Trường mầm non đảo lộn vì nhiều bé trai hơn gái
Sự mất cân bằng cân bằng giới tính khi sinh, tức là quá nhiều trẻ trai so với trẻ gái, đã gây đảo lộn trong các trường mầm non…
Hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh, tức là quá nhiều trẻ trai so với trẻ gái được cảnh báo là sẽ thấy hậu quả 20 năm tới: Sẽ có nhiều người đàn ông không thể lấy được vợ, sự bùng nổ của nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái… Không phải đợi tới lúc đó mới thấy hậu quả, bởi giờ đây sự mất cân bằng này đã gây đảo lộn trong các trường mầm non.
Các cô giáo mầm non vất vả hơn nhiều để rèn một lớp học có nhiều bé trai vào nền nếp. (Ảnh: Quang Duy)
Những cơn sốt con trai
Tỉ lệ trẻ trai/gái khi sinh ra ở mức 105 – 107/100 được coi là bình thường. Nhưng khi số trẻ trai vượt qua con số nói trên thì bắt đầu xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Video đang HOT
Trẻ ở Trường Mầm non phường Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, TP.Hải Phòng) có 223 cháu trai, nhưng chỉ có 197 cháu gái. Như vậy, so sánh tỉ lệ trẻ trai/gái thì cứ 100 trẻ gái có 113 trẻ trai. Theo cô giáo Hoàng Thị Vân – hiệu trưởng: Mấy năm gần đây, mỗi năm trường nhận khoảng 70 cháu mới thì lúc nào số trẻ trai cũng khoảng 38 – 40, trẻ gái chỉ 30 – 32. Cô Vũ Thị Chính là giáo viên lớp ở lứa 2 – 3 tuổi.
Lớp có 31 cháu trai, nhưng chỉ có 16 cháu gái. Với số cháu trai gần như gấp đôi gái như thế, cô Chính cho biết, các cô giáo luôn phải vất vả hơn, bởi các cháu trai nghịch ngợm, hiếu động hơn. Nền nếp giờ ăn, giờ ngủ, giờ học cũng phần nào kém hơn so với các lớp khác. Đồ chơi trong lớp cũng nhanh hỏng hơn. Phần vì nhiều con trai nên lớp được bố trí tới 3 cô giáo, chứ không phải chỉ 2 như bình thường.
Cô hiệu trưởng Hoàng Thị Vân cho biết: Các lớp của cháu 5 tuổi thì chưa rõ, nhưng ở lớp cháu càng nhỏ thì trẻ trai ngày càng nhiều hơn trẻ gái. Từ năm 2007, tỉ số trẻ trai/gái của quận tăng đều đặn từ 109/100 lên 110 rồi 118, 121 như hiện nay. Vì thế mà trong trường, những dịp 20.10, 8.3, trường đều nói chuyện về vai trò của người phụ nữ, thông qua đó đả thông tư tưởng các cô giáo về “cơn sốt” con trai đang nóng bỏng không chỉ ở quận Lê Chân. Theo bà Phạm Thị Hải – Phó Chủ tịch UBND quận Lê Chân – những năm gần đây, nhiều gia đình cán bộ, công chức ở quận có xu hướng chỉ sinh 1 con và họ luôn ưu tiên sinh con trai.
Tỉ lệ bé trai ngày càng nhiều hơn bé gái. (Ảnh: Trần Lâm)
Trong 10 tỉnh mất cân bằng giới tính khi sinh nặng nề nhất, Hải Phòng đang đứng ở vị trí 7/10 với tỉ lệ trẻ trai/gái hiện nay là 113/100. Từ năm 2011, TP bắt đầu áp dụng thí điểm mô hình giảm thiểu tình trạng mất cân bằng này, nhưng ông Phạm Quang Ngọc – Chi cục trưởng Chi cục Dân số Hải Phòng – cho hay: Đà tăng vẫn còn đang lên và TP chỉ mong đến năm 2015, tỉ lệ mất cân bằng không vượt quá con số 115/100.
