Trường mầm non tìm cách hút giáo viên trở lại làm việc
Hà Nội vừa có thông báo về việc đón học sinh mầm non trở lại từ ngày 13/4. Bên cạnh những khâu chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo phòng dịch, việc tìm giáo viên trở lại làm việc là khâu nan giải của không ít trường, đặc biệt khối dân lập, tư thục.
Đỏ mắt tìm giáo viên
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thành phố hiện có 1.145 cơ sở giáo dục mầm non, với hơn 525.000 trẻ theo học. Trong đó, số trẻ em theo học tại các cơ sở tư thục là hơn 158.000, chiếm 30%. Sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 với các cơ sở này là rất lớn.
Gần 1 năm tạm dừng hoạt động, nhiều trường mầm non rơi vào cảnh không còn “giáo viên cơ hữu”. Một số trường muốn giữ chân được giáo viên thì tìm cách lách luật khi kết nối với phụ huynh để triển khai các nhóm trông trẻ ở các khu dân cư. Tuy nhiên, khi Hà Nội có quyết định đón trẻ trở lại trường, việc tuyển giáo viên khó khăn hơn bao giờ hết.
Tăng lương cho giáo viên mầm non là vấn đề đặt ra với các chủ trường mầm non tư thục. Ảnh: Chụp màn hình.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Bích, người sáng lập Mầm non Việt Anh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, ngay khi Hà Nội có thông tin bậc tiểu học được trở lại trường, chúng tôi đã đăng thông tin tuyển giáo viên trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, đến khi có quyết định chính thức thì nhu cầu tìm giáo viên ngày càng cao. Điều các chủ trường đang gặp phải chính là việc khó thu hút giáo viên trở lại.
Cô Nguyễn Thị Thanh Mai (Chủ trường mầm non Ánh Sao, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Giáo viên của trường đã phải làm nhiều nghề khác nhau mưu sinh trong mùa dịch. Việc trải nghiệm công việc mới như bán hàng online, bán thực phẩm sạch, nhân viên kế toán, thu nhân… tạo mức thu nhập cao trung bình từ 8-10 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, giáo viên cứng thu nhập cũng dừng ở mức 6-8 triệu đồng/tháng, nhưng thời gian làm vất vả, từ 7 giờ sáng đến 17-18 giờ chiều và nghề thì bấp bênh…”.
Chị Hằng Nga có hai cơ sở giáo dục Montessori ở Thanh Xuân và Cầu Giấy, nhưng hiện nay giáo viên có thể đi làm trở lại chỉ có 10 cô, còn lại đều đang duy trì công việc khác có thu nhập cao và ổn định hơn. Không những thế, vật giá leo thang, một số giáo viên khi nhận được đề nghị trở lại trường đã đề nghị chủ trường tăng lương. Điều này cũng khiến không ít hiệu trưởng, chủ trường trăn trở. Họ không ngần ngại chia sẻ thông tin này tới những hội nhóm của chủ trường mầm non.
Video đang HOT
Nhiều hiệu trưởng cho rằng, câu chuyện nhân sự mầm non vẫn đang là vấn đề đau đầu. Mong dịch bệnh qua nhanh để các cô yên tâm với nghề, các chủ trường bớt phần nào gánh nặng chi phí…
Trường phải cạnh tranh với nhóm lớp tự phát
Thực tế, nếu giáo viên còn duy trì với nghề lại thấy hài lòng hơn khi ở các lớp, nhóm nhỏ tự phát trong mùa dịch.
Cô B.M (giáo viên trường mầm non Thăng Long Kidsmart, Cầu Giấy, Hà Nội) nhận trông 5 trẻ tại nhà của phụ huynh. Các học sinh đều ở lứa tuổi tiền tiểu học. Cô B.M duy trì lớp học này được 6 tháng nay nhờ sự chung tay của các phụ huynh.
Nói về quyết định trở lại trường dạy, cô B.M cho biết: “Trước mắt tôi vẫn chưa trở lại trường dạy vì dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp. Mặt khác, công việc hiện tại với 5 trẻ vừa sức và có thu nhập cao hơn nhiều so với việc đi dạy bình thường. Những trẻ tôi dạy ngoài việc chăm sóc ra, tiêu chí phụ huynh cũng đặt ra là chuẩn bị để các con thi tuyển vào các trường dân lập hot như: Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi sao… Lớp học đã tổ chức được nửa năm nên tôi thấy khá hài lòng”.
