Trường Sĩ quan Thông tin tổ chức Hội thi Olympic Tin học năm 2020
Sáng 26-9, Trường Sĩ quan Thông tin tổ chức khai mạc Hội thi Olympic Tin học năm 2020. Tham dự hội thi có 66 học viên, sinh viên đại diện cho các khoa, đơn vị trong toàn trường.
Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Như Thắng – Phó Hiệu trưởng đào tạo Trường Sĩ quan Thông tin phát biểu khai mạc hội thi.
Các thí sinh thực hiện thi trên 2 nội dung là thi Olympic và thi ACM/ICPC. Nội dung thi Olympic cả 66 học viên sử dụng ngôn ngữ lập trình C/C /Java để giải các bài toán trên máy tính trong thời gian 120 phút, tính điểm cá nhân.
Quang cảnh buổi khai mạc.
Nội dung thi ACM/ICPC được tổ chức theo hình thức thi lập trình ACM/ICPC. (Đây là hình thức thi lập trình quốc tế hàng năm cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng toàn cầu). Trong thời gian 180 phút, 11 đội tuyển (mỗi đội 3 người) sử dụng ngôn ngữ lập trình C/C /Java để giải quyết các bài toán liên quan đến kỹ thuật lập trình cấu trúc dữ liệu và giải thuật, thuật toán tìm kiếm, thuật toán sinh, thuật toán quy hoạch động để giải quyết các bài toán ứng dụng thực tế.
Các thí sinh thực hiện bài thi.
Theo lãnh đạo Trường Sĩ quan Thông tin, hội thi Olympic Tin học hàng năm là một hoạt động rất có ý nghĩa trong việc cổ vũ, động viên phong trào tự học tập, nghiên cứu sáng tạo, góp phần nâng cao kỹ năng làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng và quá trình học tập, công tác của học viên, sinh viên nhà trường nói chung. Thông qua hội thi sẽ góp phần phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng các tài năng tin học của nhà trường để tham dự kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam, kỳ thi ACM/ICPC năm 2020.
Lần 'thất bại quý giá' của nam sinh 2 lần giành Huy chương Vàng quốc tế
Hoàn thành kỳ thi Olympic Tin học quốc tế với tấm Huy chương Vàng lần thứ hai liên tiếp, tuy nhiên Hồng Đức vẫn chưa có ý định đi du học mà sẽ theo học tại một ngôi trường trong nước.
Video đang HOT
20h30 tối ngày 23/9, ngồi trước màn hình trực tuyến theo dõi lễ trao giải của cuộc thi Olympic Tin học quốc tế, Hồng Đức thở phào nhẹ nhõm khi thấy tên mình được xướng lên là một trong 29 thí sinh giành tấm Huy chương Vàng.
"Gương mặt quen thuộc" của nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế
Trước khi trở thành "chàng trai vàng" Tin học, Bùi Hồng Đức từng "nổi tiếng" với những thành tích đặc biệt ở môn Toán. Học cấp 2 tại Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Đức thường xuyên tham gia vào các đội tuyển dự thi giải quốc gia, quốc tế.
Trong bảng dài những thành tích Toán học của Đức có Huy chương Vàng với điểm số cao nhất trong Kỳ thi Toán học trẻ quốc tế tại Trung Quốc năm 2015; Huy chương Bạch Kim trong Kỳ thi Olympic Toán học châu Á - Thái Bình Dương năm 2014..
Chị Phạm Thị Hoa, mẹ của Đức nhớ nhất là tấm Huy chương Đồng trong cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Toán học trẻ Việt Nam vào năm 2017.
"Con từng trải qua rất nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế. Dù là cuộc thi lớn hay nhỏ, con cũng đều thi đấu hết mình. Vì thế, gia đình gần như không còn cảm giác hồi hộp trước mỗi cuộc thi của con nữa, bởi trong 'trường đua' nào, con cũng đều mang về giải cao.
Thế nhưng, tại cuộc thi đó, con lại nhận được tấm Huy chương Đồng. Cả hai mẹ con đã vô cùng hụt hẫng. Nhưng đây cũng chính là chiếc huy chương quý giá, bởi nhờ nó, Đức đã có cơ hội nhìn nhận lại bản thân và rút ra bài học sau rất nhiều lần đứng vị trí thứ nhất", chị Hoa nói.
Bùi Hồng Đức tiếp tục giành Huy chương Vàng Olympic Tin học quốc tế 2020
Sau tấm Huy chương Đồng - thành tích thấp nhất cho đến thời điểm hiện tại, Đức càng có ý thức hơn về việc phải thận trọng trước mỗi cuộc thi.
Vốn được nhiều thầy cô kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển trên con đường Toán học, thế nhưng đến năm lớp 8, khi được làm quen với môn Tin, Đức lại có ý định rẽ hướng.
