Trường Mầm non Vạn Lương: Điểm sáng trong công tác giáo dục
Những năm qua, Trường Mầm non Vạn Lương ( thôn Quảng Phước, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh) đã nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục học sinh toàn diện, được các cấp, ngành, phụ huynh đánh giá cao.
Nhiều năm liền, trường đạt thành tích xuất sắc, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Một ngày đầu tháng 11, chúng tôi ghé thăm Trường Mầm non Vạn Lương nằm giữa thôn Quảng Phước. Ấn tượng ban đầu về trường là cơ sở vật chất khang trang, sạch, đẹp, cây xanh tỏa bóng mát; có vườn rau, khu vui chơi, học tập rất bài bản; từ tường rào cho đến bậc cầu thang, hành lang được cán bộ, giáo viên vẽ tranh, trang trí rất ngộ nghĩnh, lôi cuốn học sinh. Trong mỗi lớp học có đầy đủ đồ dùng học tập và được cô trò trang trí ngăn nắp, khoa học. Khi có khách đến thăm, các bé đều đứng dậy khoanh tay chào rất lễ phép. Bé Kim Yến (5 tuổi), cầm bức tranh đang tô màu hớn hở khoe: “Cháu đang cố gắng hoàn thiện bức tranh cảnh trường để tặng cô giáo nhân ngày 20-11. Các cô giáo rất thương yêu chúng cháu; dạy hát, múa, tô màu, vẽ tranh, làm quen với chữ, số, cách trồng rau… Cháu rất thích được đến trường mỗi ngày”.
Giáo viên Trường Mầm non Vạn Lương hướng dẫn trẻ trong giờ học.
Hầu hết trẻ từ 25 tháng tuổi đến 6 tuổi ở trường đều rất nhanh nhẹn, không nhút nhát, e dè. Điều này cho thấy môi trường giáo dục của trường được chú trọng, tạo được niềm tin yêu của trẻ nhỏ. Cô Trần Thị Xuân Hồng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Vạn Lương cho biết, hiện nay, toàn trường có 380 trẻ với 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường luôn chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Công tác huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp hàng năm của trường đều đạt và vượt chỉ tiêu, trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Ở trường, mỗi giáo viên đều có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, luôn đối xử công bằng và thường xuyên gần gũi, nắm kỹ những đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ; không ngại vất vả, cố gắng rèn luyện các bé đi vào nề nếp từ ngày đầu tiên đến lớp và luôn thể hiện vai trò là người mẹ hiền thứ hai của trẻ.
Các giáo viên còn tạo mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh nắm bắt những đặc tính cá biệt của từng em để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất. Mỗi ngày lên lớp, cô giáo đều tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhằm giúp trẻ khám phá, tìm tòi, trải nghiệm các sự vật, hiện tượng, qua đó giúp trẻ mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh. Các bé được tạo điều kiện phát triển năng khiếu thông qua giờ hoạt động âm nhạc, làm quen văn học, tạo hình. Hàng năm, vào các dịp lễ, Tết, nhà trường đều tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như: Diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, hội chợ xuân, tiệc buffet… Đối với những bé chuẩn bị bước vào lớp 1, trường tổ chức cho các cháu thăm và làm quen với môi trường ở các trường tiểu học để tránh sự bỡ ngỡ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhà trường còn trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập cho trẻ; thường xuyên phổ biến cho phụ huynh nắm kỹ chương trình mầm non để theo dõi các hoạt động của con em mình, trao đổi với giáo viên phụ trách lớp để có giải pháp giáo dục trẻ đạt kết quả tốt hơn. Bộ phận y tế nhà trường thường xuyên kiểm tra sức khỏe của trẻ; hàng tháng thực hiện cân, đo trọng lượng, chiều cao để kịp thời điều chỉnh, bổ sung khẩu phần ăn, giúp trẻ tăng cân hợp lý. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh được nhà trường quan tâm.
Những năm qua, tập thể cán bộ, giáo viên của trường đã tham gia sôi nổi các phong trào thi đua, nhất là phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt”. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của trường có sự chuyển biến rõ nét. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2017. Phát huy những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới, trường sẽ không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2…
Nhiều năm liền, Trường Mầm non Vạn Lương dẫn đầu khối thi đua mầm non trong toàn huyện, được UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen. Đặc biệt, từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2021 – 2022, trường được UBND tỉnh tặng 5 cờ thi đua xuất sắc; năm học 2017 – 2018 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Chi bộ trường được Tỉnh ủy tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giai đoạn 2017 – 2021. Cá nhân cô Trần Thị Xuân Hồng được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh tặng bằng khen…
______________________________________
Bà Bùi Thị Bích Liên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vạn Ninh: Những năm qua, Trường Mầm non Vạn Lương đã chú trọng đổi mới trong hoạt động, trở thành điểm sáng trong công tác giáo dục mầm non của huyện. Trường đã xây dựng hình ảnh tốt trong lòng học sinh, phụ huynh và được người dân tin tưởng, gửi gắm con em vào học. Nhà trường cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng tập thể đoàn kết, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…
Thúc đẩy quyền tiếp cận giáo dục
Phát triển giáo dục và đào tạo luôn được ảng, Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách 'Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc'.
