Trưởng thành từ hoạt động trải nghiệm
Những năm qua, ngoài giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, các nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để tạo môi trường học tập lành mạnh, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Học sinh Trường THPT Yên Khánh A trong giờ sinh hoạt ngoại khóa.
Giáo dục đạo đức qua giờ sinh hoạt ngoại khóa
Thầy Lê Văn Thuyết, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Khánh A (Ninh Bình) cho biết: Trong những năm qua, ngoài các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để tạo môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Nổi bật như thực hiện chuyên đề Lịch sử theo hình thức dạy học kết hợp trải nghiệm sáng tạo; chuyên đề hoạt động trải nghiệm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam giúp học sinh được tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, truyền thống của 54 dân tộc…
Cùng với đó là các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm với chủ đề: “Tình bạn tuổi học đường”, “Vẻ đẹp người phụ nữ trong thơ văn”, “Thanh niên với văn hóa học đường”, “Thanh niên với phòng chống tác hại của thuốc lá”… được nhà trường tổ chức thường xuyên đã đem lại cho học sinh những kiến thức thiết thực, bổ ích, lý thú; cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống, môi trường lớp học.
Qua các hoạt động ngoại khóa, giáo viên và học sinh gắn bó và hiểu nhau hơn. Học sinh tích cực học tập, thêm yêu trường, lớp, bạn bè, thầy cô. Giáo viên tâm huyết với nghề, tích cực học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, giúp học trò được giáo dục toàn diện, phát huy những phẩm chất và năng lực theo tinh thần đổi mới của Bộ GD&ĐT.
Em Phạm Tú Anh- học sinh lớp 12P K53 Trường THPT Yên Khánh A chia sẻ: Trong thời gian học tại trường, em học được nhiều điều bổ ích, tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo. Những bài học về đạo đức lối sống được học trong nhà trường sẽ giúp em có hành trang vững chắc trong tương lai.
Một buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề Giáo dục đạo đức lối sống của học sinh Trường THPT Yên Khánh A.
Video đang HOT
Trong những năm qua, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình) luôn chú trọng tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa, ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh bằng các hoạt động cụ thể, hình thức sinh động, phù hợp, hấp dẫn theo từng lứa tuổi.
Theo thầy Hoàng Hải Nam- Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, nhà trường tổ chức nhiều câu lạc bộ sở thích cho học sinh, buổi tọa đàm, sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường”,; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo Bác.
Các buổi sinh hoạt ngoại khóa thu hút đông đảo học sinh tham gia nhằm tăng cường giải pháp xây dựng trường học thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong trường học, góp phần giáo dục ý thức, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, tạo dựng phong cách thanh lịch của học sinh.
Học sinh Ninh Bình tham gia hoạt động viếng nghĩa trang liệt sỹ.
Thiết thực, hiệu quả
Theo bà Phạm Thị Ánh Nguyệt- Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Ninh Bình), thời gian qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên các phong trào thi đua trong HSSV ngày càng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
Các nhà trường đã phát động và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động, phong trào thi đua do ngành Giáo dục phát động; phong trào thi đua của tổ chức Đoàn, Hội, Đội nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc, đất nước được tổ chức thường xuyên.
Ngành Giáo dục cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên dương, vinh danh các tấm gương HSSV tiêu biểu trong học tập và rèn luyện, hành động cao đẹp, gương người tốt, việc tốt trong HSSV. 100% các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, quảng bá di sản văn hóa của tỉnh và dân tộc.
Để thu hút HSSV tích cực tham gia các phong trào, Sở GD&ĐT Ninh Bình đã tăng cường hướng dẫn các nhà trường tiếp tục xây dựng và duy trì chuyên mục tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tình yêu quê hương, đất nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu nhi trong đơn vị.
Học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt được giới thiệu kết nạp Đảng.
Nội dung giáo dục đạo đức lối sống đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Cũng theo bà Phạm Thị Ánh Nguyệt, nhà trường đã bố trí thời gian hợp lý cho các hoạt động Đoàn, Hội, Đội và hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Đạo đức và Giáo dục công dân, Giáo dục lý luận chính trị theo hướng phát triển năng lực phẩm chất người học.
