Trường Mầm non Sơn Thủy, nơi vườn hoa chim hót
Về thăm Sơn Thủy, một xã nông thôn mới của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi cảm nhận được “một làng quê đáng sống” là như thế nào.
Giữa mùa đông, gió bấc, thế nhưng cảnh quan nơi đây vẫn tươi vui với màu xanh của cây lá.
Đi qua Trường Mầm non Sơn Thủy “… ngỡ bầy chim đang hót, Ta nghe đời vui hơn… Những nghĩ suy một mình…”, thấy cô trò đang tổ chức lễ mừng ngày 22/12.
Nhà trường phối hợp Hội Cựu chiến binh xã Sơn Thủy tổ chức hoạt động tập thể “Em thích làm chú bộ đội”
Cảnh quan của trường thật tuyệt vời, kia là vườn rau xanh mát, kia là khu vui chơi, học tập ngoài trời cho các em… có cả một khu vực học trò tha hồ nghịch đất cát!
Đọc được băn khoăn của tôi khi thấy các em đang nghịch đất lấm lem thích thú, cô giáo Phan Thị Phúc, hiệu phó nhà trường tâm sự “Trường em đang thực hiện xây dựng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ”.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất cần thiết và quan trọng; nó được ví như là “người giáo viên thứ hai” trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Khu vui chơi, vận động của bé
Quy hoạch môi trường ngoài trời được nhà trường chú trọng, thiết kế, bố trí phù hợp; các khu vực hoạt động ngoài trời phân chia đảm bảo quy hoạch tổng thể của nhà trường: Vườn cổ tích; khu vui chơi phát triển vận động; vườn rau; vườn cây ăn quả; bể chơi với cát, sỏi, nước; hệ thống bồn hoa cây cảnh… tận dụng mọi khoảng trống trong nhà trường để xây dựng môi trường có mục đích, có tính giáo dục, tạo điều kiện để trẻ dạo thăm, quan sát, tìm hiểu, khám phá, tham gia hoạt động trải nghiệm… nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực phát triển.
Học trò trải nghiệm chăm sóc vườn rau cùng cô giáo
Video đang HOT
Bên cạnh việc xây dựng môi trường vật chất thì môi trường xã hội cũng được nhà trường chú trọng xây dựng.
Thông qua hình thức: Góc tuyên truyền nhóm, lớp, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, loa phát thanh từng thôn xóm, các cuộc họp xóm, …về đảm bảo các quyền lợi của trẻ theo quy định; cách phòng và xử lý một số bệnh thường gặp; bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thương tích v.v…
Phối hợp với phụ huynh tham gia các hoạt động cùng với nhà trường; phụ huynh tham gia ngày hội thể thao, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm; các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ cùng với nhà trường tạo nên mối quan hệ thân thiện, gần gủi giữa nhà trường với phụ huynh, giữa giáo viên và trẻ.
Phối hợp phụ huynh tổ chức hoạt động tập thể “Xuân yêu thương”
Qua các cuộc họp phụ huynh giúp cho các bậc phụ huynh biết cách nuôi dạy con theo khoa học, biết phòng tránh một số tai nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ (lồng ghép xâm hại hình dục đối với trẻ) đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Với môi trường đã xây dựng, giáo viên cùng tích cực khai thác và sử dụng có hiệu quả đã chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả tốt nhất, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ, cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
Em muốn làm Họa sĩ
Tăng cường cho trẻ được thực hành, khám phá, trải nghiệm; đảm bảo rằng tất cả trẻ đều được học và học được những điều có ý nghĩa là mong muốn của tập thể sư phạm nhà trường.
Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục, giáo viên đánh giá được khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp; tôn trọng những gì trẻ có, khơi dậy được năng lực tiềm ẩn trong mỗi em.
Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục ở Trường Mầm non Sơn Thủy đã đáp ứng được yêu cầu chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ; học mà chơi, chơi mà học.
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển thể chất của trẻ; thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ; kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Môi trường giáo dục là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc sự phát triển nhân cách của trẻ.
Tạm biệt ngôi trường mến yêu, chúc tập thể sư phạm nhà trường, cùng các em học trò thân thương một năm mới thật hạnh phúc, thành công.
Bài, ảnh: Sơn Quang Huyến – Phan Thị Phúc
Theo giaoduc.net
Giáo viên cứ bảo thủ mãi thì nguy
Trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên, nhất là giáo viên lớn tuổi, rất cố chấp, bảo thủ, cứ khư khư cho mình là đúng, để ngoài tai mọi đánh giá, góp ý.
Học kỳ 1, năm học 2019-2020 chuẩn bị khép lại, học kỳ 2 lại mở ra đối với thầy và trò.
