Trường THPT chuyên Lam Sơn có hiệu trưởng mới
Ông Chu Anh Tuấn – nguyên Hiệu trưởng trường THPT Quảng Xương 1 vừa được bổ nhiệm là Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa).
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Chu Anh Tuấn là Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn.
Quyết định này căn cứ theo các quy định của Nhà nước và xét đề nghị của Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT. Thời hạn bổ nhiệm hiệu trưởng mới là 5 năm.
Trường THPT chuyên Lam Sơn. Ảnh: Hoàng Xuân.
Trước đó, ngày 1/1/2014, ông Kim Ngọc Chính – Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn nghỉ hưu. Để chuẩn bị người kế nhiệm, đầu tháng 12/2013, bà Phạm Thị Hằng – Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa có văn bản báo cáo Chủ tịch tỉnh về các phương án nhân sự.
Ba người được đề xuất là ông Chu Anh Tuấn – Hiệu trưởng trường THPT Quảng Xương 1; ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó hiệu trưởng trường THPT Lam Sơn và ông Mai Công Mãn – Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Thanh Hóa).
Quyết định bổ nhiệm ông Chu Anh Tuấn làm Hiệu trưởng trường chuyên Lam Sơn.
Video đang HOT
Trước dư luận trái chiều về phương án nhân sự mới, ngày 31/12/2013, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ký quyết định tạm thời giao ông Lê Văn Vinh – Phó hiệu trưởng trường THPT Lam Sơn phụ trách quản lý và điều hành hoạt động của trường này mà không bổ nhiệm nhân sự theo dự kiến ban đầu.
Tháng 8/2014, tỉnh Thanh Hóa đưa ra phương án tổ chức kỳ thi tuyển Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn.
Tuy nhiên, sau một thời gian thông báo, chỉ có một hồ sơ đăng ký. Do không đủ tiêu chí của quy chế đề ra (phải có ít nhất 2 ứng viên), nên kỳ thi tuyển bị tạm dừng.
Lễ công bố bổ nhiệm hiệu trưởng mới của trường THPT chuyên Lam Sơn.
Ngày 31/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định về việc bổ nhiệm ông Lê Văn Hoa – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa kiêm nhiệm Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn.
Đến ngày 30/11/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định bổ nhiệm ông Chu Anh Tuấn giữ chức vụ Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn.
THPT chuyên Lam Sơn kế tục và phát triển từ trường Collège de Thanh Hoa (thành lập năm 1931), sau đó là Collège Đào Duy Từ (1943 – 1950). Từ năm 1950, trường mang tên Lam Sơn.
Trải qua 84 năm, THPT chuyên Lam Sơn là một trong những trường chuyên đầu tiên của cả nước và là trường chuyên duy nhất ở Thanh Hóa.
Theo Zing
Đại học Tôn Đức Thắng công bố hướng dẫn bổ nhiệm giáo sư
Đại học Tôn Đức Thắng công bố tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư bao gồm: Giảng dạy đại học sau 8 năm; Hướng dẫn thành công 2 luận án tiến sĩ; 2 sách chuyên khảo có chỉ số xuất bản.
Đại học Tôn Đức Thắng chủ trương tuyển dụng nhân sự xuất sắc trên khắp thế giới về làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại trường. Hướng dẫn này được soạn ra để làm nguồn tham khảo cho việc bổ nhiệm và đề bạt các chức vụ chuyên môn (trợ lý giáo sư, phó giáo sư, giáo sư) của trường.
Đây là những hướng dẫn chung, những tiêu chuẩn tối thiểu mà trường kỳ vọng một ứng viên phải đạt được trước khi làm Hồ sơ đề nghị xét và bổ nhiệm.
Qui trình xét và bổ nhiệm dựa vào bình duyệt trong hoạt động khoa học được chia làm 3 bước: Bình duyệt, phỏng vấn, quyết định.