ặc biệt, thời gian qua trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được ảng và Nhà nước quan tâm chăm sóc đặc biệt, ban hành nhiều chủ trương chính sách hữu hiệu, khuyến khích, ưu tiên.
Cô giáo Pơloong Thị Nhun tại lớp học ở điểm trường thôn Atu (xã Ch'Ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam).
Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều nguyên nhân vẫn còn không ít trong nhóm đối tượng này đang gặp khó khăn trong thực hiện quyền tiếp cận giáo dục. Thực tế này đòi hỏi cần tiếp tục thúc đẩy quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người dân tộc thiểu số và miền núi, thực hiện hiệu quả mục tiêu tạo nền tảng vững chắc cho phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người.
Quyền tiếp cận giáo dục là một trong những quyền quan trọng, cơ bản của con người, giúp phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. ối với trẻ em, quyền được học tập là một trong những quyền tất yếu, được Pháp luật Việt Nam quy định và bảo đảm.
Cụ thể, iều 16 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh". Thúc đẩy quyền tiếp cận giáo dục cũng là một trong những mục tiêu cơ bản trong chính sách phát triển của Việt Nam. iều này được khẳng định trong các chính sách ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn nói chung và đối tượng trẻ em ở những khu vực này nói riêng.
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ban hành ngày 4/11/2013, ảng ta khẳng định: "Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách". Trong những năm qua, Chính phủ đã luôn tạo điều kiện để trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận giáo dục bằng việc nỗ lực ban hành, hoàn thiện các chính sách nhằm đẩy mạnh xóa mù chữ cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Về tổng thể, hệ thống chính sách phát triển giáo dục nói chung và chính sách pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành khá đầy đủ, ngày càng hoàn thiện. Theo thống kê của Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và ào tạo, có khoảng 50 văn bản từ Luật đến quyết định của Bộ trưởng Giáo dục và ào tạo liên quan đến quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người dân tộc thiểu số và miền núi, bao gồm: chính sách ưu tiên tuyển sinh; miễn giảm học phí; trợ cấp xã hội; học bổng hỗ trợ học tập; chính sách phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người; chính sách tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, bảo tồn văn hóa của người dân tộc thiểu số, chế độ đối với giáo viên, cán bộ quản lý...
Những chính sách này hoàn toàn phù hợp và thể hiện rõ trách nhiệm của Việt Nam khi là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Bởi iều 28 của Công ước không chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên phải thừa nhận quyền của trẻ em được học hành mà còn chỉ rõ, để từng bước thực hiện quyền này trên cơ sở bình đẳng về cơ hội phải: Thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người; Khuyến khích phát triển nhiều hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận, và thi hành các biện pháp thích hợp như đưa ra loại hình giáo dục miễn phí và cung cấp hỗ trợ tài chính trong trường hợp cần thiết; Dùng mọi phương tiện thích hợp để giúp cho tất cả mọi người, trên cơ sở khả năng của mình, đều có thể tiếp cận với giáo dục đại học; Làm cho những hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận được; Có biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học. Dựa trên cơ sở này, các chủ trương, chính sách của ảng và Nhà nước đã được hiện thực hóa dưới nhiều hình thức khác nhau và đạt được những kết quả bước đầu khả quan.
Cụ thể, đã có nhiều mô hình trường học dành cho con em đồng bào các dân tộc, như: trường thanh niên dân tộc, trường vừa học vừa làm, trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, trường dự bị đại học dân tộc, trường thiếu sinh quân... Hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông từng bước được củng cố và phát triển.
Tính đến năm 2020, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đã đạt đến 90%; tỷ lệ trường học kiên cố tăng từ 77,1% (năm 2015) lên 91,3% (năm 2019); tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở các cấp học đều tăng... ây là những thành tựu rất đáng ghi nhận bởi vùng dân tộc thiểu số và miền núi chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên cả nước và là nơi cư trú của 53 dân tộc thiểu số với 14,12 triệu người (chiếm 14,7% tổng dân số).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được hiện vẫn còn không ít khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em người dân tộc thiểu số và miền núi. Thực tế, đây là nhóm đối tượng phải đối diện với rất nhiều trở ngại, tiêu biểu như vấn đề giao thông vì thực tế, các cung đường miền núi vừa xa xôi, hiểm trở lại tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm. Ngoài ra, trường học nhiều nơi vẫn còn là phòng tạm, thiếu thốn cơ sở vật chất như không có phòng chức năng, thiếu các trang thiết bị công nghệ cơ bản...
