Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Hướng đi đúng của giáo dục hiện đại
Sáng 10/6, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Đổi mới theo xu hướng hội nhập quốc tế
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện nay TP có tổng số 1.140 trường mầm non, gồm 787 trường công lập và 353 trường dân lập, tư thục. Trong đó có 7 trường mầm non công lập chất lượng cao. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên mầm non là 53.000 người với 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.
Một trong những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục mầm non thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020 là sự khởi sắc toàn diện về quy mô trường lớp và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh, đồng thời huy động ngày càng nhiều tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra lớp.
Bà Hoàng Thanh Hương- Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT Hà Nội) nhận định: Sau 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, 100% trường, lớp mầm non ở các loại hình đã có sự thay đổi toàn diện; chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao.
Toàn thành phố xây mới, cải tạo 537 trường; thành lập mới 71 trường. Đã có 501 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 482 trường mầm non công lập đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 61%. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 7 trường mầm non công lập chất lượng cao.
Thành phố cũng xây dựng được 3 mô hình điểm “Phòng chống suy dinh dưỡng” tại Trường mầm non Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm); mô hình điểm “Không gian sáng tạo” tại Trường Mầm non chất lượng cao 20/10 (quận Hoàn Kiếm); điểm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tại các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Hoàn Kiếm.
Quang cảnh hội nghị
Các ý kiến tham luận tại hội nghị đều thống nhất nhận định: Sau 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, hệ thống trường, lớp mầm non của Hà Nội đã phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Hồng Hợi- Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai cho biết huyện đã rất thành công trong xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia, xóa các điểm. Từ một đơn vị có tới 11 trường mầm non có từ 4 điểm lẻ trở lên, thì nay toàn huyện chỉ có 4 trường còn điểm lẻ. Tỉ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của huyện trước đây chỉ đạt 23%, thì đến nay đã đạt 61%.
Còn bà Nguyễn Thị Hà- Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Sở (huyện Hoài Đức), chia sẻ: Với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, trường tập trung xây dựng nhiều không gian trải nghiệm cho trẻ, như mở rộng khu thể chất, tạo sân chơi, thảm cỏ, trồng cây xanh, vườn thuốc nam, tạo dựng khu chợ quê, khu chăn nuôi gia cầm. Nhờ đó, chất lượng giáo dục đã nâng cao rõ rệt
Bà Vũ Thị Kim Thanh- Hiệu trưởng Trường Mầm non chất lượng cao 20/10 (quận Hoàn Kiếm) cho biết: Thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường đã xây dựng mục tiêu chiến lược, đó là không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới giáo dục toàn diện theo xu hướng hội nhập quốc tế, xây dựng trường trở thành nơi thúc đẩy những giá trị hạnh phúc.
Thống nhất nhận thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Thống nhất nhận thức về mô hình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận và chúc mừng thành tích của ngành GD-ĐT Hà Nội sau 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020.
Để phát huy kết quả đạt được, Thứ trưởng đề nghị ngành GD-ĐT Hà Nội cần thống nhất nhận thức về xây dựng mô hình trường lấy trẻ làm trung tâm. Điều này không mới đối với giáo dục phổ thông và đã được thực hiện từ khá lâu. Hà Nội cũng đã triển khai thành công mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm từ nhiều năm nay.
Việc dạy theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chính là hướng cá biệt hóa đối tượng, hướng tới từng cá nhân trẻ em. Đây là việc rất cần thiết và phải được thống nhất về nhận thức của các thầy cô, cần dành sự quan tâm đầy đủ, nhận thức sâu sắc về chủ trương này để triển khai thực hiện tốt.
Vấn đề thứ 2 là nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí. Nếu thầy cô giáo không làm tốt tại cơ sở thì giải pháp của Bộ, những tiêu chí đặt ra – sẽ không thể thực hiện được. Do đó, phải nâng cao nhận thức của đội ngũ GV để tiếp cận được với mô hình, phương pháp dạy học.
Việc bồi dưỡng của các thầy cô giáo cần theo hướng cung cấp cho các thầy cô các phương pháp kĩ năng sư phạm tổng hợp, các phương pháp dạy học tích cực. Mọi hoạt động trong nhà trường đều hướng về người học, mọi tiết dạy phải lấy học sinh làm trung tâm. Từng giờ học, cán bộ quản lí đều vì mục đích chung là vì sự phát triển của học sinh.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội trao giấy khen cho các đơn vị thực hiện xuất sắc chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
Vấn đề thứ 3 là đánh giá sự phát triển của trẻ. Ngoài việc tạo ra môi trường học tập an toàn cho trẻ, cần nâng lên một bước nữa là đánh giá sự phát triển của trẻ. Khi đánh giá được thì sẽ tìm ra được phương pháp dạy phù hợp. Do đó, bản thân GV phải có năng lực đánh giá. Các thầy cô phải xây dựng chuyên đề về đánh giá sự phát triển của trẻ, đánh giá thường xuyên, đánh giá hàng ngày.
