Trưởng thành hơn từ “trường học lớn”
Đến bây giờ, Trung sĩ Trương Văn Hùng, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 6, Trung đội 8, Đại đội 12, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 không nghĩ mình được như ngày hôm nay.
Sau hai năm công tác trong môi trường quân đội – “trường học lớn” và thực hiện nhiệm vụ tại Sư đoàn 324, Quân khu 4, các chiến sĩ khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự đều có chung nhận xét: “Được học tập, công tác ở đơn vị chủ lực Sư đoàn 324 là cơ hội quý báu để chúng tôi rèn luyện, trưởng thành”.
Đến bây giờ, Trung sĩ Trương Văn Hùng, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 6, Trung đội 8, Đại đội 12, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 không nghĩ mình được như ngày hôm nay.
Sinh ra ở miền quê còn nhiều khó khăn xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn ( Nghệ An) lại mồ côi bố từ nhỏ nên cuộc sống của Hùng hết sức vất vả. Năm 2019, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Hùng lên đường nhập ngũ vào Trung đoàn 1.
Lần đầu tiên xa quê hương, xa gia đình vào môi trường quân đội với Hùng thực sự là một thử thách. Vậy nhưng, nhờ sự động viên, giúp đỡ của cán bộ các cấp và đồng đội, Hùng từng bước vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn.
Cùng với sự nỗ lực không ngừng, sau 3 tháng huấn luyện chiến sĩ mới Hùng được đơn vị cử đi học Tiểu đội trưởng. Hoàn thành khóa học, Hùng tiếp tục về Trung đoàn 1 công tác.
Qua hai năm quân ngũ, Hùng luôn là cá nhân điển hình trong Phong trào Thi đua Quyết thắng đơn vị và dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2020) và 31 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân (22-12-1989/22-12-2020), Hùng vinh dự được kết nạp Đảng.
Lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn 324 trao đổi, nắm tâm tư bộ đội chuẩn bị xuất ngũ Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1.
Là hạt nhân năng nổ, luôn hăng hái đi đầu trong các phong trào của đơn vị, Trung sĩ Và Bá Hạ, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 9, Trung đội 7, Đại đội 11, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 335, người con đồng bào dân tộc H’Mông chia sẻ: “Mặc dù tốt nghiệp đại học năm 2018 rồi nhưng tôi vẫn chưa tự tin lập nghiệp.
Thế nhưng, khi vào quân ngũ, qua huấn luyện, rèn luyện và các lần hành quân giúp nhân dân phòng, chống bão lụt, xây dựng nông thôn mới… đã tạo cho tôi vững vàng hơn về bản lĩnh. Những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong khoảng thời gian quân ngũ là hành trang quý giúp tôi tự tin lập thân, lập nghiệp”.
Còn với Binh nhất Vìn Bá Toàn, chiến sĩ Đại đội 11, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3 quê ở huyện Cẩm Thủy ( Thanh Hóa), hơn một tuần nay hễ có thời gian rảnh rỗi là em lại tỉ mẩn tạo dáng, cắt tỉa cho mấy cây cảnh trong khuôn viên đơn vị.
Trò chuyện với chúng tôi, Vìn Bá Toàn bộc bạch: “Khi vào quân ngũ em cũng lo lắng, sợ khó hòa nhịp với đời sống bộ đội vốn được biết đến với những kỷ luật “thép”. Nhưng qua hai năm sinh hoạt, học tập, rèn luyện em nhận thấy quyết định nhập ngũ của mình là đúng đắn.
Môi trường quân đội cho em nhiều hơn em nghĩ”. Những ngày đầu vào đơn vị từ việc sinh hoạt đến thực hiện các chế độ với Toàn cái gì cũng mới lạ. Thế nhưng, sau hai năm quân ngũ, không những trở thành đảng viên mà Toàn còn là hạt nhân tiêu biểu trong hoạt động văn hóa, văn nghệ của đơn vị. Và đợt này, Toàn tiếp tục đi học sĩ quan dự bị với mong muốn được tiếp tục cống hiến lâu dài trong quân đội.
Sư đoàn 324 phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề số 4 – Bộ Quốc phòng hướng nghiệp cho quân nhân chuẩn bị xuất ngũ.
Đại tá Hoàng Duy Chiến, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 324 cho biết: “Đặc thù đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và thực hiện các nhiệm vụ khác, hằng năm Sư đoàn tiếp nhận, quản lý, huấn luyện một số lượng lớn chiến sĩ.
Để giúp chiến sĩ hòa nhập và trưởng thành trong môi trường quân ngũ, trở thành công dân có ích cho xã hội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn thường xuyên chỉ đạo các đơn vị giúp đỡ, rèn luyện và trang bị cho quân nhân về mọi mặt”.
Ngay khi chiến sĩ nhập ngũ vào đơn vị, lãnh đạo, chỉ huy các cấp ở Sư đoàn 324 thường xuyên quan tâm, động viên, nắm tình hình, tâm tư bộ đội. Trên cơ sở đó, các đơn vị có những chủ trương góp phần giáo dục, định hướng giúp họ trưởng thành.
