Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh: Khởi đầu cho một trào lưu giáo dục mới
Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh ra đời được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi và nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.
Trường quốc tế đầu tiên tại Bắc Ninh
Ngày 16/7/2022, tại Khu đô thị Him Lam Green Park, thành phố Bắc Ninh, Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh đã chính thức khánh thành và đi vào hoạt động, trở thành trường liên cấp quốc tế đầu tiên trên địa bàn cung cấp chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Ông Dương Công Minh, nhà sáng lập hệ thống giáo dục Him Lam chia sẻ rằng, cá nhân ông và doanh nghiệp đã đóng góp hàng chục nghìn tỷ cho hoạt động công tác xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục. Với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của tỉnh Bắc Ninh, Công ty Him Lam đã quyết định đầu tư 500 tỷ đồng để xây dựng Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh.
Ông Dương Công Minh – nhà sáng lập hệ thống giáo dục Him Lam.
Nhà sáng lập hệ thống giáo dục Him Lam nhấn mạnh, việc xây dựng trường quốc tế là một trong những tiện ích mà Him Lam đang muốn triển khai nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, đồng thời thu hút các chuyên gia nước ngoài chọn Bắc Ninh là nơi làm việc và sinh sống, đặc biệt là nhóm các chuyên gia người Hàn Quốc, Trung Quốc…
Sự kiện khánh thành Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh đánh dấu sự chuyển mình mới của ngành giáo dục tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là ngôi trường tại Bắc Ninh được đầu tư cơ sở vật chất hàng đầu, đồng thời cung cấp chương trình học cho trẻ từ bậc mầm non tới trung học phổ thông theo chương trình đào tạo chuẩn quốc tế.
Video đang HOT
Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh đi vào hoạt động là cột mốc quan trọng trong sự chuyển mình của ngành giáo dục tỉnh.
Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh áp dụng chương trình Tú tài Quốc tế IB International Baccalaureate trong giảng dạy cho các cấp học. Ông Dwayne Lehman, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh cho biết thêm: “Chương trình IB tập trung nuôi dưỡng năng lực nhận thức quốc tế và một thế hệ công dân toàn cầu, đồng thời giúp các em phát triển những phẩm chất cốt lõi.
Phương pháp giáo dục của IB hướng các em trở thành những cá nhân biết quan tâm, dám mạo hiểm, có tư duy cởi mở, tư duy phản biện, và chuẩn bị cho các em tâm thế để thành công ở bất cứ nơi nào các em đến trong tương lai. Xa hơn nữa, IB giúp các em học tập thông qua năng lực truy vấn, tạo điều kiện để các em kiến tạo nên một thế giới tốt đẹp và hòa bình, thông qua sự tôn trọng và hiểu biết về những nền văn hóa khác nhau”.
Khởi đầu trào lưu giáo dục mới tích cực
“Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh được thành lập là bước khởi đầu cho một trào lưu giáo dục mới tích cực, tiến bộ, mang tầm quốc tế trên vùng đất quan họ văn hiến, hiện đại”, ông Đào Quang Khải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh chia sẻ trong buổi lễ khánh thành ngôi trường này.
Theo ông Khải, giáo dục của Bắc Ninh những năm qua đều nằm trong Top 10 cả nước. Song, đứng trước yêu cầu phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, giáo dục Bắc Ninh cần có sự đổi mới, thích ứng với thời cuộc.
Chương trình học chuẩn quốc tế cùng hình thức tân tiến trong khai vấn tư duy, tăng cường sự phản biện bên cạnh hành trang ngôn ngữ tiếng Anh được đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Bắc Ninh. Để lấp đầy mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh giáo dục, sự ra đời của trường quốc tế như Trường Quốc tế Him Lam là vô cùng cần thiết.
Như nhận định của vị lãnh đạo Bắc Ninh, sự ra đời của một ngôi trường quốc tế trên địa bàn tỉnh là bước chuyển về nhận thức, phù hợp xu thế phát triển mới, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh và học sinh, đồng thời mở cửa cho đầu tư nước ngoài để phát triển giáo dục.
Nhìn ở góc độ giải quyết bài toán tìm kiếm môi trường giáo dục mới, việc đưa chương trình Tú tài Quốc tế IB vào giảng dạy cùng cơ sở vật chất tốt tại Trường Quốc tế Him Lam không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh tại Bắc Ninh và các tỉnh lân cận mà còn trở thành nơi lựa chọn cho gia đình chuyên gia nước ngoài sinh sống tại khu vực này, đặc biệt là chuyên gia người Hàn Quốc.
Theo Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Park Noh Wan, hiện nay, nhiều người dân Hàn Quốc đang sinh sống tại khu vực Bắc Ninh và Bắc Giang. Ông Park Noh Wan mong rằng, sẽ có nhiều người con của kiều bào Hàn Quốc tại đây được nuôi dưỡng ước mơ và năng lực trong điều kiện tốt của Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh.
Trong khi đó, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, với đội ngũ các thầy cô giáo được tuyển chọn kỹ càng từ nhiều quốc gia trên thế giới, với một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, chắc chắn, Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh sẽ cung cấp một môi trường giáo dục quốc tế tốt nhất cho các cháu học sinh tỉnh Bắc Ninh.