Vấn đề thứ 4 là tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là việc xây dựng môi trường GD. Cần xây dựng một môi trường giáo dục thực sự an toàn, nơi học sinh được đến trường học tập, giao tiếp, tôn trọng.
Vấn đề cuối cùng là công tác chỉ đạo điều hành của Bộ, của Sở, của Phòng. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết sắp tới, Bộ sẽ có tổng kết và có văn bản hướng dẫn thực hiện giai đoạn 2 của chuyên đề này. Theo đó có một số nội dung, chuyên đề chuyên sâu như phương pháp dạy học, đánh giá học sinh bên cạnh chuyên đề lớn dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
Mỹ: Trường học trong rừng hoạt động suốt đại dịch Covid-19
Trường học trong rừng ONE (bang Virginia, Mỹ) vẫn được tiếp tục hoạt động trong mùa dịch do đảm bảo yêu cầu về giãn cách xã hội và nhận được lượng đơn đăng ký theo học tăng vọt.
Trong bối cảnh nhiều trường mầm non phải đóng cửa trên toàn nước Mỹ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trường học trong rừng ONE (Organic Nature Experience Forest School) vẫn hoạt động trong suốt mùa dịch.
Nguyên nhân là do chính quyền bang Virginia hồi tháng 3 qua quy định xếp loại các trung tâm giữ trẻ vào loại hình dịch vụ kinh doanh thiết yếu và vẫn được phép tiếp tục mở cửa.
Các học sinh chơi đùa trong hố bùn của trường ONE.
Thậm chí, do các trường học tại bang Virginia phải đóng cửa, nhu cầu đăng ký cho trẻ theo học tại trường ONE đã tăng lên 75%, khiến nhà trường phải tuyển thêm nhiều giáo viên trong mùa hè.
Trường cũng ra quy định yêu cầu các gia đình phải đảm bảo con cái không bị bệnh hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh mới được theo học.
Việc đảm bảo giãn cách xã hội không phải là khó khăn với nhà trường vì sĩ số mỗi lớp tối đa chỉ 12 học sinh, với 1 giáo viên trông 4 trẻ. Học sinh có thể vui đùa thỏa thích trên khu đất rộng 3,2 hecta của nhà trường.
Heidi Sutherland - một giáo viên lịch sử tại một trường trung học, hiện dạy học mùa hè tại trường ONE, cho hay: "Tôi cảm thấy dạy học tại đây an toàn hơn rất nhiều so với trong lớp học".
Khu vực lán trại là nơi các học sinh trường ONE tập trung vào các buổi sáng.
Trường mầm non ONE hoạt động theo mô hình truyền thống của các trường học trong rừng và có trụ sở tại thị trấn Huddleston, bang Virginia.
Tại đây, học sinh được học các kỹ năng như cách nhóm lửa ngoài trời, phân biệt giữa các loài động vật, cách nhận biết các tình huống nguy hiểm... Học phí tại trường là 200 USD/tuần đi kèm theo nhiều chương trình ưu đãi học phí khác.
Vào mỗi sáng, học sinh trường ONE được quyền bỏ phiếu để lựa chọn hoạt động trong ngày. Giám đốc và nhà sáng lập trường Catherine Eubank nảy ra ý tưởng thành lập trường khoảng 3 năm về trước, khi nhìn thấy hình ảnh những ngôi trường trong rừng trên Facebook. Bà Eubank tham gia các khóa học online và nhận chứng chỉ giáo viên dạy học trong rừng.
Cả gia đình Eubank chuyển đổi khu đất rộng 3,2 hecta họ sở hữu thành trường học trong rừng cho học sinh. Sau đó, họ lập trang web và bắt đầu đăng quảng cáo, tuyển sinh. Ban đầu, trường ONE có 9 học sinh. Con số đã tăng lên 50 vào năm ngoái.
Một nghiên cứu năm 2018 do Đại học Plymouth (Anh) thực hiện cho thấy học sinh tiểu học tham gia các lớp học trong rừng một buổi mỗi tuần phát triển kỹ năng viết, đọc và làm toán tốt hơn những bạn không tham gia.
Vụ bé mầm non "nghịch ngợm" bạn trong lớp: Yêu cầu 2 giáo viên nghỉ việc, hiệu trưởng kiểm điểm Liên quan đến vụ bé mầm non "nghịch ngợm" bạn trong lớp tại trường L.X, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy yêu cầu dừng hợp đồng lao động với 2 giáo viên, hiệu trưởng nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về công tác quản lý. Cơ quan chức năng làm việc lãnh đạo với trường học. Ảnh: VTC News Ngày 6/6, UBND...