển thêm. Sao phải nghĩ ra tuyển sinh nhóm cho phức tạp" - ông Thế cho hay.
Thí sinh sau giờ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015. Ảnh: Tiền Phong.
Trường không mặn mà
Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ cũng khẳng định năm 2016 trường tuyển sinh theo hai hình thức: lấy điểm kỳ thi THPT tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì (50% chỉ tiêu) và xét học bạ THPT (50%).
"Chúng tôi cũng nghe thấy phần mềm tuyển sinh chung nhưng mới quá nên năm nay chúng tôi chưa tham gia" - ông Hóa khẳng định.Còn PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết trường ông đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tuyển sinh theo nhóm trường của ĐH Đà Nẵng. Với đề án này, các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng sẽ tuyển sinh chung thành một nhóm.
"Chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm cũ của Bộ GD&ĐT từ năm 2015 và đã được Bộ chỉnh sửa một số môđun để tuyển sinh. Còn phần mềm mới năm nay chưa thấy Bộ công bố. Nếu Bộ có, chúng tôi sẽ sử dụng theo" - PGS Vinh chia sẻ.
"Bộ có nói xét tuyển theo cụm nhưng ý nghĩa của nó, lợi ích của nó như thế nào đến giờ đã thấy Bộ có gì đâu. Mới chỉ có một vài cá nhân của Bộ nói cái này tốt, cái này lợi. Rồi đến phần mềm, Bộ cũng chưa giới thiệu nó như thế nào".
TS Khuyến băn khoăn
Muộn nhưng vẫn làm được
Vừa qua, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cũng đã có văn bản kêu gọi các trường trong Hiệp hội tổ chức xét tuyển theo nhóm.
Theo TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, hiện có 3 phần mềm được đưa ra là phần mềm của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (kết hợp với Viettel), phần mềm của FPT và phần mềm của ĐH Thăng Long. Sau khi có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kỳ thi, Hiệp hội đã chủ động gửi văn bản đến Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, cho đến giờ, Bộ vẫn chưa làm việc chính thức với Hiệp hội về vấn đề này. "Bộ có nói xét tuyển theo cụm nhưng ý nghĩa của nó, lợi ích của nó như thế nào đến giờ đã thấy Bộ có gì đâu. Mới chỉ có một vài cá nhân của Bộ nói cái này tốt, cái này lợi. Rồi đến phần mềm, Bộ cũng chưa giới thiệu nó như thế nào" - TS Khuyến băn khoăn.
Cũng theo ông Khuyến, chính vì Bộ GD&ĐT chưa công bố phần mềm, các trường chưa thấy cái hay, cái lợi nên họ không mặn mà.
Tuy nhiên, theo ông Khuyến, tính đến thời điểm hiện tại có muộn nhưng vẫn có thể triển khai được vì các trường sẽ xét tuyển sau khi có kết quả của kỳ thi THPT quốc gia.
Ông cũng nhấn mạnh trong chỉ thị của Thủ tướng có nhấn mạnh đến 3 nguyên tắc: Phải đảm bảo tinh thần của Luật Giáo dục ĐH, các trường được tự đề xuất phương án tuyển sinh và ít tốn kém. Do đó, không thể ép các trường phải chọn phương án nào. Một định hướng nữa là phải đảm bảo công bằng. Vì thời gian qua, có tình trạng thí sinh điểm cao không được vào trường tốt.
Nguyên tắc thứ 3 là ít tốn kém cho nhà trường và thí sinh. Vì vậy nếu để các trường xét tuyển riêng thì tốn kém. Bộ đưa ra phương án xét tuyển chung là ít tốn kém nhất.
Được biết, dự kiến đến thứ 6 tuần này (3/6), Bộ GD&ĐT sẽ có cuộc làm việc chính thức với Hiệp hội về vấn đề này.
Theo Hoa Ban/Tiền Phong
Tuyển sinh, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ "cũng có vấn đề" (HNMO) -Thanh tra Bộ GD-Đ, kiểm tra hàng loạt hồ sơ tuyển sinh, theo đó trong số 116 thí sinh dự thi thạc sĩ được miễn thi ngoại ngữ, có bốn trường hợp hồ sơ chỉ có giấy xác nhận kết quả thi TOEFL IPT của Công ty cổ phần IIG Việt Nam. Trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh để xãy...