Trường TH Quảng An giải trình vụ cắt xén tiền cơm bán trú của HS
Quận Tây Hồ sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh và xử lý những sai phạm đối với Chi bộ trường Tiểu học Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), hiệu trưởng trường này và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Sáng 15/ 6, bà Phạm Thị Loan, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quảng An, đã nộp báo cáo giải trình liên quan đến phản ánh của Báo Giáo dục Việt Nam về việc nhà trường đã cắt xén tiền cơm bán trú của học sinh, cũng như một số vụ việc liên quan lên Uỷ ban Kiểm tra Quận ủy Tây Hồ.
Ông Đinh Việt Anh, tổ trưởng Tổ kiểm tra, cho biết, sau khi có báo cáo giải trình của chi bộ trường Tiểu học Quảng An, tổ kiểm tra sẽ tiến hành xác minh và làm rõ sự việc trong thời gian tới.
Theo như Kế hoạch kiểm tra do UB Kiểm tra Quận ủy Tây Hồ ban hành, thì tổ kiểm tra sẽ thu thập tài liệu làm việc với các đơn vị, tổ chức và các cá nhân có liên quan để thẩm tra, xác minh thông tin trong báo cáo giải trình.
Video đang HOT
Như thông tin báo Giáo dục Việt Nam đã đưa, Trường tiểu học Quảng An (quận Tây Hồ) đã cắt xén tiền cơm bán trú của học sinh, cụ thể là bớt 500 đồng/suất.
Trong đoạn băng ghi âm mà Báo Giáo dục Việt Nam khi lại cuộc trao đổi giữa Công ty cung cấp các suất sơm (Công ty Sao Việt) với giáo viên nhà trường, thì số tiền bớt 500 đồng/suất cơm như vậy là để phục vụ cho việc… biếu xén.
Sự việc này đã khiến nhiều phụ huynh trường Tiểu học Quảng An cũng như dư luận tỏ ra bất bình.
Theo GDVN
SV FPT bức xúc vì không được trả lương: Lỗi truyền thông của trường!
Để xảy ra sự liểu lầm đáng tiếc vừa qua của sinh viên Đại học FPT về việc thù lao khi đi thực tập, đấy là thiếu sót của truyền thông nhà trường. Chúng tôi xin nhận khuyết điểm này! - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH FPT Nguyễn Xuân Phong đã trao đổi với Giáo dục Việt Nam.
Trước đó, nhiều sinh viên năm 3 của trường ĐH FPT đã phản ánh những bức xúc của mình đến báo Giáo dục Việt Nam về việc, nhà trường "hứa" đi thực tập có lương, vậy mà nay các em tham gia vào nhiều dự án lớn của Cty FPT Software thì lại không được nhận một đồng nào. Xung quanh sự việc này, GDVN đã có cuộc trao đổi với thầy Nguyễn Xuân Phong.
Theo như cam kết của trường thì sinh viên năm 3 thực tập ở Công ty FPT Software sẽ nhận phụ cấp xứng đáng khi tham gia vào làm các dự án. Ông có thể giải thích về mức lương cụ thể mà sinh viên được hưởng? và trong trường hợp nào thì được nhận?
Thầy Nguyễn Xuân Phong: Sinh viên sẽ được nhận thù lao (xin nhấn mạnh rằng đây là thù lao chứ không phải lương) nếu có đóng góp thực tế khi tham gia dự án thật hay dự án nội bộ của công ty.
Dự án thật là dự án do khách hàng bên ngoài đặt hàng và có doanh thu từ dự án. Dự án nội bộ là những dự án phục vụ cho bản thân FPT để nâng cao năng suất lao động, theo đặt hàng của lãnh đạo.
Ngoài những loại dự án này, các sinh viên tham dự các khóa đào tạo, làm dự án giả lập theo mô hình dự án thực sẽ không được nhận thù lao mà chỉ có thể nhận học bổng nếu có kết quả xuất sắc.
Nhưng thưa ông, gần đây, nhiều sinh viên phản ảnh không nhận được thù lao dù những gì họ làm ra đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty?
