Trường THPT Chuyên Hạ Long: Dần khẳng định vị thế ở sân chơi quốc tế
Những năm qua, Trường THPT Chuyên Hạ Long đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của trường THPT chuyên đó là phát hiện, rèn luyện, bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu.
Với những nỗ lực của thầy và trò nhà trường, 30 năm qua, Trường THPT Chuyên Hạ Long đã có 4.247 học sinh giỏi cấp tỉnh, 814 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia và 7 học sinh đạt giải Quốc tế. Qua đó, thúc đẩy giáo dục mũi nhọn của tỉnh, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng, phục vụ phát triển KT-XH địa phương.
Thầy và trò Trường THPT Chuyên Hạ Long trao đổi về đề tài nghiên cứu khoa học.
Giành những tấm huy chương danh giá tại các cuộc thi, sân chơi mang tầm cỡ quốc tế đã không còn là giấc mơ xa vời với học sinh Trường THPT Chuyên Hạ Long trong nhiều năm trở lại đây. Lương Nguyên Cát, học sinh Trường THPT Chuyên Hạ Long khóa 2017-2020, Huy chương Bạc cuộc thi Triển lãm sáng chế Quốc tế, chia sẻ: Các cuộc thi quốc tế là cơ hội tốt để học sinh chúng em được giao lưu, học hỏi, hoàn thiện bản thân, từ đó mở rộng tầm hiểu biết, cải thiện năng lực, nâng cao trình độ.
Trong chặng đường 30 năm qua, Trường THPT Chuyên Hạ Long đã có nhiều học sinh đạt giải quốc tế, khu vực như: Em Nguyễn Ngọc Minh Hải, Huy chương Đồng Olympic Sinh học quốc tế; Lê Kỳ Nam, Huy chương Đồng Olympic Vật lý Châu Á – Thái Bình Dương; Lê Tuấn và Mạnh Tuấn Hưng, Huy chương Bạc Cuộc thi Triển lãm sáng chế Quốc tế…
Để đạt được những thành tích nổi bật đó, những năm qua, công tác tuyển sinh luôn được Trường THPT Chuyên Hạ Long thực hiện chặt chẽ theo đúng quy chế tuyển sinh, đảm bảo chỉ tiêu, có năng lực trí tuệ tốt. Từ đó, phát hiện để bồi dưỡng những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập, phát triển năng khiếu của các em về mộ số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện.
Video đang HOT
Nhà trường đã có nhiều đột phá trong công tác giáo dục. Trong đó, các chủ đề dạy học, chủ đề liên môn được triển khai dưới hình thức dạy học dự án và tổ chức cho học sinh tham gia thi KHKT, tăng cường cho học sinh khả năng tự học, nghiên cứu, giải quyết vấn đề. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức học tập, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa tại nhiều địa điểm khác nhau.
Em Phạm Như Hương Trà và Lê Phương Thảo (lớp 11 Anh), Trường THPT Chuyên Hạ Long đã xuất sắc giành giải đặc biệt cuộc thi Hùng biện tiếng Anh quốc gia 2020.
Xác định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là lực lượng nòng cốt, Trường THPT Chuyên Hạ Long đã thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học; phát triển đội ngũ đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục tiên tiến trong nước và nước ngoài…
Đến nay, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đo trình độ trên chuẩn đạt khoảng 30%. Trường THPT Chuyên Hạ Long còn kết hợp với việc mời chuyên gia thỉnh giảng, đồng thời, tăng cường việc giao lưu, hợp tác trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với các trường THPT trên địa bàn tỉnh và trong hệ thống trường chuyên.
Đặc biệt, Trường THPT Chuyên Hạ Long còn là điểm sáng về giáo dục STEM với nhiều thành tích đã đạt được trong các cuộc thi sáng tạo KHKT trong và ngoài nước. Bên cạnh việc xây dựng chương trình các môn học theo hướng phat triên giáo dục trường chuyên, nhà trường luôn quan tâm tới việc triển khai các hoạt động giáo dục STEM cho học sinh theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực tiễn, giáo dục đạo đức, giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội.
Hằng năm, nhà trường bố trí tiết học giáo dục STEM dành khối cho 10 các lớp khoa học tự nhiên vào 3 ngày/tuần trong vòng 2 tháng. Qua các tiết học, các em được hướng dẫn học thông qua các dự án như: Thành phố thông minh, năng lượng tái tạo, robot và người máy, lập trình và lắp ráp robot… tại phòng nghiên cứu khoa học. Đồng thời, tạo ra sân chơi khoa học bổ ích đối với học sinh thông qua các cuộc thi, hỗ trợ học sinh thực hiện các ý tưởng sáng tạo, tăng cường liên kết với các trường đại học uy tín và các viện nghiên cứu.
Thầy giáo Hà Minh Hoan, Trường THPT Chuyên Hạ Long, cho biết: Việc xây dựng và phát triển giáo dục STEM trong Trường THPT Chuyên Hạ Long không những đã tạo ra sân chơi học tập bổ ích cho học sinh, mà còn tạo ra đổi mới toàn diện trong việc tiếp cận, giảng dạy truyền đạt kiến thức của nhà trường trên cơ sở phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Từ đó, tạo niềm đam mê nghiên cứu, khả năng tư duy và kỹ năng làm việc nhóm. Đây cũng là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường.
Xóa bỏ rào cản giáo dục STEM
Phương pháp giáo dục STEM (tích hợp kiến thức các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) đang ngày càng phổ biến, mang lại hiệu quả tích cực trong giáo dục kỹ năng, phẩm chất cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tuy nhiên, vì sao phương pháp này chưa thể triển khai rộng khắp ở các trường học?