Điển hình như những chiến sĩ đã qua lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng có nguyện vọng kết nạp Đảng, đơn vị phân công người kèm cặp, giúp đỡ và đưa vào “thử lửa” qua các hoạt động; đồng chí nào có năng khiếu hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ… thì đưa vào Tổ công tác Phòng Hồ Chí Minh. Đợt này toàn sư đoàn có hơn 2.600 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Trong số đó có 125 đồng chí là đảng viên và hơn 110 chiến sĩ đi học sĩ quan dự bị. Bên cạnh duy trì nghiêm các chế độ nền nếp, các cơ quan, đơn vị ở Sư đoàn 324 thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như diễn đàn thanh niên, giao lưu văn hóa văn nghệ… để rèn luyện, giáo dục chiến sĩ trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tâm tư những ngày cuối trong quân ngũ, ai ai cũng trân trọng khoảng thời gian binh nghiệp. Bởi kết thúc hai năm thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhiều chiến sĩ trở về địa phương nhưng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được luyện rèn trong môi trường quân đội luôn là hành trang để họ vững bước vào tương lai.
Trường xuống cấp nguy hiểm, học sinh Nghĩa Đàn 'rét run' ngồi học trong gara xe đạp
Việc học trong gara ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học của nhà trường và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên và học sinh.
Cận cảnh ngôi trường xuống cấp và lớp học trong gara. Clip: Mỹ Hà - Đức Anh
Trường THCS Long Lộc (Nghĩa Đàn) là ngôi trường được sáp nhập từ 2 trường THCS Nghĩa Long và THCS Nghĩa Lộc. Ảnh: Đức Anh
Mặc đù đã sáp nhập 8 năm, nhưng đến nay trường vẫn duy trì 2 điểm trường. Trong đó điểm trường thứ 2 ở xã Nghĩa Lộc đã xuống cấp nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cho học sinh toàn bộ dãy phòng học đã được chia ranh giới và treo biển "Khu vực nguy hiểm cấm đến gần". Ảnh: Đức Anh
Trước đó, vào đầu năm học này (ngày 20/9), sau một trận mưa lớn, dãy phòng học cấp 4 đã xây dựng hơn 20 năm nhiều hạng mục bất ngờ bị đổ sụp . Ảnh: Đức Anh
Trong đó, có 5/7 phòng học bị sập mái ngói. Ảnh: Đức Anh
Các bức tường do xây dựng đã lâu nên cũng đã bong tróc hư hỏng. Ảnh: Đức Anh
May mắn vụ sập mái ngói xảy ra vào giữa đêm nên không có ai bị tai nạn. Tuy nhiên, các phòng học từ sau đợt này rơi vào tình trạng nguy hiểm khẩn cấp, không thể sử dụng và nhà trường buộc phải đình chỉ. Ảnh: Đức Anh
Thiếu phòng học cho học sinh, nhà trường phải chuyển các phòng học chức năng thành phòng học cho học sinh. Bốn lớp còn lại vì thiếu phòng học nên phụ huynh và nhà trường đã phải thưng dãy nhà vốn là gara để xe đạp làm phòng học tạm. Ảnh: Đức Anh
Gần 3 tháng học trong những dãy phòng học tạm, hơn 150 học sinh phải chịu rất nhiều khó khăn và sự khốc liệt của thời tiết. Mùa này, vì không có che chắn nên mưa, gió thốc vào từng lớp học. Trong khi đó, việc tổ chức dạy học cũng hết sức vất vả bởi lớp các lớp gần như thông nhau; tiếng giảng bài của giáo viên sẽ vọng sang các lớp bên cạnh. Ảnh: Đức Anh
Giữa các lớp học do chỉ cách nhau bằng tấm tôn nên việc cách âm rất khó khăn. Ảnh: Đức Anh
Phòng học trong gara nên diện tích cũng không đảm bảo. Bàn ghế, trang thiết bị dạy học sơ sài. Rất nhiều tiết, việc học không thể đảm bảo vì ồn ào, trời nắng thì quá nóng và trời mưa thì mưa tạt vào từng lớp học. Nếu mưa lớn thì nước mưa rơi trên mái tôn át hết tiếng của thầy cô. Ảnh: Đức Anh
Toàn Trường THCS Lộc Long hiện có gần 400 học sinh, rất nhiều em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và là học sinh người dân tộc Thanh. Điểm trường Lộc Long hiện đang nằm trên địa bàn xóm 135. Ảnh: Đức Anh
Theo quy hoạch phát triển trường lớp, đến năm học tới trường sẽ tăng 2 lớp và sẽ tăng thêm 4 lớp vào năm học 2022 - 2023. Trong bối cảnh thiếu phòng học như hiện nay, cô giáo Trương Thị Nhâm - Hiệu trưởng nhà trường cho rằng: Rất khó để tổ chức việc dạy và học có chất lượng. Trong khi đó, chỉ vài tháng tới, chương trình phổ thông tổng thể mới sẽ triển khai với học sinh lớp 6; với cơ sở vật chất hiện nay việc đáp ứng được yêu cầu là khó khả thi. Ảnh: Đức Anh
Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng: Lấy chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm là ưu tiên số 1 Nhiều năm nay, Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng là một địa chỉ đào tạo, giải quyết việc làm tin cậy, uy tín và là một trong những trường đầu tiên được Chính phủ tập trung đầu tư thành trường nghề chất lượng cao. Đây cũng là một trong những trường đi đầu trong hệ thống giáo dục nghề...