Chị Thanh Trang (Hiệu trưởng Trường mầm non TBK, Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Giáo viên của tôi quen với việc trông nhóm trẻ tại nhà. Mức thu nhập của họ hiện tại là 10-12 triệu/tháng. Trong khi việc đi làm trở lại không ổn định. Trước mắt, để tìm được giáo viên trở lại, phải hạ các tiêu chí tuyển dụng so với trước đây, đồng thời tăng 10-15% lương tùy vị trí để thu hút giáo viên”.
Bên cạnh giáo viên, trường mầm non cũng phải tìm người nấu ăn, phục vụ. Chị Thanh Trang cho biết, nếu không gọi được đầu bếp, trường phải huy động người trong gia đình để nấu ăn cho trẻ trong thời gian đầu khởi động lại trường.
Đau đầu về nhân sự, các trường còn phải đối mặt với việc kiện toàn cơ sở vật chất. Theo ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các trường mầm non cần thời gian rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, khu vui chơi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, các nhà trường cũng lau dọn, vệ sinh khử khuẩn phòng học, bàn ghế, đồ dùng học tập, lên các phương án đón trẻ đảm bảo an toàn phòng chống dịch để dạy học trực tiếp bền vững.
Chủ trường mầm non tư thục 'gồng mình' giai đoạn bình thường mới
Sau hơn 1 tháng mở cửa toàn diện trường học, số trẻ ra lớp của các cơ sở giáo dục mầm non tại Đà Nẵng vẫn còn khiêm tốn.
Nhiều trường mầm non tư thục tại các thành phố lớn vẫn hoạt động cầm chừng vì tỉ lệ học sinh ra lớp thấp. Ảnh minh họa
Chỉ có 54% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp. Tỷ lệ này ở độ tuổi mẫu giáo là 45%. Trẻ ra lớp ít nên nhiều trường dôi dư giáo viên. Chủ trường buộc phải phân công giáo viên luân phiên đứng lớp, động viên những ai có công việc tạm thời có thể tiếp tục duy trì.
Làm lại từ đầu
Tuần đầu tiên đón trẻ trở lại, Trường Mầm non Selfwing V-Kids (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) chủ trương trẻ học ngày nào sẽ thu học phí ngày đó. "Tâm lý của phụ huynh vẫn còn muốn "thăm dò" công tác phòng, chống dịch, chăm sóc trẻ... của nhà trường nên số trẻ ra trường trong 2 tuần đầu rất ít, chỉ bằng phân nửa so với số phụ huynh đăng ký khi giáo viên tiến hành khảo sát" - cô Trần Uyên Miêng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Để chuẩn bị cho công tác đón trẻ, Trường Mầm non Selfwing V-Kids lên danh sách giáo viên đăng ký trở lại trường để triển khai công tác tập huấn quy trình phòng, chống dịch, test nhanh Covid-19... Chỉ có một số cô đang có con nhỏ, trong giai đoạn mang thai... có nguyện vọng tạm thời chưa quay trở lại làm việc. Còn phần lớn giáo viên đều mong muốn quay trở lại với nghề dạy học. Vì vậy, dù số trẻ trở lại trường thời gian đầu chưa nhiều, nhà trường vẫn tiếp nhận giáo viên đi làm trở lại. "Chúng tôi không thể yêu cầu cô này nghỉ, cô kia đi làm, bởi vì quyền lợi của giáo viên là như nhau. Thế nên, dù có những ngày nhận chưa đầy 20 trẻ nhưng giáo viên vẫn đến trường đầy đủ", cô Trần Uyên Miêng cho hay.
Giờ học vận động của Trường Mầm non Selfwing V-Kids.
Trong tháng 3, số trẻ ra lớp của Trường Mầm non Đức Trí (quận Hải Châu) dao động từ 30-40% so với tổng số trẻ trước khi nghỉ dịch Covid-19. Cô Lê Thị Nga - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Qua nắm tình hình đội ngũ, chúng tôi động viên những cô giáo đang có việc làm tạm thời như bán hàng ăn, phụ quán, bán hàng online... nếu vẫn có thể tiếp tục thì cố gắng duy trì. Số giáo viên chưa có việc làm, nhà trường đều tiếp nhận quay trở lại".