Các em giới thiệu hệ thống tưới tự động bằng cảm ứng đo độ ẩm của đất. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Vừa làm vừa rút kinh nghiệm
Sáng 3-11, tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TPHCM), gần 200 học sinh khối 10 đã hào hứng tham gia buổi báo cáo dự án giáo dục STEM với chủ đề "Mảng xanh thành phố". Đây là dự án học tập liên môn gồm công nghệ, hóa học, vật lý, sinh học và địa lý, khởi động từ đầu năm học 2020-2021.
Cô Chu Thị Thu Hiền, giáo viên môn công nghệ khối 10, cho biết, dự án ngoài mục tiêu trang bị kiến thức còn giúp học sinh vận dụng kiến thức để cải tạo môi trường sống. Thông qua việc tìm hiểu các loại cây, đất trồng và phân bón, học sinh sẽ nghiên cứu thiết kế hệ thống tưới nước tự động để đảm bảo luôn giữ độ ẩm cho đất trồng, tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc.
Em Trần Thiện Minh, học sinh lớp 10A7, Trường THPT Lê Quý Đôn, chia sẻ: "Để thiết kế hệ thống tưới nước phù hợp cây trồng, em và nhóm nghiên cứu phải tổng hợp kiến thức nhiều môn học. Việc nghiên cứu tuy mất nhiều thời gian và công sức so với học từng môn riêng lẻ, nhưng giúp em hệ thống được kiến thức, hiểu sâu bài hơn và phát huy khả năng sáng tạo. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, những thất bại như hạt giống cây không nảy mầm, lỗi hệ thống cài đặt máy tưới là những bài học quý giá mà không sách vở nào dạy em cả".
Để có những tiết học tạo được hứng thú, mang lại nhiều hiệu quả học tập cho học sinh, cô Lại Thị Bạch Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Thanh (quận 12) bày tỏ, khó khăn hiện nay các trường đang gặp phải xuất phát từ một nguyên nhân là mô hình còn khá mới nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Một mặt giáo viên phải bám sát chương trình môn học, triển khai theo hình thức tích hợp liên môn, đồng thời phải tạo được hứng thú và động lực học tập cho học sinh. Đơn cử, để tổ chức thành công một tiết học STEM, giáo viên phải thiết kế bài giảng gắn với tình huống thực tiễn, dẫn dắt học sinh vào chuỗi hoạt động khám phá có kết thúc mở (tức không có đáp án đúng duy nhất).
Để làm được tất cả yêu cầu đó, theo thầy Lê Thành Vinh, giáo viên Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý (quận 7), ngoài việc xây dựng 4 nền tảng cơ bản gồm chương trình, cơ sở vật chất, năng lực giáo viên, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, các trường còn phải trang bị kỹ năng nghiên cứu và năng lực tư duy cho học sinh để phù hợp với phương pháp học tập mới. Trong khi đó, với tình hình sĩ số học sinh/lớp nhiều nơi quá tải, điều kiện xã hội hóa khác nhau giữa đơn vị, giáo dục STEM mới dừng ở quy mô đơn vị riêng lẻ, chưa thể triển khai rộng khắp trên địa bàn tất cả quận, huyện.
Vai trò chủ động của giáo viên
Theo bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Giám đốc Trung tâm Đào tạo ngắn hạn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, không nên quan niệm STEM chỉ phù hợp học sinh ở các bậc học lớn. Thay vào đó, phương pháp giáo dục này có thể áp dụng từ bậc tiểu học, tập trung vào việc giúp trẻ làm quen, tạo hứng khởi khi tiếp xúc với các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học. Lên đến bậc THCS, các bài học sẽ có chủ đề rõ ràng và mang tính thử thách hơn.
Học sinh được tiếp xúc và nhận thức rõ ràng hơn về các ứng dụng STEM trong thực tiễn, qua đó giúp các em có định hướng nghề nghiệp rõ hơn trong tương lai. Riêng đối với bậc THPT, học sinh đã được trang bị nền tảng kiến thức, kỹ năng từ các bậc học dưới, đủ năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tế, làm cơ sở để xây dựng và phát triển lộ trình nghề nghiệp phù hợp bản thân. Như vậy, từng giai đoạn học tập đều đặt ra yêu cầu và mục tiêu giáo dục cụ thể, đòi hỏi người giáo viên khi xây dựng chương trình phải có sự linh hoạt, tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ngoài ra, theo chia sẻ của lãnh đạo nhiều trường học, rào cản lớn nhất hiện nay của phương pháp giáo dục STEM là vấn đề "tiền đâu". Giải quyết khó khăn này, cô Cao Phan Hà Vy, giáo viên Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3) chia sẻ, các trường có thể tranh thủ kinh phí từ các nguồn xã hội hóa. Bởi hiện nay, muốn xây dựng một phòng thực hành STEM đúng nghĩa, trường học phải đầu tư nhiều loại máy móc, thiết bị như máy in 3D, máy khoan, máy cưa, màn hình tương tác, kính thực tế ảo...
Ở góc độ khác, theo thầy Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, thiết bị công nghệ chỉ là "điều kiện cần", để đổi mới dạy học thành công và hiệu quả cần sự chủ động tìm tòi, nghiên cứu của giáo viên. Hiện nay, trên internet có rất nhiều phần mềm công nghệ, nhưng làm sao tìm được công cụ giảng dạy phù hợp, vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả học tập cho học sinh. Rất cần sự chủ động nghiên cứu, dám nghĩ dám làm và dấn thân của các thầy, cô giáo.
Học lập trình robotic từ tiểu học để trở thành công dân số Triển khai mô hình giáo dục STEM và đào tạo lập trình robotic tại tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học là một trong những đề xuất mới nhằm phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số. 90% nhà trường phải tổ chức các môn học về kỹ năng số Bộ TT&TT đang lấy ý kiến về...