Trường nội trú FPT cho 1.000 em nhỏ mất cha, mẹ do COVID-19 tuyển sinh thế nào?
Trường Nội trú FPT không áp dụng yêu cầu về học lực để làm cơ sở tiếp nhận, thay vào đó sẽ đón những em có hoàn cảnh khó khăn, có nguyện vọng tham gia chương trình.
Video: Chủ tịch FPT trả lời việc mở trường nuôi dạy 1.000 trẻ mồ côi do COVID-19
Đặt tại Khu đô thị FPT City Đà Nẵng, Trường nội trú FPT sẽ đón nhận các em trong độ tuổi từ 6 – 18 tuổi trên toàn quốc.
Nhà trường không áp dụng yêu cầu về học lực để làm cơ sở tiếp nhận, thay vào đó sẽ đón những em có hoàn cảnh khó khăn, có nguyện vọng tham gia chương trình và được sự chấp thuận của người giám hộ hợp pháp. Sau 18 tuổi, nếu các em có nguyện vọng học đại học, thạc sỹ tại FPT thì các em sẽ được hỗ trợ học bổng.
Hiện các thủ tục pháp lý, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân sự và các chương trình đào tạo, chăm sóc nuôi dưỡng các em đang được FPT, Quỹ Hy vọng phối hợp cùng các đơn vị, tổ chức đoàn thể gấp rút triển khai để sớm đón các em nhập trường.
Trước mắt, các em sẽ được bố trí ăn, ở tại toà nhà FPT Smart Nano tromg khu FPT City Đà Nẵng.
Nguồn tài chính cam kết bởi những người FPT và tập đoàn này sẵn sàng đón nhận tất cả những sáng kiến, ý tưởng và giải pháp của cộng đồng để chung sức xây dựng môi trường tốt đẹp nhất cho các em dựa trên triết lý: “yêu thương là sức mạnh của nghị lực và thành công”, thông qua “Cổng yêu thương”.
Những ngày qua, rất nhiều tâm nguyện và mong muốn chung sức đã được các tổ chức, cá nhân, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực gửi về ngôi trường yêu thương.
Trước đó, ngày 16/9, Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT Trương Gia Bình đã khởi xướng ý tưởng xây dựng một ngôi trường dành cho các em nhỏ không may mất đi cha mẹ do COVID-19. Ông Bình mong muốn tạo ra một môi trường để các em được chăm sóc, yêu thương, học tập và rèn luyện, biến đau thương thành sức mạnh, từ đó trưởng thành và góp phần xây dựng đất nước trong tương lai.
Hãy bỏ cộng điểm ưu tiên ở các trường đại học danh giá, top đầu
Thí sinh nào muốn được cộng điểm thì phải chấp nhận vào trường xếp hạng thấp; hãy giữ thương hiệu và danh giá cho các trường top đầu bằng cách bỏ điểm ưu tiên.
Câu chuyện nên hay không nên bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên vào đại học vẫn sôi sục các mùa tuyển sinh từ nhiều năm nay. Những năm gần đây, khi điểm thi tốt nghiệp trở thành một căn cứ, vấn đề về công bằng càng được đặt ra một cách gay gắt. Bởi đề thi tốt nghiệp là đề thi đại trà, nói thẳng ra là dễ, không cần học lực xuất sắc để đạt điểm tám, chín, thậm chí điểm mười. Kết quả thi giữa thí sinh khá và giỏi không có sự phân hóa rõ rệt, chỉ cần thêm yếu tố may rủi là chuyện học sinh giỏi phải xếp sau các bạn kém mình rất dễ xảy ra.
Và chế độ cộng điểm ưu tiên khiến cho "sai số" này càng lớn. Một thí sinh có thể được ưu tiên đến 2,75 điểm - khoảng cách rất đáng kể về học lực, trong khi chỉ 0,1 điểm thôi đã có thể thay đổi số phận, đường đời một thí sinh. Trong số bạn bè, họ hàng, người quen của tôi, lâu nay không ít người có con học rất tốt, điểm thi cao, nhưng vẫn không vào được trường đại học mong muốn vì phải xếp sau các bạn được cộng điểm. Một chị bạn tôi tâm sự: "Trượt đại học theo cách này rất oan ức, tôi không biết giải thích thế nào với con về sự công bằng khi các bạn thấp hơn cháu 2 điểm rưỡi vẫn đỗ còn cháu thì trượt. Ở tuổi này, đòi hỏi về sự công bằng rất lớn, vì thế cháu rất khó chấp nhận để vượt qua".
Rất nhiều chuyên gia lên tiếng đề nghị bỏ điểm ưu tiên khi tuyển sinh đại học. Đã đến lúc ngành Giáo dục nghiêm túc xem xét vấn đề này. Nếu vẫn duy trì chính sách đó thì ít nhất cũng phải khống chế mức cộng thật thấp, tối đa 1 điểm, để không làm thay đổi đáng kể chất lượng đầu vào. Ưu tiên mà cộng đến gần 3 điểm thì chẳng khác nào đẩy thí sinh giỏi đi, đón thí sinh kém vào giảng đường.
Và nếu cộng điểm ưu tiên, xin hãy trừ các trường đại học danh giá, top đầu ra. Hãy đảm bảo mọi thí sinh vào được các trường này đều chỉ dựa vào thực lực. Đây là cách để bảo vệ và nâng cao thương hiệu của các trường lớn, vốn là bộ mặt của nền giáo dục Việt Nam, đồng thời giữ cho chất lượng nguồn nhân lực mà họ đào tạo luôn ở đỉnh cao. Đối với thí sinh, khi đã nhận ưu tiên, thiết nghĩ cũng không nên đòi hỏi thứ tốt nhất, đẳng cấp nhất.
Đặc biệt, đối với những ngành có sự đòi hỏi khắt khe về trình độ, chất lượng nhân sự cũng nên bỏ chế độ ưu tiên cộng điểm. Chẳng hạn như ngành Y, ngành liên quan đến sinh mạng con người, việc chấp nhận thí sinh thiếu đến 2,75 điểm so với điểm chuẩn là sự hạ thấp chất lượng y bác sĩ.
Sau một thời gian loại trừ các trường hợp kể trên, ngành Giáo dục Việt Nam nên tiến tới dừng hoàn toàn chính sách ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học.
Ba thay đổi nhỏ đáng mừng trong giáo dục đào tạo Quy định thu hút thí sinh khá giỏi vào ngành sư phạm, theo tôi là sự thay đổi đột phá, thể hiện ý chí của người lãnh đạo coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Do vậy, có thể khẳng định xã hội sẽ loại bỏ khỏi câu nói dân gian khá bi ai một thời "chuột chạy cùng sào mới vào...