Thầy Nguyễn Xuân Phong,
Phó Hiệu trưởng ĐH FPT
Thầy Nguyễn Xuân Phong: Thông tin này là không chính xác. Sinh viên từ trước đến nay nếu có đóng góp cho các dự án thực thì vẫn có thù lao và bây giờ vẫn vậy. Một số sinh viên do truyền thông không chính xác đã hiểu nhầm rằng từ nay sẽ không có thù lao dù làm việc thực sự cho các dự án. Chúng tôi đã có buổi họp mặt tất cả sinh viên đang đi OJT và đã truyền thông chính xác lại cho các em.
Vậy mỗi kỳ thực tập như vậy, có bao nhiêu % sinh viên được nhận thù lao?
Thầy Nguyễn Xuân Phong: Việc này tùy thuộc vào tình hình thực tế của các dự án trong công ty, năng lực của sinh viên và giai đoạn cụ thể trong kỳ thực tập. Có những thời điểm, 100% sinh viên có thù lao cho việc tham gia các dự án.
Vừa qua, để xảy ra việc nhiều sinh viên thực tập hiểu lầm, cho rằng nhà trường "nói một đằng, làm một nẻo", đi thực tập không được nhận thù lao mà vẫn phải đóng học phí (khoảng 500 USD), phải chăng, Đại họcFPT có thiếu sót gì trong việc truyền thông?
Thầy Nguyễn Xuân Phong: Chúng tôi đã có sai sót từ bộ phận truyền thông của FPT Software nên một số sinh viên đã hiểu sai chính sách của tập đoàn. Ban lãnh đạo FPT Software và ĐH FPT đã có ngay buổi làm việc để giải thích những hiểu lầm này với toàn bộ sinh viên đang đi OJT.
Có nhiều ý kiến cho rằng, học phí của FPT đang ở mức quá cao. Làm một bài toán cụ thể, một sinh viên sẽ phải đóng bao nhiêu tiền cho cả khóa học? và sau khi ra trường, người sinh viên ấy mất bao lâu để kiếm lại số tiền ấy?
Thầy Nguyễn Xuân Phong: Hiện nay tại Việt Nam đã hình thành một nhóm các trường đặt mục tiêu đào tạo chất lượng cao với chi phí cao, không kể đến các chương trình liên kết nước ngoài. Trong số đó học phí của ĐH FPT chỉ đứng ở vị trí thứ 6.
Đây là xu thế tất yếu vì không thể có chất lượng đào tạo tốt theo tiêu chuẩn quốc tế, có giảng viên giỏi với chi phí thấp được. Học phí trọn gói cho toàn bộ khóa học đại học chính thức tại ĐH FPT hiện nay là khoảng trên 200 triệu / 4 năm.
Theo thống kê của chúng tôi hiện nay, một sinh viên FPT có học lực ở mức khá hoàn toàn có thể kiếm được mức thu nhập này trong 2 năm đầu tiên của sự nghiệp. Nếu sinh viên có nỗ lực sau khi ra trường, các em sẽ có mức thu nhập cao hơn đáng kể trong những năm tiếp theo.
Theo thống kê của nhà trường, sinh viên ra trường đang làm ở những lĩnh vực gì? bao nhiêu % sinh viên không làm ở những lĩnh vực mình theo học?
Thầy Nguyễn Xuân Phong: Theo thống kê của chúng tôi, toàn bộ sinh viên K1 ra trường đợt tháng 1/2011 đã có hoặc được đề nghị công việc đúng chuyên môn được học. Trong số đó có 6% sinh viên tiếp tục theo học ở các bậc cao hơn.
Theo GDVN
Tỷ lệ chọi của 50 trường Đại học, Cao đẳng Nhiều phụ huynh và học sinh đang nóng lòng muốn biết tỷ lệ chọi của các trường đại học, cao đẳng. Giáo dục Việt Nam xin gửi đến bạn đọc tỷ lệ chọi của 50 trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Đây là thông tin cần thiết, giúp thí sinh (TS) biết rõ về trường/ngành mình sẽ dự thi nhưng TS...