Trường Ngôi Sao Hà Nội quyết định không điều chỉnh mức thu học phí online mùa Covid-19
Đối với những trường hợp chưa đồng thuận, phụ huynh vui lòng đề xuất nguyện vọng cá nhân và trực tiếp tới nộp tại văn phòng nhà trường trước ngày 8/6/2020. Ban Giám hiệu Trường Ngôi Sao sẽ tiếp nhận đơn và giải quyết nguyện vọng của phụ huynh.
Ngày 2/6/2020, Trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội ( quận Thanh Xuân, Hà Nội, gọi tắt là Trường Ngôi Sao) đã ra thông báo về việc mức thu học phí giai đoạn học trực tuyến năm học 2019-2020.
Theo đó, nội dung thông báo cho biết, sau buổi gặp mặt trao đổi giữa Trường Ngôi Sao và phụ huynh học sinh vào chiều 26/5/2020, Ban lãnh đạo nhà trường đã họp và đưa ra thông báo chính thức về mức thu học phí giai đoạn học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cụ thể như sau: Giữ nguyên mức thu tại thông báo về việc điều chỉnh học phí năm học 2019-2020 ngày 22/5/2020 của Trường Ngôi Sao;
Đối với những trường hợp chưa đồng thuận, phụ huynh vui lòng đề xuất nguyện vọng cá nhân và trực tiếp tới nộp tại văn phòng nhà trường trước ngày 8/6/2020. Ban Giám hiệu Trường Ngôi Sao sẽ tiếp nhận đơn và giải quyết nguyện vọng của phụ huynh.
Liên quan đến vấn đề này, sáng 3/6, một số phụ huynh cho rằng, như vậy trong buổi gặp gỡ trao đổi giữa nhà trường và phụ huynh hôm 26/5 không đạt được kết quả như mọi người quan tâm.
“Những người có con em vào trường đều có kinh tế khá giả, có quan hệ nên họ sẽ không đắn đo về khoản phí. Tuy nhiên, một số gia đình đã cố gắng cho con em theo học mà kinh tế eo hẹp, hoặc làm ăn không suôn sẻ thì lại phải tính toán”, một phụ huynh bày tỏ.
Trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội
Video đang HOT
Trước đó, ngày 22/5, Trường Ngôi Sao gửi thông báo về việc điều chỉnh học phí năm học 2019-2020 tới các phụ huynh thông qua học sinh.
Thông báo trên có nội dung thu học phí của các tháng 2, 3, 4/2020 đến ngày 10/5/2020 (giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh) là 8.750.000 đồng.
Phần thu học phí trên nhiều phụ huynh cho rằng là không hợp lý, chưa có sự thỏa thuận và được sự đồng ý của họ.
Do có ý kiến từ nhiều phụ huynh, đến ngày 26/5/2020, Trường Ngôi Sao đã tổ chức cuộc họp phụ huynh học sinh để trao đổi về nội dung trên.
Tại cuộc họp, một phụ huynh tên Khuê đại diện cho tập thể phụ huynh lớp 3A5 nêu ý kiến rằng: Nhà trường nên chia thời gian nghỉ dịch dạy online làm 2 giai đoạn, gồm:
Giai đoạn từ 1/2 đến 22/3 – giai đoạn này Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể, nhà trường bị động dẫn đến chưa có sự chuẩn bị kỹ càng cho việc dạy và học online, nên thời gian này chủ yếu là giao bài tập cho các con, thời gian học không đáng kể;
Giai đoạn tiếp là từ 23/3-10/5, đây là giai đoạn có sự chỉ đạo rõ ràng của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, nhà trường có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên việc dạy và học online có quy củ hơn.
Nhưng khối lớp 3 cũng chỉ học 4 môn chính là Toán, Văn, tiếng Anh và Tin học. Số tiết học và chất lượng học online là không tốt bằng học trực tiếp.
Từ đó, anh Khuê đưa ra mong muốn là giai đoạn từ 1/2 đến 22/3 nhà trường nên thu 1 triệu đồng, giai đoạn từ 23/3-10/5 chỉ thu 3 triệu đồng. Tổng học phí dạy online cả 2 giai đoạn thu 4 triệu đồng là hợp lý.
Ý kiến của anh Khuê nói trên đã nhận được sự hưởng ứng rất đông của các phụ huynh tham gia cuộc họp.