Vì nhà ngay sát Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đức có nhiều dịp sang trường chơi. Gặp cậu học trò trường Ams có tư duy sắc sảo, nhiều ý tưởng lạ, thầy Hồ Đắc Phương đã gọi học trò vào học thử. Nhìn thấy khả năng của Đức, thầy Phương thuyết phục cậu nên thi vào lớp chuyên Tin của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Đức cùng bố mẹ và em trai trong buổi công bố kết quả
Phân vân giữa lớp chuyên Tin và chuyên Toán, nhưng vì "muốn thử thách bản thân trong một lĩnh vực mới", Đức quyết định nghe theo lời khuyên của thầy.
Vào lớp 10 vài tháng, Đức các thầy lựa chọn tham gia đội tuyển học sinh giỏi quốc gia cùng với các anh chị khóa trên. Cậu học sinh lớp 10 khi ấy đã xuất sắc đoạt giải Nhất - một thành tích vô cùng hiếm trước đó. Hai năm sau, Đức liên tiếp "ẵm" luôn hai tấm Huy chương Vàng quốc tế.
Chỉ cần được học và mua sách là vui
Với hàng loạt những giải thưởng mà con trai đã đạt được, anh Bùi Hồng Cường - bố Đức - cho rằng, đó là nhờ vào lối sống tối giản, ít sử dụng mạng xã hội và luôn tự mày mò học hỏi của Đức.
"Từ cách ăn mặc, vui chơi, dường như Đức không quan tâm nhiều lắm. Đức chỉ cần được học và mua sách là vui. Bên người con lúc nào cũng có sẵn một tờ giấy và chiếc bút để kịp thời ghi lại những ý tưởng hay bài học bất chợt nảy ra".
Năng khiếu học toán, khả năng quan sát và tư duy nhanh nhạy của con trai đã được anh Cường nhận ra ngay từ khi còn nhỏ.
Đức gần như không có thời gian rảnh. Tất cả đều tập trung cho việc học và nghiên cứu
Vốn là giảng viên của Trường ĐH Dược Hà Nội, còn vợ là giáo viên phổ thông, cả hai anh chị luôn dành ưu tiên hàng đầu cho việc học của con cái.
Nhiều lần thấy Đức xin bố cho mượn chiếc máy tính cũ để học, anh Cường gợi ý việc sẽ mua cho con một chiếc máy tính mới chạy nhanh hơn. Tuy nhiên, Đức từ chối vì "máy này vẫn còn học được". Chỉ đến cuối năm lớp 11, khi chiếc máy đã cũ hỏng, Đức mới để bố mẹ mua cho chiếc máy tính riêng.
"Đức không sử dụng mạng xã hội. Tài khoản được lập ra chỉ để kết nối với các nhóm học do thầy cô giáo yêu cầu", anh Cường nói.
Chàng trai sinh năm 2002 cũng luôn tự học mà không cần bố mẹ bận tâm quá nhiều. Chỉ đến khi nào cần xin lời khuyên, cậu mới tìm đến bố mẹ.
Với vợ chồng anh Cường, trong việc học của con, bố mẹ chỉ đóng vai trò định hướng, ví như "con yêu thích điều gì, con sẽ đặt mục tiêu ra sao trong thời gian tới",.... còn lại con sẽ được tự quyết định mọi việc theo khả năng của mình.
"Tôi không bao giờ can thiệp quá nhiều vào chuyện của con. Con đam mê gì, gia đình chúng tôi thường để con theo cái đó", anh Cường nói.
Lần thi này, vợ chồng anh chị cũng không đặt áp lực nhiều cho con. "Đức luôn nghĩ rằng đã thi là phải phấn đấu hết mình. Làm hết sức thì dù kết quả ra sao cũng không nuối tiếc".
Còn với bản thân Đức, nếu chỉ làm đủ bài tập thầy cô cho trên lớp thì đó chưa thể gọi là học mà chỉ là làm bài tập. Học thực sự là phải tự biết mày mò, nghiên cứu theo những định hướng của thầy cô.
"Đó cũng là điều giúp em duy trì được thành tích này trong suốt 2 năm", Đức nói.
Với những kết quả đã đạt được, Đức cho biết sẽ đăng ký vào thẳng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Cậu quyết định tạm thời sẽ học trong nước thay vì đi du học.
Tốt nghiệp ĐH ngoài sư phạm muốn làm giáo viên phải học thêm hơn 30 tín chỉ Bộ GD-ĐT vừa ban hành các thông tư quy đinh chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho người tốt nghiệp trình độ ĐH ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học, THCS và THPT. Người tốt nghiệp ĐH ngoài sư phạm muốn làm giáo viên tiểu học phải học 35 tín chỉ nghiệp vụ - BÍCH...