Hiện 100% các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thành lập Tổ tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh và công tác xã hội trong trường học. Toàn tỉnh có 6 trường học tiến hành thực nghiệm xong mô hình tư vấn tâm lý học đường. Năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Ninh Bình sẽ nhân rộng mô hình tư vấn tâm lý học đường trên quy mô toàn tỉnh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Tham gia hoạt động quét dọn vệ sinh, dâng hương tưởng nhớ công ơn vị anh hùng liệt sỹ tại khu tượng đài thành phố Ninh Bình, em Bùi Vũ Thanh Vân, học sinh lớp 11 Trường THPT Lương Văn Tụy chia sẻ: Những buổi sinh hoạt ngoại khóa giúp em trưởng thành, có ý thức hơn trong học tập. Những trải nghiệm trong thời gian học tập tại trường còn giúp em có các kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước.
Cần Thơ: Giáo dục đạo đức HS thông qua hoạt động trải nghiệm
Từ hoạt động giáo dục trải nghiệm, giảng dạy tích hợp vào các môn học, trường học ở TP Cần Thơ tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống cho học sinh.
HS TP Cần Thơ tham gia trải nghiệm tại Bảo tàng thành phố.
Sáng 11/5, Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020".
Tại TP Cần Thơ có sự tham dự của ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND thành phố; bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT và đại diện các sở, ngành.
Theo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, sau 5 năm triển khai Quyết định của Thủ tướng, nhờ sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ của UBND TP Cần Thơ, Sở GD&ĐT đã triển khai đầy đủ và kịp thời trong toàn ngành Giáo dục các chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND thành phố. Các cơ sở giáo dục nghiêm túc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện tại đơn vị, đưa các tiêu chí của Đề án vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học.
Bên cạnh đó, sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả với các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố theo chức năng, nghiệp vụ của từng cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Giáo dục thực hiện tốt công tác giáo dục toàn diện học sinh.
Hằng năm, Sở đều phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố hơn 20 đợt kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg tại các đơn vị trường học. Qua đó, kịp thời ghi nhận, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay, đồng thời uốn nắn, nhắc nhở, hướng dẫn những đơn vị làm chưa tốt.
Nhiều mô hình giảng dạy tích hợp và hoạt động giáo dục trải nghiệm tiêu biểu tại Cần Thơ đã được chọn tham gia báo cáo tại các hội nghị của Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra, Sở thường niên phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên như: khai thác và sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả; kiến thức, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội cho Bí thư Đoàn trường, Tổng phụ trách Đội; thuyết minh di tích, lịch sử, văn hóa tại địa phương; công tác y tế trường học; tổ chức các câu lạc bộ trong trường học; công tác xã hội trong trường học; công tác tuyên truyền, giáo dục đảm bảo an ninh, trật tự trường học...
Các trường tích cực, chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh và chính quyền, đoàn thể địa phương trong việc xây dựng, tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục học sinh trong trường học và tại địa phương. Nội dung và hình thức giáo dục học sinh vì thế rất phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Các đại biểu TP Cần Thơ dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020".
Theo ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ): Đến nay, học sinh có ý thức học tập tốt, có động cơ học tập đúng đắn, có lý tưởng cao đẹp, tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, của địa phương.
Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, cố gắng trong rèn luyện đạo đức và lối sống, không có trường hợp học sinh vi phạm đạo đức, lối sống nghiêm trọng. Không có tình trạng bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra, hạnh kiểm khá tốt của học sinh chiếm tỷ lệ khá cao, đạt gần 90%.
Tại Hội nghị, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuât sắc trong việc thực hiện Đê án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lôi sông cho thanh niên, thiêu niên và nhi đông giai đoạn 2015 - 2020".
Nhiều mô hình giảng dạy tích hợp và hoạt động giáo dục trải nghiệm tiêu biểu tại Cần Thơ đã được chọn tham gia báo cáo tại các hội nghị của Bộ GD&ĐT như: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua mô hình "Sinh hoạt các câu lạc bộ trong trường học" của Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều; "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Phòng tư liệu Hồ Chí Minh" của Trường THPT Thuận Hưng; Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc xây dựng "Văn hóa ứng xử" trong trường học của Trường THPT Trung An; Công tác xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn của Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh; Công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền Biển, Đảo tại các trường học trên địa bàn TP Cần Thơ; Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm, ma túy trong trường học...
Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh: Giáo viên phải là "nhà tâm lý" Để giáo dục đạo đức cho những học sinh bị coi là "khó bảo", nhiều trường học tại Hà Tĩnh đã tăng cường dạy kỹ năng, giá trị sống thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm khơi dậy phần "thiện" trong các em. Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh trong trường học bằng những tiết chào cờ đầu tuần (ảnh:...