Vấn đề bất đồng ngôn ngữ trong quá trình dạy học cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm cơ hội đi học ở nhóm trẻ này, bởi các em còn chưa thông thạo tiếng mẹ đẻ lại phải học tiếng phổ thông nên gặp nhiều trở ngại. Từ đây nhiều em nảy sinh tâm lý chán nản, sợ học rồi dẫn đến bỏ học. Bên cạnh đó, nhiều người dân do những khó khăn về kinh tế cộng thêm tư tưởng cổ hủ, trọng nam khinh nữ, ngăn cản không cho con em mình, nhất là các trẻ em gái được đến trường. Những rào cản này khiến việc học tập của các em không chỉ bị gián đoạn mà còn khiến một tỷ lệ nhất định trẻ em không biết chữ, không được đến trường.
Mặt khác, dù hệ thống văn bản pháp luật, chính sách ưu tiên, hỗ trợ giáo dục cho nhóm đối tượng trẻ em người dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành khá nhiều nhưng vẫn tồn tại những vấn đề như: chồng chéo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật chưa được rà soát, xử lý kịp thời; việc thực thi giám sát thực thi chính sách liên quan quyền tiếp cận giáo dục của các nhóm đối tượng chưa thực sự hiệu quả; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan còn lỏng lẻo...
ối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giáo dục được xem là phương thức hiệu quả nhất đem lại cơ hội phát triển bình đẳng, giúp thay đổi tương lai cho các em. Theo đánh giá của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF Việt Nam), việc không được đến trường không chỉ làm giảm tiềm năng cá nhân của các em mà còn làm tăng các chu kỳ nghèo đói và bất lợi của mọi thế hệ và cả quốc gia.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng của Việt Nam, trẻ em nói chung và trẻ em người dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng không được tiếp cận nền giáo dục có chất lượng, cũng đồng nghĩa với việc đánh mất một nguồn tăng trưởng tiềm năng của đất nước. Không những thế, tình trạng này còn dẫn tới nhiều hệ lụy khác như việc khó hòa nhập giữa các vùng miền, dân tộc, dẫn đến cơ hội để thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng sẽ hạn chế hơn.
Thực tế, mặt bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn có khoảng cách đáng kể với các dân tộc đa số khác; tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ vẫn còn khá lớn; tỷ lệ người có trình độ học vấn cao rất thấp... ặc biệt trong kỷ nguyên số hiện nay, các việc làm truyền thống dần mất đi nên cơ hội học tập, làm việc ngày càng nhiều thách thức đối với trẻ em người dân tộc thiểu số và miền núi. Do đó, thúc đẩy hơn nữa quyền tiếp cận giáo dục cho nhóm đối tượng này là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không chỉ giúp các em được học tập, làm việc bình đẳng mà còn góp phần giảm khoảng cách giàu-nghèo, mang lại cơ hội hòa nhập giữa các vùng miền.
ể giải quyết tình trạng nêu trên cần có các giải pháp đồng bộ, cũng như sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bộ, ban, ngành và hệ thống chính quyền tại địa phương giúp thúc đẩy quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người dân tộc thiểu số và miền núi đạt được hiệu quả như mong muốn. Song song với việc duy trì thực hiện đầy đủ những chính sách, pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền học tập, cần tiến hành rà soát làm cơ sở bổ sung những điều khoản cho phù hợp với tình hình thực tiễn; thực hiện cơ chế giám sát, bảo đảm các chính sách, pháp luật được thực thi đúng, đủ, kịp thời.
Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước đáp ứng các yêu cầu về xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp, điểm trường, trường nội trú nhằm cung cấp môi trường học tập an toàn và hiệu quả cho các em; tạo điều kiện cho trẻ em dân tộc thiểu số tiếp cận công nghệ và phương pháp giáo dục hiện đại; nâng cao năng lực giáo viên; rút ngắn rào cản ngôn ngữ.
'Làm mới' ngoại khóa giáo dục đạo đức lối sống Giáo dục đạo đức lối sống được triển khai đa dạng qua các hoạt động ngoại khóa bổ ích, gần gũi, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Tăng sự tương tác, trao đổi giữa giáo viên và học sinh qua sinh hoạt trải nghiệm. Bồi đắp giá trị văn hóa, lịch sử Ngay từ đầu năm học 2022 -2023, nhiều...