Vị lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ sự tin tưởng: “Trong tương lai không xa, các cháu tốt nghiệp Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh sẽ trở thành những sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước, trở thành niềm tự hào của gia đình, cộng đồng và xã hội”. Lời khẳng định của ông là đánh giá xác thực nhất về chất lượng học tập của Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh.
Những bài học thú vị và trực quan trên lớp tạo nhiều động lực cho học sinh trong học tập.
Mang theo tâm huyết của những nhà sáng lập, Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh ra đời với mong muốn trở thành nơi nuôi dưỡng cho thế hệ công dân toàn cầu. Ngôi trường cũng được kỳ vọng mang lại sự đổi thay trong phương thức tiếp cận và thay đổi tư duy trong giảng dạy, học tập tại tỉnh thành như Bắc Ninh với chất lượng giáo dục và mô hình đào tạo chuẩn quốc tế.
Nỗi lo thiếu trường, thiếu giáo viên
Ngày tựu trường đã gần kề, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM thông báo năm nay số học sinh từ mầm non đến THPT tăng hơn 22.000.
Với số lượng này, yêu cầu số phòng học cũng tăng theo và nỗi lo thiếu giáo viên đang hiển hiện.
Có thể nói TP HCM là địa phương có cơ sở vật chất cho giáo dục thuộc diện tốt nhất nước. Nhưng bởi là trung tâm kinh tế nên nơi đây cũng thu hút nhiều lao động nhất và áp lực về các mặt giáo dục, y tế... cũng tăng tương ứng. Chỉ trong năm học 2022-2023, TP HCM đưa vào sử dụng thêm 575 phòng học nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Giáo viên cũng thiếu trầm trọng, khoảng 5.000 người.
Đây cũng là bức tranh chung của hầu hết các địa phương khác. Đặc biệt, những địa phương vùng sâu, vùng xa, kinh tế chưa phát triển thì tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên còn nặng nề hơn nhiều. Báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết trong năm học này sẽ tăng thêm 29.000 học sinh và hiện tỉnh đang thiếu tới 3.000 giáo viên. Tỉnh Nghệ An năm 2021 được bổ sung 2.800 giáo viên nhưng đến năm nay vẫn còn thiếu 6.000 giáo viên. Ngay tại thành phố lớn như thủ đô Hà Nội cũng cần hơn 7.000 giáo viên các cấp học; thiếu phòng học nên nhiều trường phải dồn lớp, dồn học sinh vượt qua tiêu chuẩn quy định.
Trong Quyết định 71 của Bộ Chính trị vừa mới ban hành về tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026, nêu rõ trong giai đoạn này toàn quốc cần bổ sung 65.998 giáo viên. Đây là con số rất lớn, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của hệ thống chính trị cả quốc gia mới có thể đáp ứng được cho ngành giáo dục.
Tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường lớp đã diễn ra từ nhiều năm và liên tục cho đến nay. Không ít địa phương tự hào về tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc, khả năng thu hút đầu tư hàng tỉ USD... nhưng điều đó liệu có đáng tự hào và bền vững khi hệ thống giáo dục lại có phần chệnh choạng. Thật khó viện dẫn khó khăn để chấp nhận thực trạng này. Đất đai ở địa phương không thiếu. Mỗi năm có thể giao cả ngàn hecta cho doanh nghiệp làm kinh tế thì không lý do gì không có nổi vài hecta dành cho giáo dục. Nguồn thu ngân sách của địa phương mỗi năm lên đến cả chục ngàn tỉ đồng thì không thể không tiết kiệm được vài trăm tỉ đồng dành cho xây trường...
Vấn đề thiếu trường học, thiếu giáo viên cần phải giải quyết ở tầm quốc gia. Dân số tăng theo một tỉ lệ nhất định chứ không thể tăng đột biến nên hằng năm, các cơ quan chức năng quốc gia sẽ nắm được số trẻ ở độ tuổi đến trường. Tương ứng sẽ cần bao nhiêu lớp học, bao nhiêu giáo viên. Từ đây, quy hoạch ngành sư phạm các cấp, thậm chí là tạo điều kiện ưu đãi tối đa để nâng tỉ lệ giáo viên được đào tạo cho từng cấp học.
Không thể mãi lần lữa. Giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu trong các quyết sách của từng địa phương và quốc gia. Chăm sóc giáo dục chu đáo cho thế hệ hiện tại thì chúng ta mới có đội ngũ nhân lực mạnh, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hoàn thiện các kế hoạch của tương lai.
Trường học vùng khó rà soát, nâng cấp cơ sở vật chất đón năm học mới Trước thềm năm học 2022 - 2023, nhiều trường học tại tỉnh Quảng Trị hối hả chuẩn bị, nâng cấp cơ sở vật chất, vệ sinh trường lớp, rà soát trang thiết bị phục vụ dạy học. Cô giáo Trường Mầm non Hoa Lan (huyện miền núi Đakrông) chỉnh trang góc học tập ở các lớp học. Sẵn sàng đón trẻ trở lại...