Trương Quý Dương mong HĐXX xem xét cho bác sỹ Lương vì “em ấy đời còn dài”
Bị cáo Trương Quý Dương khẳng định thực hiện đúng quy trình và không dám nói mình bị oan.
Bị cáo, bác sĩ Hoàng Công Lương tại phiên tòa sáng 15/1
Sáng 15/1, TAND Tp. Hòa Bình tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án chạy thận ở Bệnh viện ĐK tỉnh Hòa Bình làm 9 người chết. Đúng 7h50′, bác sĩ Hoàng Công Lương đã có mặt tại tòa để tham gia phiên xét xử dù thần thái của bị cáo này tỏ ra khá mệt mỏi. Tiếp đó, lần lượt xe chuyên dụng của cơ quan chức năng dẫn giải các bị Bùi Mạnh Quốc và Trần Văn Sơn đến tòa. Ông Trương Quý Dương (cựu Giám đốc Bệnh viện ĐK Hòa Bình) và 3 bị cáo còn lại cũng đến đúng giờ.
Mở đầu phần xét hỏi, ông Trương Quý Dương tiếp tục được HĐXX thẩm vấn về hợp đồng sửa chữa RO với Công ty Thiên Sơn.
Ông Trương Quý Dương cho biết, quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng 315 (sửa chữa RO số 2) giữa bệnh viện và Thiên Sơn nằm trong kế hoạch từ đầu năm 2017 và được đưa vào kế hoạch sửa chữa quý 2. Khi thấy hệ thống hoạt động yếu hơn bình thường bệnh viện đã mời các kỹ thuật viên xem xét đánh giá và Phòng Vật tư y tế đề nghị sửa chữa, khắc phục trong quý 2.
“Bị cáo đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thực hiện theo đúng quy trình”, ông Dương nói.
Video đang HOT
Chiều 25/5, bị cáo thay mặt Bệnh viện ký với Công ty Thiên Sơn vì Bệnh viện không đủ năng lực sửa chữa nên các phòng ban chuyên môn đề xuất đơn vị ngoài sửa chữa. Hệ thống RO số 2 được mua bằng nguồn kinh phí bệnh viện hoàn toàn không liên quan đến việc liên doanh liên kết và trách nhiệm sửa chữa của Bệnh viện.
Để hoạt động chạy thận thực hiện được cần nhiều bộ phận cấu thành, hệ thống RO chỉ là để cung cấp nước cho chạy thận, là một thiết bị có liên quan đến hệ thống máy móc phục vụ việc lọc máu. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch để phục vụ tốt hơn chứ thực tế hệ thống này chưa hỏng, không phải sửa chữa đột xuất do có vấn đề.
Đầu tiên là Khoa Hồi sức tích cực (HSTC) là đơn vị sử dụng thiết bị đề xuất, đưa vào kế hoạch quý, sau đó bị cáo phê duyệt. Bị cáo nhận đề xuất của Khoa trước khoảng 1 tháng sau đó bị cáo giao lại cho Phòng Vật tư y tế. Việc khảo sát, đáng giá từ đó dẫn đến việc ký hợp đồng 315.
Theo chức năng nhiệm vụ, quản lý chung mang tính tổng thể là phòng Vật tư y tế, còn trách nhiệm sử dụng cụ thể là Khoa Hồi sức tích cực. Hai bộ phận tham mưu ký kết hợp đồng 315 là Phòng Tài chính kế toán và Phòng Vật tư y tế
Bị cáo Trương Quý Dương khai, khi hợp đồng có hiệu lực, các phòng chuyên môn như Phòng Vật tư y tế liên hệ để thực hiện việc sửa chữa. Nhưng khi hệ thống RO bị hỏng, các phòng ban chuyên môn bố trí thời gian phù hợp nhất để toàn quyền sửa chữa, còn bị cáo Dương không biết việc đó.
“Việc sửa máy lọc RO được sửa khoảng 4-5 lần và tất cả đều theo những quy trình như trên. Mặc dù không phải chuyên môn, bị cáo cũng biết việc xét nghiệm chất lượng nước trong khoảng 1 tuần”, bị cáo Dương cho biết.
“Việc hoạt động của nguồn nước lọc sau khi sửa chữa, bị cáo Dương khai đều phụ thuộc vào phòng ban chuyên môn. Nếu có những tình huống bất khả kháng, các phòng ban chuyên môn cần phải có kịch bản xử lý”, bị cáo Dương khai và cho biết còn việc giám sát thông qua nhiều kênh, việc kiểm tra hoạt động, bị cáo Dương đến gặp trao đổi với các phòng ban và nhận báo cáo từ các phòng ban, thành lập ban kiểm tra cố gắng thực hiện việc kiểm tra hoạt động các thiết bị trong Bệnh viện.
Tại Bệnh viện có 3 hệ thống lọc nước RO, trong toàn bộ đề xuất, thẩm định đưa hệ thống RO số 1 và việc xây dựng khu nhà, khi xây dựng hệ thống bị cáo Dương cho biết cần có hệ thống dự phòng RO số 2, hệ thống RO số 3 thực hiện cho các ca điều trị công nghệ cao.
Nói về bị cáo, bác sĩ Hoàng Công Lương, ông Dương cho hay: “Nỗi đau của Hoàng Công Lương cũng là nỗi đau của bị cáo, chỉ mong pháp luật là vô tình nhưng người xét xử là có tình, mong HĐXX xem xét cho các em ấy vì tuổi còn rất dài. Bị cáo không dám nói mình bị oan vì mỗi người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nhưng mong HĐXX cho bị cáo cơ hội nói rõ, sau đó việc phán xét là quyền của HĐXX”.
