Trường Mầm non Khánh An, Ninh Bình: 30 năm ươm mầm những ước mơ
30 năm xây dựng cũng là từng ấy năm Trường Mầm non Khánh An , huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình không ngừng phấn đấu vươn xa về chất lượng giáo dục.
Đến nay, Trường Mầm non Khánh An đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc, xứng đáng với niềm tin yêu của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh.
Hành trình 30 năm tỏa sáng
Thành lập từ năm 1992, đến nay Trường Mầm non Khánh An tròn 30 tuổi. Từ ngày đầu thành lập, lớp học còn đơn sơ, số lượng giáo viên và học sinh vô cùng ít ỏi. Đến nay, nhà trường xây dựng được môi trường sư phạm khang trang với 3 khu: Khu trung tâm đặt tại thôn Miễu I với 06 nhóm lớp, khu Nhị Yên đặt tại thôn Bùi với 04 nhóm lớp, khu Bắc Phú đặt tại thôn Phú Trung với 06 nhóm lớp.
Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường.
Hiện toàn trường có 44 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tự giác trong mọi công việc, tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Video đang HOT
Suốt ba thập kỷ qua, nhà trường luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Trường Mầm non Khánh An vinh dự được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Ninh Bình, Giấy khen của Sở GD – ĐT Ninh Bình; Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bằng khen của Bộ GD – ĐT… Chi đoàn Trường Mầm non An Khánh luôn đạt danh hiệu Chi đoàn vững mạnh, được Chi Đoàn xã Khánh An tặng giấy khen.
Năm học 2021 – 2022 khép lại, để lại nhiều dấu ấn với cô trò Trường Mầm non Khánh An. Dù nghỉ dịch trong thời gian dài nhưng khi quay lại trường, cô và trò nhà trường vẫn giữ vững phong độ, thực hiện tốt phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ không ngừng được nâng lên, 100% trẻ được cân đo, khám sức khỏe, tiêm chủng theo dõi biểu đồ theo định kỳ. Kết quả, 95,5% trẻ phát triển bình thường.
Trong năm học, nhà trường xây dựng môi trường xã hội trong và ngoài lớp học đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ. Qua đó, giúp trẻ thường xuyên được thể hiện giao tiếp và các mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo và những người xung quanh. Trẻ được thực hành các kỹ năng của cuộc sống, thực hành các kỹ năng xã hội cần thiết giúp trẻ có khả năng tự giải quyết được một số tình huống trong giao tiếp, tự tạo ra được các mối quan hệ tích cực trong giao tiếp với những người xung quanh. Và giúp trẻ học “cách làm người” theo những cách riêng của trẻ.
Hoạt động thể dục thể thao.
Nổi bật, năm học 2021 – 2022, Ban Giám hiệu chỉ đạo giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có từ địa phương như mảnh gỗ vụn, vải vụn, vỏ hến, vỏ lạc, hạt đậu, cọng rơm, lá chuối, chai nước ngọt, hộp sữa, đĩa CD, ống hút…Từ đó, cô và trò nhà trường có thể tự làm đồ dùng học tập, đồ chơi… đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện phù hợp với lứa tuổi và kích thích trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực.
Không ngừng đổi mới, sáng tạo
Cô Đinh Thị Nhạn – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, những mùa gặt “bội thu” vừa qua là kết quả của quá trình không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quản lý và dạy học.
Trước tiên, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Phân công 3 đồng chí trong Ban Giám hiệu phụ trách từng điểm trường để điều hành các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch đề ra trong năm học. Quan tâm đến năng lực, điều kiện hoàn cảnh của từng giáo viên để phân công nhóm lớp phụ trách cho phù hợp từ đó giáo viên yên tâm, phấn khởi phát huy hết khả năng của bản thân vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhà trường xây dựng các góc/khu vực cho trẻ vui chơi học tập đa dạng tại môi trường trong lớp và ngoài trời, giúp trẻ được thỏa sức khám phá, thực hành, giao lưu, trải nghiệm. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Ngoài ra, chú trọng nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động khai thác phong phú những kiến thức đổi mới về giáo dục mầm non thông qua ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
Đồng thời, chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, phát huy tính tập thể, xây dựng môi trường học tập tích cực trong nhà trường để giáo viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục trẻ, chủ động tiếp cận ứng dụng hiệu quả phương pháp dạy học tiên tiến để phát triển chương trình giáo dục của nhà trường, đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non hiện nay.
Cô Nhạn cũng nhấn mạnh: Năm học mới 2022 – 2023, nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục toàn diện, phấn đấu thực hiện tốt các phong trào thi đua “Dạy tốt-học tốt”; “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”; “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”. “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025″… Tập thể nhà trường sẽ luôn đoàn kết và cố gắng nhiều hơn nữa để xây dựng trường MN Khánh An trở thành mái nhà thứ hai của trẻ.
Ninh Bình giáo dục kĩ năng giao thông an toàn cấp tiểu học
Ngày 7/12, Sở GD&ĐT Ninh Bình sẽ tổ chức giao lưu giáo dục kĩ năng tham gia giao thông an toàn Cấp tiểu học, năm học 2022-2023.
Ảnh minh họa
Theo đó, mỗi huyện/thành phố cử 2 giáo viên và 20 học sinh khối 3, 4, 5 từ 2 hoặc 3 trường tiểu học đã triển khai nội dung giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn, trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện.
Nội dung giao lưu đối với giáo viên gồm thực hành dạy một hoạt động về giáo dục an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh từ lớp 2 - 5 theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng có hiệu quả đồ dùng thiết bị dạy học (khuyến khích đồ dùng thiết bị tự làm) với thời gian 20 phút.
Nội dung dạy trong "Tài liệu Giáo dục An toàn giao thông" dành cho học sinh tiểu học do Bộ GD&ĐT biên soạn. Trình bày 1 biện pháp về "Đổi mới phương pháp giáo dục ATGT trong trường tiểu học". Thời gian 10 phút. Trình bày biện pháp 7 phút. Trả lời câu hỏi giao lưu với giám khảo 3 phút.
Đối với học sinh nội dung giao lưu gồm 3 phần: Phần 1 Tìm hiểu kiến thức về An toàn giao thông 800 điểm; Thời gian 60 phút, 40 câu hỏi. Học sinh trả lời câu hỏi về nội dung ATGT đã học ở tiểu học...
Phần 2 vẽ tranh theo chủ đề An toàn giao thông (cùng nhau vẽ một bức tranh) 100 điểm với thời gian 30 phút. Số học sinh tham dự 5 học sinh/đoàn.
Phần 3 thể hiện năng khiếu 100 điểm, thời gian 10 phút. Mỗi đoàn tham gia Giao lưu chọn một trong hai nội dung: Trình bày tiểu phẩm ngắn có tình huống về giáo dục ATGT. Trình bày thơ, ca, hò vè và những bài dân ca được đặt lời mới theo nội dung giáo dục ATGT được thể hiện theo đặc trưng vùng miền của đơn vị tham gia...
Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ cấp Giấy chứng nhận cho các giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi An toàn giao thông cấp tỉnh nếu đạt các điều kiện theo quy định. Sở GD&ĐT cấp Giấy chứng nhận cho học sinh đạt giải tại Giao lưu. Mỗi nội dung Giao lưu có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải Khuyến khích.
Giao lưu hướng tới : Bổ sung, củng cố kiến thức về ATGT; Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản về ATGT cho học sinh, giúp học sinh vận dụng hiểu biết để tham gia giao thông đảm bảo an toàn, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập tìm hiểu kiến thức về ATGT.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học sử sụng Bộ tài liệu "Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học". Đảm bảo khách quan, công bằng, nhẹ nhàng, thân thiện, không gây áp lực cho học sinh và giáo viên.
Ninh Bình lập 2 đoàn kiểm tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2022 Đoàn Kiểm tra UBND tỉnh Ninh Bình sẽ kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2022 tại các huyện/thành phố. Kiểm tra công tác PCGD, XMC tại các huyện/thành phố Ninh Bình. Nội dung kiểm tra gồm: Hồ sơ lưu trữ tại Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục (PCGD), xóa mù chữ (XMC) cấp huyện...