Chậm nộp học phí phải 'chịu phạt' 0,2%/ngày, phụ huynh trường quốc tế 'xuống nước'
Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh Trường dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) "than" lãi suất chậm nộp học phí trường này quy định quá cao, 0,2%/ngày, tương đương 73%/năm.
Phụ huynh đến Trường VAS phản đối chính sách thu học phí - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Không ít phụ huynh tạm "xuống nước", tranh thủ đến trường hoàn tất học phí trong ngày 26-5.
Trước đó, VAS gửi email đến các phụ huynh chưa hoàn tất học phí học phần 4 cho con, phần lớn là những gia đình chưa đồng thuận với trường về chính sách thu học phí. Trong mail, VAS viết: Theo chính sách tài chính năm học 2019-2020 phụ huynh đã đồng ý và ký xác nhận theo quy định nhà trường, trường áp dụng mức phí chậm nộp là 0,2%/ngày với khoản tiền học phí nếu thanh toán sau ngày 26-5.
Không được quá 20%/năm
Theo ThS Nguyễn Ngọc Duy Mỹ - Hội luật gia Q.Bình Tân (TP.HCM), quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Theo khoản 2, điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên, nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 điều 468 của bộ luật này.
Khoản 1 điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
"Trong khi đó, mức lãi suất chậm nộp mà trường ấn định là 0,2%/ngày, tính ra 73%/năm là vượt quá mức tối đa Bộ luật dân sự cho phép đến 53%" - ThS Mỹ nói và nhận định phần vượt quá này là không có hiệu lực.
ThS Mỹ lưu ý thêm thực tế một số văn bản pháp luật có quy định về mức lãi do chậm thanh toán khác trên như Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, nhưng giao dịch của phụ huynh và nhà trường là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự.
Có chuyện mới biết
Hiện tại, các trường quốc tế quy định các lãi suất phạt chậm nộp học phí khác nhau. Trường quốc tế Úc (AIS), Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), Trường quốc tế Anh Việt (BVIS) áp mức lãi suất phạt 0,05%/ngày (18,25%/năm), trong khi Trường quốc tế Mỹ (TAS) lên đến 1%/ngày (365%/năm)...
Theo một giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM có con đang học trường quốc tế, nhiều phụ huynh khi ký hợp đồng với trường không để ý đến chi tiết này, chỉ khi có chuyện xảy ra mới vỡ lẽ.
"Mình biết có cả những người làm trong ngành khi cho con theo học cũng không để ý vấn đề trên" - vị này nói và cho biết thêm trong những trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính mà chậm nộp tiền cũng chỉ chịu lãi phạt 0,05%/ngày, tức 18,25%/năm. Hay nếu chậm nộp thuế, lãi suất phạt cũng chỉ 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
Trưởng phòng tài chính một trường quốc tế tại Q.2, TP.HCM thừa nhận một số trường quốc tế chưa nghiên cứu kỹ các điều khoản luật ở Việt Nam, mà chỉ áp dụng chung với hệ thống các trường nước ngoài về lãi suất phạt chậm nộp.
Cũng theo trưởng phòng này, trước đây, khi chưa có dịch COVID-19, điều khoản này ít khi phải sử dụng đến vì các trường thường xuyên nhắn tin nhắc nhở phụ huynh thanh toán tiền học đúng hạn, thậm chí du di cho nhiều gia đình ít hôm. Chỉ khi gặp trường hợp bất ngờ như COVID-19 vừa qua, khi nhiều phụ huynh không đồng ý thanh toán những khoản phí của trường thì chuyện phạt nộp quá hạn mới nóng lên.
Nghiên cứu kỹ khi ký hợp đồng
Theo luật sư Vũ Quang Đức - Đoàn luật sư TP.HCM, giữa phụ huynh và ban giám hiệu gặp vướng mắc về thỏa thuận, học phí, tiền phạt, đầu tiên có thể liên hệ với Sở GD-ĐT TP.HCM để được hướng dẫn giải quyết. Luật sư Đức cũng khuyên khi xem xét các hợp đồng, phụ huynh cần nghiên cứu thật kỹ các điều khoản và những trường hợp có thể xảy ra rồi mới đặt bút ký.
Phụ huynh trường quốc tế oằn lưng 'gánh' đủ thứ phí cho con Ngoài học phí mỗi năm lên đến hàng trăm triệu, phụ huynh có con học ở các trường quốc tế, song ngữ tại TP.HCM còn phải gánh thêm nhiều thứ phụ phí khác. Ngày 24/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM có giấy mời chủ tịch HĐQT, chủ đầu tư, hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn 30 trường phổ thông...