Trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao xét học bạ để tuyển sinh
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh vừa ký Thông tư số 072021/TT- BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao. Thông tư có hiệu lực từ ngày 27-4-2021.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Về phân cấp quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao thuộc địa phương chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn của sở văn hóa, thể thao và du lịch; chịu sự quản lý nhà nước của sở giáo dục và đào tạo về chương trình giáo dục phổ thông.
Về nguyên tắc tổ chức lớp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao thực hiện việc tổ chức lớp học kiến thức văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông gồm những học sinh có cùng trình độ văn hóa, có thể không cùng độ tuổi.
Video đang HOT
Còn lớp học năng khiếu thể dục thể thao gồm những học sinh có cùng trình độ chuyên môn thể thao, có thể không cùng trình độ kiến thức văn hóa và độ tuổi. Mỗi lớp năng khiếu thể thao không quá 25 học sinh và mỗi học sinh chỉ được học ở một lớp năng khiếu thể dục thể thao.
Đối tượng tuyển sinh của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao là học sinh từ 6 đến 15 tuổi, hoàn thành chương trình giáo dục theo độ tuổi, cấp học tương ứng theo quy định; có sức khỏe, thể hình, đạo đức tốt, học lực từ trung bình trở lên, có năng khiếu thể dục, thể thao.
Trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao tuyển sinh căn cứ vào việc tổ chức xét học bạ và kết quả kiểm tra về năng khiếu. Nhà trường được tuyển sinh bổ sung 2 lần/năm học. Những học sinh đã vào học tối đa từ 6 tháng đến một năm học, nếu không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, không có khả năng phát triển thành tích ở môn thể thao đang được đào tạo sẽ được chuyển sang học ở trường phổ thông khác trên địa bàn theo quy định hiện hành.
TP.HCM chính thức thay đổi hệ số điểm các môn thi vào lớp 10
Các môn thi vào lớp 10 tại TP.HCM gồm Ngoại ngữ, Toán, Văn đều được tính điểm hệ số 1.
Ngày 22/3, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2021-2022.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay dự kiến tổ chức vào ngày 2, 3/6. Công tác tuyển sinh lớp 10 có nhiều thay đổi quan trọng.
Học sinh muốn vào lớp 10 công lập phải thi tuyển 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ. Đặc biệt, hệ số điểm bài thi của 3 môn đều là hệ số một. Những năm trước, hai môn Toán, Văn nhân hệ số 2, Ngoại ngữ hệ số 1.
Cùng với đó, thời gian làm bài của môn Ngoại ngữ tăng lên thành 90 phút (trước đây 60 phút), thời gian làm bài của môn Văn, Toán vẫn giữ nguyên là 120 phút/môn.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết cùng với việc thay đổi hệ số tính điểm và tăng thời gian làm bài, đề thi môn Ngoại ngữ sẽ tăng số lượng câu hỏi.
Tuy nhiên, nội dung các môn thi, mức độ khó của đề vẫn được sở giữ ổn định như những năm trước, theo định hướng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Nội dung đề thi nằm trong phạm vi chương trình THCS, chủ yếu là lớp 9.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.
Thí sinh sẽ được đăng ký ba nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Phổ thông năng khiếu Đại học Quốc gia TP.HCM).
Để xét tuyển vào lớp 10 công lập tại TP.HCM, học sinh phải dự thi đủ 3 bài thi Toán, Văn, Ngoại ngữ, không có bài thi nào bị điểm 0.
Điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập là tổng điểm 3 bài thi cộng với điểm ưu tiên nếu có.
Tránh tình trạng tiêu chí phụ ảnh hưởng đến quyền lợi thí sinh khi xét tuyển Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường có yêu cầu tiêu chí phụ, sơ tuyển trong tuyển sinh phải có giải pháp để kiểm soát được các thông tin này trước khi đưa vào hệ thống xét tuyển lọc ảo, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các trường ĐH, cao đẳng sư phạm mầm non trên...