Qua một học kỳ làm việc, giảng dạy, mỗi thầy cô giáo sẽ nhận được sự giám sát, đánh giá, góp ý của các chủ thể ban giám hiệu, đồng nghiệp (tổ, nhóm chuyên môn) phụ huynh và các học sinh tại các cơ sở giáo dục.
Nhận xét, đánh giá của ban giám hiệu về giáo viên thông qua việc dự giờ, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, họp hội đồng sư phạm và các phiếu ghi điểm, bản phân loại viên chức vào cuối năm hành chính.
Các phiếu ghi điểm, bản phân loại viên chức có tính pháp lý, được lưu giữ trong hồ sơ viên chức hằng năm.
Các tổ trưởng, thành viên trong tổ, nhóm chuyên môn sẽ đánh giá, góp ý, cho điểm giáo viên - đồng nghiệp của mình thông qua hoạt động dự giờ, thăm lớp; sinh hoạt chuyên môn, theo yêu cầu của thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tại các cơ sở giáo dục vào cuối năm học.
Còn các bậc phụ huynh có thể cảm nhận, đánh giá về năng lực, phẩm chất thầy cô giáo qua các buổi họp phụ huynh, trao đổi, làm việc đột xuất với giáo viên, qua những thông tin của con em, của người khác về giáo viên đó.
Hoạt động giảng dạy của giáo viên và học sinh (Ảnh minh họa: TTXVN).
Giáo viên và học sinh là mối quan hệ thường trực nhất, cho nên giáo viên nhận được sự quan sát, cảm nhận, đánh giá nhiều nhất từ phía các em học sinh trong hiện tại cũng như sau này mà mình đang và từng làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy.
Nhiều giáo viên luôn biết đón nhận, lắng nghe và tôn trọng các đánh giá, nhận xét, góp ý đúng đắn, chân thành của lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh và các em học sinh để khắc phục điểm yếu, hạn chế và hoàn thiện chính mình.
Trong môi trường giáo dục, chúng ta rất cần những giáo viên như thế. Có vậy, chất lượng giáo dục mới được đảm bảo và phát triển.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên, nhất là giáo viên lớn tuổi, rất cố chấp, bảo thủ, cứ khư khư cho mình là đúng, là số một, coi thường tất cả, để ngoài tai mọi đánh giá, góp ý của đồng nghiệp, phụ huynh.
Theo tôi, nhận xét, góp ý của chủ thể nào cũng quan trọng và cần thiết đối với tất cả người thầy.
Nhưng lâu nay, tiếng nói, tâm tư, góp ý của các em học sinh về các giáo viên đang chủ nhiệm và giảng dạy mình chưa được các nhà trường, thầy cô giáo chú ý, tạo điều kiện, phát huy hết tính tích cực của nó.
Vẫn còn hiếm hoi cơ sở giáo dục tổ chức một số cuộc đối thoại, trao đổi trực tiếp giữa học sinh và cán bộ, giáo viên nhà trường để lắng nghe những phản ánh, tâm tư, nguyện vọng của học sinh về hoạt động giáo dục của nhà trường, cách dạy dỗ của thầy cô giáo...
Vẫn chưa nhiều nhà trường tổ chức lấy phiếu trắc nghiệm tâm lý của học sinh các lớp về chất lượng quản lý, chất lượng dạy học của giáo viên.
Hãy để các em mạnh dạn nói lên tiếng nói, tâm tư của mình về người thầy cô giáo thông qua các hình thức: hộp thư góp ý, đối thoại trực tiếp, lấy phiếu trắc nghiệm tâm lý...
Làm được thế, nhà trường, giáo viên sẽ thấu hiểu các em học sinh hơn, từ đó sẽ có những cải tiến, điều chỉnh phù hợp về cách thức, biện pháp giáo dục.
Làm giáo dục, làm thầy cô giáo mà sợ phản biện, góp ý từ đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh thì bao giờ năng lực chuyên môn, phương pháp dạy học, quản lý giáo dục của người thầy mới được cải tiến và tốt lên?
Sự nghiệp giáo dục này đang cần lắm sự đổi thay, điều chỉnh từ chính đội ngũ nhà giáo chúng ta.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Đau lòng, "tôn sư trọng đạo"... Trong môi trường giáo dục, thỉnh thoảng lại rộ lên hiện tượng "ăn miếng, trả miếng" giữa phụ huynh và giáo viên. Dù đúng, dù sai thì những sự việc ấy luôn quá đỗi đau lòng, khi mà rất nhiều giá trị, đạo đức dường như đã đổi thay chóng mặt... Cảnh đau lòng phụ huynh thẳng tay tát vào mặt nữ Hiệu...