Theo cô Nga, dự định lúc đầu, nhà trường sẽ phân công giáo viên luân phiên đứng lớp nhằm chi phí tiền lương cho chủ trường, nhưng lại đẩy khó khăn cho giáo viên và cho cả trẻ. Nghỉ dịch một thời gian dài, trẻ trở lại trường với rất nhiều xáo trộn trong sinh hoạt. Có nhiều bé mất đi thói quen tự phục vụ, thậm chí uống nước, cô giáo cũng phải dùng thìa cho uống chứ không thể tự bưng cốc nước. Vì vậy, số trẻ/lớp tuy ít nhưng giáo viên lại vất vả trong rèn nề nếp cùng các kỹ năng. Trường Mầm non Đức Trí chấp nhận tăng số giáo viên/lớp để trẻ nhanh chóng hòa nhập lại với môi trường lớp học.
Nghỉ học thời gian dài, giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để dạy trẻ thích nghi với các hoạt động tại lớp.
Cùng sẻ chia gánh nặng
Trường Mầm non Ngôi sao xanh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) có 12/21 giáo viên trở lại trường dạy học. "Một số cô đang ở quê hoặc dở dang công việc tạm thời trong giai đoạn nhà trường đóng cửa để phòng, chống dịch theo yêu cầu của địa phương. Khi số trẻ đến trường tăng, các cô sẽ thu xếp để trở lại với việc dạy - học", cô Đỗ Thị An Khuê - Hiệu trưởng nhà trường thông tin. Với một số giáo viên ngoại tỉnh, các cô có nguyện vọng nhà trường hỗ trợ chỗ ở trong giai đoạn đầu. Nếu việc dạy - học trực tiếp ổn định, các cô mới tính đến phương án tìm chỗ trọ lâu dài. Vì vậy, trong thời gian đầu quay trở lại công việc, nhà trường đã hỗ trợ, chia sẻ cùng giáo viên để đảm bảo sự ổn định trong đội ngũ.
Trong thời gian đầu mở cửa trở lại, Nhóm lớp độc lập tư thục Aqua (quận Thanh Khê) buộc phải dồn trẻ ở cả 2 cơ sở lại làm một vì trẻ ra lớp rất ít. Cô Đoàn Thị Dạ Ngân, chủ nhóm lớp cho biết: "Chúng tôi xác định mở cửa ở giai đoạn này sẽ rất khó khăn, thu không đủ bù chi. Nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm làm, vừa là để chia sẻ gánh nặng kinh tế với giáo viên, vừa đáp ứng nhu cầu gửi con của một bộ phận phụ huynh".
Trong gần một năm đóng cửa do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều giáo viên của Nhóm lớp độc lập tư thục Aqua buộc phải chuyển sang buôn bán nhỏ. Có cô bán đồ ăn online, có cô đêm hôm phải sang cảng cá Thọ Quang lấy hàng về bán... "Chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ chỗ ở cho những trường hợp nào quá khó khăn, phải đi ở trọ thì chuyển vào khuôn viên của cơ sở Aqua để ở tạm, tiết kiệm một phần chi phí sinh hoạt", cô Ngân thông tin. Vì vậy, nhóm trẻ hoạt động trở lại cũng giúp giáo viên phần nào giảm bớt gánh nặng kinh tế.
Các chủ nhóm lớp độc lập tư thục, chủ trường mầm non tư thục đều có cùng suy nghĩ như cô Đoàn Thị Dạ Ngân, mở cửa đón trẻ trong thời gian này là xác định không có lợi nhuận, thậm chí là bù lỗ. "Coi như mình gây dựng từ đầu, như ngày mới mở nhóm lớp, rồi lấy ngắn nuôi dài và hy vọng tình hình sẽ lạc quan trong thời gian tới", cô Ngân tâm sự.
Trường mầm non ngoài công lập lao đao thời hậu Covid-19 Sau hai năm liên tiếp bị tác động bởi dịch Covid-19, các trường mầm non tư thực đã nhiều lần phải tạm dừng hoạt động. Thực trạng này khiến nhiều cơ sở buộc phải đóng cửa, phá sản, giáo viên thất nghiệp buộc phải loay hoay với đủ thứ nghề để mưu sinh. Sau 2 năm chịu áp lực lớn từ Covid-19, hệ...