Tiêu chuẩn cho ngạch giảng dạy chức vụ T rợ lý giáo sư phải giảng dạy đại học sau 2 năm; hướng dẫn thành công 2 luận văn thạc sĩ; một giáo trình; hoặc 1/3 sách đã xuất bản.
Phải có thành tích nghiên cứu khoa học với 3 bài tác giả chính công bố trên tạp chí quốc gia do Hội đồng xét duyệt quyết định; 2 bài ISI (một tác giả chính), hoặc 2 bài Scopus (một tác giả chính) đối với khối ngành kinh tế, xã hội được công bố ở tạp chí quốc tế.
Đại học Tôn Đức Thắng.
Tiêu chuẩn cho phó giáo sư là phải giảng dạy đại học sau 5 năm; hướng dẫn thành công 4 luận văn thạc sĩ; có một sách chuyên khảo có chỉ số xuất bản. Đồng thời, ứng viên phải có 5 bài tác giả chính trên tạp chí quốc gia do Hội đồng xét duyệt quyết định; 5 bài ISI (3 tác giả chính), hoặc 5 bài Scopus (3 tác giả chính) đối với khối ngành kinh tế, xã hội công bố ở tạp chí quốc tế; chủ trì một đề tài nghiên cứu FOSTECT hoặc cấp Sở hoặc cấp Bộ; Tham gia tổ chức hội thảo chuyên ngành, quảng bá thương hiệu của nhà trường; và viết bài hoặc trả lời phỏng vấn chuyên môn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tiêu chuẩn cho giáo sư là phải giảng dạy đại học sau 8 năm; hướng dẫn thành công 2 luận án tiến sĩ; có 2 sách chuyên khảo có chỉ số xuất bản; công bố trong nước 10 bài tác giả chính trên tạp chí quốc gia do Hội đồng xét duyệt quyết định; công bố quốc tế gồm 10 bài ISI (7 tác giả chính), hoặc 5 bài ISI (3 tác giả chính) và 5 bài Scopus (3 tác giả chính) đối với khối ngành kinh tế, xã hội; chủ trì 2 đề tài nghiên cứu FOSTECT hoặc cấp Sở hoặc cấp Bộ; Chủ trì 1 đề tài nghiên cứu cấp quốc gia.
Ứng viên giáo sư phải phản biện ít nhất một tạp chí ISI hoặc Scopus; là thành viên ban chương trình của ít nhất một hội thảo khoa học quốc tế; trưởng bộ môn/nhóm nghiên cứu; tham gia quảng bá thương hiệu của nhà trường; viết bài hoặc trả lời phỏng vấn chuyên môn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Chi tiết hướng dẫn bổ nhiệm Giáo sư ĐH Tôn Đức thắng tại đây.
Việc Đại học Tôn Đức Thắng chủ trương phong giáo sư, phó giáo sư cho cán bộ giảng viên trong trường nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến trao đổi về liệu trường đại học có được tự phong giáo sư, phó giáo sư?
Ngày 23/9, ông Nguyễn Hải Thập - Phó cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, cho biết, qua trao đổi với lãnh đạo nhà trường, Bộ GD&ĐT nắm được thông tin trường mới chỉ ban hành văn bản quy định, chứ chưa thực hiện các bước cụ thể của quy trình này. Khi Bộ yêu cầu báo cáo, trường đã tạm dừng triển khai việc bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư.
Tuy nhiên,lãnh đạo nhà trường cho biết, đã báo cáo việc phong giáo sư, phó giáo sư với Bộ GD&ĐT. Đây là quy định vừa được nhà trường ban hành, trong đó phần nội dung và quy trình đã đầy đủ nhưng có phần chưa làm xong, đang trong quá trình hoàn thiện. Việc này chưa được thực hiện thì báo chí thông tin.
Theo Zing
Đại học Luật TP HCM: Bổ nhiệm GS, PGS là đúng luật Trước khi trường đại học bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư thì cá nhân đó phải được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Việc ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện tự bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau...