Trường Quốc tế Việt Úc thông báo “đuổi học” vì mâu thuẫn học phí: Học sinh bị tổn thương
Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc gửi thông báo từ chối tiếp nhận 40 học sinh cho năm học 2020-2021 do cha mẹ mâu thuẫn về học phí với trường là tiêu cực, đi ngược lại các giá trị trong giáo dục
Các chuyên gia giáo dục nhận định rằng cách hành xử của Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) đang làm tổn thương học sinh, trút giận lên học sinh là phản giáo dục. Các em bị buộc “thôi học” không được đối xử công bằng.
Cú sốc lớn của học sinh
VAS vừa gửi thông báo đến khoảng 40 phụ huynh từng phản đối chính sách học phí của trường về việc sẽ không tiếp nhận con họ trong năm học 2020-2021. Thông báo này được VAS đưa ra sau khi phụ huynh phản đối về học phí học trực tuyến trong thời gian nghỉ do dịch Covid-19.
Phụ huynh VAS ký vào đơn ủy quyền cho luật sư kiện VAS vì mâu thuẫn học phí không được giải quyết
Trả lời báo chí về việc không tiếp nhận học sinh cho năm học tới, đại diện của VAS đưa ra lý do chưa đạt được những thỏa thuận như mong muốn, nhóm phụ huynh này đã liên tục tổ chức các hoạt động phản đối trước cổng trường, gây mất trật tự và ảnh hưởng đến môi trường học tập của học sinh. Đồng thời, họ liên tục truyền tải những thông tin không chính xác trên mạng xã hội nhằm hạ thấp uy tín và hình ảnh của nhà trường.
Việc không tìm được tiếng nói chung giữa nhà trường và một nhóm nhỏ phụ huynh trong thời gian dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường dạy và học tại VAS. Nhằm duy trì trật tự và tiếp tục phát triển một môi trường học tập đáng mơ ước cho hơn 9.000 học sinh VAS như trước đây, nhà trường buộc phải gửi thư thông báo đến phụ huynh về việc không thể tiếp tục tiếp nhận con em của họ trong năm học 2020-2021.
Nhà trường cho biết sẽ bảo đảm việc học tập của các học sinh này không bị ảnh hưởng và có thể kết thúc năm học này một cách tốt đẹp. Nhà trường sẽ tạo điều kiện để phụ huynh hoàn thành việc rút hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước.
Trong thông báo gửi đến báo chí, VAS cũng cho biết sau khi đã lắng nghe và nhận được hướng dẫn của chính quyền cũng như cân nhắc, xem xét đối với từng trường hợp đã đưa ra quyết định như trên.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, em H.T.Đ (học sinh lớp 11 – cơ sở Sunrise) cho rằng trường đưa ra quyết định như vậy là “giận cá chém thớt”,. Tại sao mâu thuẫn giữa nhà trường và phụ huynh lại đổ lên đầu các em?
“Từ khi nhận được thông báo trường không được tiếp nhận cho năm học sau, em đã rất sốc. Mỗi ngày, em đều khóc và đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao trường có thể đưa ra quyết định như vậy trong khi năm tới là năm quyết định cho cả quãng đường học tập của em. Nhân viên, giáo viên, quản lý nhà trường cũng đã có thái độ khác hẳn, không thân thiện như trước” – T.Đ chia sẻ.
T.H.N (học sinh lớp 10 – cơ sở đường 3 Tháng 2 của VAS) cũng rơi vào trạng thái hụt hẫng, thất vọng khi nhận được thông báo từ trường. H.N cho biết trường đưa ra thông báo như vậy chẳng khác nào em bị đuổi học. “Em đã gắn bó với trường hơn 10 năm, em đã khóc nhiều ngày liên tiếp khi nhận được thông báo từ trường. Em đã nghỉ học từ ngày 1-7, từ đó đến nay, cô chủ nhiệm không hề hỏi han hay động viên em, cắt đứt mọi thứ, đây là cú sốc lớn nhất với em” – H.N tâm sự.
Cần bảo vệ quyền lợi cho học sinh
VAS hiện dạy theo chương trình Trung học Đại cương quốc tế Cambridge (IGCSE) cho lớp 9 và lớp 10, chương trình Tú tài nâng cao AS, A Level cho lớp 11 và lớp 12. Nếu học sinh rời trường cuối năm lớp 9 hoặc cuối năm lớp 11 sẽ bị lỡ dở, hầu hết các trường khác không chấp nhận học sinh vào học ngang chương trình như vậy.
Theo chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên, VAS đưa ra quyết định này giống như đang thách đố phụ huynh học sinh sẽ không tìm được chỗ tiếp nhận. “Xung đột giữa phụ huynh và nhà trường có nhiều cách để xử lý hơn là buộc thôi học. Như vậy không công bằng với học sinh, nếu học sinh không muốn rời trường thì không nên đuổi. VAS xử lý xung đột như vậy đã không nghĩ đến phản ứng, quyền lợi của học sinh” – chuyên gia này nhìn nhận.
Ông Bùi Khánh Nguyên cũng cho rằng cảm giác bị từ chối không hề dễ “nuốt trôi”. Chuyện đúng – sai, cả phụ huynh và nhà trường cần bình tĩnh, dù là trường công lập hay ngoài công lập thì cũng là một phần của giáo dục quốc dân nên Sở Giáo dục và Đào tạo cần phải lên tiếng. Kể cả các cơ quan quản lý khác, phải có cơ chế để bảo vệ quyền lợi của các em, vì khi các em bị chính trường học của mình tẩy chay thì các em sẽ bị tổn thương rất lớn.
Theo chuyên gia này, VAS nên đưa ra chính sách rõ ràng, thay vì sử dụng quyền thuận mua vừa bán, việc này đi ngược lại Hiến pháp của Việt Nam (quyền học tập của công dân), Luật Bảo vệ trẻ em (quyền bình đẳng về học tập) và Luật Giáo dục (cấm phân biệt đối xử với người học).
“Nếu như trường giữ nguyên quan điểm về học phí thì nên có giải trình cụ thể về cơ cấu học phí. Các khối lớp 9, 10, 11 đều liên quan đến bằng cấp quốc tế, cả nhà trường và phụ huynh nên bảo vệ quyền lợi của học sinh” – ông Nguyên đề xuất.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), cũng đưa ra quan điểm nên xem lợi ích của học sinh là mục đích cuối cùng, từ đó phụ huynh và nhà trường sẽ tìm những phương pháp phù hợp cho cả hai bên. VAS là trường ngoài công lập có ảnh hưởng lớn tại TP HCM, nên cân nhắc kỹ lưỡng để không bị ảnh hưởng đến uy tín của trường và cả các trường tư thục mang yếu tố nước ngoài.
“Không vì lợi nhuận, vì mâu thuẫn của người lớn mà làm tổn thương trẻ. Lãnh đạo nhà trường và phụ huynh tự giải quyết, mỗi bên nhường nhau một ít hoặc có thể đưa ra trọng tài pháp lý, không nên để ảnh hưởng đến tâm lý học đường của trẻ” – thầy Phú nói.
Sở Giáo dục và Đào tạo không can thiệp
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết về vấn đề này, sở vẫn giữ nguyên quan điểm như họp báo trước đó. Phụ huynh có quyền sử dụng dịch vụ của trường hoặc không, trường có quyền cung cấp dịch vụ cho phụ huynh hoặc không.
Chậm nộp học phí phải 'chịu phạt' 0,2%/ngày, phụ huynh trường quốc tế 'xuống nước'
Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh Trường dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) "than" lãi suất chậm nộp học phí trường này quy định quá cao, 0,2%/ngày, tương đương 73%/năm.
Phụ huynh đến Trường VAS phản đối chính sách thu học phí - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Không ít phụ huynh tạm "xuống nước", tranh thủ đến trường hoàn tất học phí trong ngày 26-5.
Trước đó, VAS gửi email đến các phụ huynh chưa hoàn tất học phí học phần 4 cho con, phần lớn là những gia đình chưa đồng thuận với trường về chính sách thu học phí. Trong mail, VAS viết: Theo chính sách tài chính năm học 2019-2020 phụ huynh đã đồng ý và ký xác nhận theo quy định nhà trường, trường áp dụng mức phí chậm nộp là 0,2%/ngày với khoản tiền học phí nếu thanh toán sau ngày 26-5.
Không được quá 20%/năm
Theo ThS Nguyễn Ngọc Duy Mỹ - Hội luật gia Q.Bình Tân (TP.HCM), quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Theo khoản 2, điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên, nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 điều 468 của bộ luật này.
Khoản 1 điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
"Trong khi đó, mức lãi suất chậm nộp mà trường ấn định là 0,2%/ngày, tính ra 73%/năm là vượt quá mức tối đa Bộ luật dân sự cho phép đến 53%" - ThS Mỹ nói và nhận định phần vượt quá này là không có hiệu lực.
ThS Mỹ lưu ý thêm thực tế một số văn bản pháp luật có quy định về mức lãi do chậm thanh toán khác trên như Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, nhưng giao dịch của phụ huynh và nhà trường là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự.
Có chuyện mới biết
Hiện tại, các trường quốc tế quy định các lãi suất phạt chậm nộp học phí khác nhau. Trường quốc tế Úc (AIS), Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), Trường quốc tế Anh Việt (BVIS) áp mức lãi suất phạt 0,05%/ngày (18,25%/năm), trong khi Trường quốc tế Mỹ (TAS) lên đến 1%/ngày (365%/năm)...
Theo một giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM có con đang học trường quốc tế, nhiều phụ huynh khi ký hợp đồng với trường không để ý đến chi tiết này, chỉ khi có chuyện xảy ra mới vỡ lẽ.
"Mình biết có cả những người làm trong ngành khi cho con theo học cũng không để ý vấn đề trên" - vị này nói và cho biết thêm trong những trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính mà chậm nộp tiền cũng chỉ chịu lãi phạt 0,05%/ngày, tức 18,25%/năm. Hay nếu chậm nộp thuế, lãi suất phạt cũng chỉ 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
Trưởng phòng tài chính một trường quốc tế tại Q.2, TP.HCM thừa nhận một số trường quốc tế chưa nghiên cứu kỹ các điều khoản luật ở Việt Nam, mà chỉ áp dụng chung với hệ thống các trường nước ngoài về lãi suất phạt chậm nộp.
Cũng theo trưởng phòng này, trước đây, khi chưa có dịch COVID-19, điều khoản này ít khi phải sử dụng đến vì các trường thường xuyên nhắn tin nhắc nhở phụ huynh thanh toán tiền học đúng hạn, thậm chí du di cho nhiều gia đình ít hôm. Chỉ khi gặp trường hợp bất ngờ như COVID-19 vừa qua, khi nhiều phụ huynh không đồng ý thanh toán những khoản phí của trường thì chuyện phạt nộp quá hạn mới nóng lên.
Nghiên cứu kỹ khi ký hợp đồng
Theo luật sư Vũ Quang Đức - Đoàn luật sư TP.HCM, giữa phụ huynh và ban giám hiệu gặp vướng mắc về thỏa thuận, học phí, tiền phạt, đầu tiên có thể liên hệ với Sở GD-ĐT TP.HCM để được hướng dẫn giải quyết. Luật sư Đức cũng khuyên khi xem xét các hợp đồng, phụ huynh cần nghiên cứu thật kỹ các điều khoản và những trường hợp có thể xảy ra rồi mới đặt bút ký.
Phụ huynh chờ cả ngày vẫn không thể đối thoại với trường Việt Úc Nhiều phụ huynh đợi từ sáng đến chiều, yêu cầu lãnh đạo trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, TP.HCM, đối thoại về học phí và chất lượng giáo dục nhưng không được đáp ứng. Những tờ rơi, băng rôn với nội dung "Phản đối chính sách học phí của Việt Úc trong mùa dịch Covid-19", "Phản đối chất lượng giáo dục trường...