Tỉ lệ phá thai cao
Sính con trai vẫn là chủ trương của rất nhiều gia đình ở đây. Có phải vì thế mà tỉ lệ nạo phá thai ở TP lên tới 40 – 44%, nghĩa là cứ 100 ca sinh thì có 40 – 44 ca bỏ thai? Con số này khi được BV Phụ sản Hải Phòng công bố trong buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Y tế ngày 20/4 vừa qua đã làm rất nhiều thành viên trong đoàn… choáng. Theo ThS Lưu Thị Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế: Tỉ lệ nạo phá thai trung bình trên toàn quốc thống kê được ở các BV công lập là 28%. Chưa có thống kê đầy đủ nào để có thể so sánh tỉ lệ nạo phá thai giữa các tỉnh/TP, nhưng nhiều người đã cho rằng, đây là tỉ lệ cao nhất thế giới. Bởi VN đã được coi như quốc gia có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới, mà HP lại có con số gấp rưỡi trung bình toàn quốc như vậy!
BS Đỗ Thị Thu Thủy – GĐ BV Phụ sản Hải Phòng – cho biết: Trong số những ca phá thai đến BV, có không ít trường hợp là phá thai to, trên 13 tuần tuổi. Ở thời điểm đó, giới tính thai nhi đã được xác định. Vì thế, nguyên nhân mà các bà mẹ đưa ra “vỡ kế hoạch” hoàn toàn có lý do để nghi ngờ.
Theo Quang Duy
Lao Động
Đổi giờ lần 2: Đường vẫn tắc, HS vẫn mệt
Những tưởng học sinh THPT sẽ thở phào khi giờ học được chuyển từ 19h lên 18h. Tuy nhiên, sau 3 ngày điều chỉnh, đường vẫn tắc, học sinh vẫn than mệt.
Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày đầu thực hiện, việc điều chỉnh giờ học đã nhận được nhiều phản hồi từ các phụ huynh.
Vẫn than mệt
Tại trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm), khoảng 17h30 đã có lác đác phụ huynh đến đón con. Chị Đỗ Mai (Vĩnh Tuy), có con đang học lớp 10 tại trường, cho biết so với phương án tan học lúc 19g thì lần điều chỉnh này tiện hơn. "Cơ quan tôi ở ngay phố Nguyễn Thượng Hiền, nếu giờ tan học như trước đây là 19g thì sau khi tan làm, lúc 17h30, tôi không biết đi đâu để sau đó quay lại đón cháu". Đồng ý kiến với chị Mai, chị Hiền (Hàn Thuyên) cho biết việc điều chỉnh này hợp lý hơn so với phương án trước. Theo chị, lượng học sinh trên địa bàn Hà Nội không đông và không phải là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông.
Học sinh vẫn than thở vì tan học muộn. Trong ảnh: giờ tan trường của HS trường THPT Việt Đức, Hà Nội
18h, học sinh ở trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm) bắt đầu ùa ra khỏi trường. Một vài học sinh vừa đi vừa che miệng ngáp, hoặc tay vẫn cầm đồ ăn nhẹ đang ăn dở. Việc các bậc phụ huynh đón con không kéo dài và cũng không gây cản trở hay ách tắc giao thông. Em Linh Chi, học sinh lớp 11, cho biết từ khi thay đổi giờ học, cảm thấy mệt mỏi hơn, việc tiếp thu cũng kém hơn, đặc biệt là tiết cuối vì "Đến giờ cuối thì chỉ nghĩ đến ăn thôi". Chưa kể, sáng các em còn phải học tăng cường các môn toán, văn, ngoại ngữ nên chiều phải học đến 18g thì là điều quá sức với bản thân.
Theo Minh Đức, học sinh lớp 11, trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm), muốn quay trở lại với giờ học cũ hơn (tan học lúc 17h10) vì các buổi học thêm của em đa số là vào buổi tối. Từ khi bắt đầu điều chỉnh giờ học, em không còn kịp ăn tối để kịp học thêm gia sư môn văn nữa. "Có hôm nếu kịp thời gian thì em ăn bánh mỳ, còn không thì đành phải nhịn để học thêm xong mới ăn. Học gia sư về muộn (18h30 - 21h30) nên em không còn sức để học bài buổi tối nữa", Đức kể.
Đánh giá về hiệu quả việc điều chỉnh giờ học, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chưa phát huy tác dụng, bởi những điểm vốn hay bị ùn tắc như Tôn Thất Tùng, Trần Khát Chân, Kim Mã - Nam Cao (nơi có trường THPT Nguyễn Trãi)... dù chưa đến 18g nhưng phương tiện qua đây hầu như không thể di chuyển.
Mong quay về giờ học cũ
Đa số ý kiến của hiệu trưởng, giáo viên đều thấy rằng việc đổi từ 19h lên 18h đã hợp lý hơn. Tuy nhiên, phương án tan học cũ từ 17h15 - 17h30 vẫn được các trường ủng hộ.
Cô Hà Thị Phương Lan, Phó hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa), cho biết nguyện vọng của các bậc phụ huynh, thầy cô và học sinh đều muốn giữ giờ học như trước (7h15 - 17h5) vì thay đổi một thói quen đã có từ lâu không phải điều dễ dàng. Cùng ý kiến với cô Lan, một giáo viên trường THPT ở quận Thanh Xuân cho biết giờ học được thay đổi so với trước đây (19h) dễ "thở" hơn nhưng đến tầm tiết cuối học sinh vẫn mệt vì đói và không thể tập trung vào bài giảng.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình), cho biết vì thành phố đã cho phép các trường học 2 buổi/ngày được linh hoạt trong việc điều chỉnh thời gian phù hợp nên nhiều trường có khả năng sẽ chuyển sang 17h30, còn các trường mầm non và tiểu học sẽ tan học lúc 16h30 để phù hợp. Thầy Lâm chia sẻ thêm thực tế tỉ lệ tổng số học sinh dải ra toàn thành phố cũng không lớn nên không thể là nguyên nhân gây ra ùn tắc. Nguyên nhân là do đường phố thiết kế quá hẹp so với số dân cư, các khu dân cư phân bố không đồng đều. Cụ thể, các đường phía tây đều ùn tắc vì người dân phải chạy từ phía tây sang phía đông làm việc hoặc ngược lại. Do đó, để giảm ùn tắc phải có nghiên cứu khoa học như điều tra xã hội học hoặc phải đến một số các nút giao thông hay xảy ra ùn tắc để tìm ra quy luật để hạn chế được việc tắc đường.
BS Bùi Nguyên Kiểm, Nguyên Trưởng khoa Nội 2, Bệnh viện Xanh Pôn, nhận định, các nghiên cứu y học đã chứng minh nhịp sinh học của con người hoạt động lên xuống theo dạng sóng. Từ 15h - 19h hằng ngày là thời điểm nhịp sinh học ở điểm thấp nhất, đặc biệt là lúc 18h. Đây cũng là lúc các men sinh học nghỉ ngơi, cơ thể con người cạn năng lượng và cần phải nghỉ ngơi để tích lũy lại năng lượng. Nếu làm việc và học tập trong khoảng thời gian này thì cơ thể con người uể oải, khả năng tiếp thu và truyền đạt đều kém và đặc biệt là không có sự sáng tạo. Nếu duy trì tình trạng làm việc trái với nhịp sinh học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, ăn uống kém và dẫn đến stress.
Theo ĐVO
Các trường tự điều chỉnh giờ học Sáng 10.2, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có buổi làm việc với các Phòng GD&ĐT, cụm trưởng các trường THPT, lãnh đạo các trường để đánh giá sau 2 tuần thực hiện việc điều chỉnh giờ học, giờ làm. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, Sở GD&ĐT rất hạn chế phóng viên các cơ quan báo chí được dự buổi làm...