Hữu Tuấn
Theo baogiaothong
Nguyên Giám đốc BVĐK Hòa Bình nói về tỷ lệ "ăn chia" vụ chạy thận
Giai đoạn 1 kéo dài khoảng 1,5 năm, bệnh viện thu là 400.000 đồng/ca chạy thận. Giá này bao gồm vật tư, thiết bị, bình lọc và Công ty Thiên Sơn được hưởng 360.000 đồng (90%).
Bệnh viện chỉ đạo không thu thêm của bệnh nhân đồng nào...", bị cáo Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình - cho biết.
Chiều 14.1, Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi bị cáo Trương Quý Dương về việc thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo. Tại tòa, bị cáo Dương khai việc thành lập Đơn nguyên thận thuộc thẩm quyền của Giám đốc bệnh viện theo phân cấp quản lý. Chỉ khi nào thành lập các khoa phòng của bệnh viện thì mới phải xin ý kiến của Sở Y tế. Theo đó, để chuẩn bị cho kỹ thuật lọc máu, cần có 3 nhóm công việc. Trước khi thành lập đã cử bác sĩ Tiến học về kỹ thuật lọc máu sau đó về tham mưu cho lãnh đạo khoa. Sau đó, khoa cho rằng triển khai kỹ thuật này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
Bị cáo Trương Quý Dương trả lời tại phiên tòa xét xử chiều 14.1.
Vì vậy, bệnh viện đã ký kết hợp đồng chuyển giao kỹ thuật với Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) theo Đề án 1816 về việc chuyển giao kỹ thuật lọc máu. Thứ 2 về cơ sở vật chất gồm nhà cửa, máy lọc nước RO, bệnh viện đã tìm nhiều nguồn cả từ dự án và nguồn xã hội hóa. Thứ 3 là chuẩn bị về mặt pháp lý, bệnh viện làm tờ trình lên Sở Y tế đề nghị phê duyệt cho phép triển khai kỹ thuật lọc máu và được chấp nhận.
Đối với cơ cấu tổ chức của Đơn nguyên thận nhân tạo, ông Dương cho biết: Đây là một kỹ thuật thuộc khoa. Bị cáo chỉ nắm một số điều kiện như cơ sở vật chất, nhân lực. Còn việc điều phối con người do khoa. Nếu khoa cần bổ sung thêm máy móc gì thì đề xuất lên Ban giám đốc để bổ sung. Về nhân lực đảm đương kỹ thuật đã đảm bảo được như có bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về kỹ thuật lọc máu, kỹ thuật viên, chuyên gia hỗ trợ ngoại viện.
Đối với khoa Hồi sức tích cực, trừ một số bác sĩ đã được đào tạo theo chương trình lọc máu, còn lại được đào tạo chương trình kỹ thuật viên nên có thể đáp ứng được nhiệm vụ kỹ thuật viên. Tổng cộng, bệnh viện đã cử 26 cán bộ đi học kỹ thuật lọc máu và được cấp chứng chỉ. Trong đó, ngoài bác sĩ Tiến còn có 3 bác sĩ là bác sĩ Khiếu, bác sĩ Tình, bác sĩ Lương đã được đào tạo tại Bệnh viện Bạch Mai và được cấp chứng chỉ.
Đánh giá về điều kiện thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo, ông Dương cho rằng đến thời điểm thành lập, các điều kiện cơ bản là đủ. "Cơ bản vì con người không cố định, như năm nay có 10 người, năm sau 12 người. Còn cái chưa đáp ứng được là cơ sở vật chất. Bệnh viện định thành lập khoa Thận tiết niệu và lọc máu, nhưng vì con người chưa đủ nên chỉ thành lập là Đơn nguyên thận nhân tạo", ông Dương khai. Việc ký kết liên doanh liên kết về lọc máu, sau khi được sự đồng ý của Ban lãnh đạo bệnh viện thì bệnh viện ký với Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn. Trước khi quyết định, bị cáo tìm hiểu rất kỹ về năng lực. Giữa bệnh viện và Công ty Thiên Sơn thì có 4 lần ký, mỗi lẫn chỉ 1-2 máy và thực hiện theo quy trình.
Nói về hệ thống RO, ông Dương cho biết: 100% là nguồn vốn đầu tư của bệnh viện thông qua các dự án. Bệnh viện chỉ bổ sung thêm kênh xã hội hóa bằng hình thức thuê máy của đối tác nước ngoài. Về phân chia quyền lợi giữa hai bên dựa trên 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (kéo dài khoảng 1,5 năm) là 400.000 đồng/ca chạy thận. Giá này bao gồm vật tư, thiết bị, bình lọc và công ty được hưởng 360.000 đồng (90%), còn bệnh nhân không phải đóng thêm đồng nào. Đến giai đoạn 2 thì có biến động về giá nhập khẩu, lãi suất ngân hàng,... nên bệnh viện đã khoán gọn là 7,7 USD/ca chạy thận. Sau một thời gian hợp tác, đến ngày xảy ra sự cố, bệnh viện đã sở hữu 13 máy, còn công ty chỉ sở hữu 5 máy.
Theo Danviet
Sức khoẻ bác sĩ Hoàng Công Lương phục hồi tốt, đủ sức khoẻ ra toà Ngày 12.1, bác sĩ Hoàng Công Lương - một trong 7 bị cáo tại phiên toà xét xử tai biến chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình - đã xuất viện về nhà. Dự kiến, bác sĩ Hoàng Công Lương sẽ có mặt tại phiên sơ thẩm diễn ra vào ngày 14.1. Bác sĩ Hoàng Công Lương (bên trái) đã...