Trường mầm non Ẳng Nưa nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua, Trường Mầm non Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ.
Những ngày đầu tháng 8, khi mà ngành giáo dục cả nước đang tất bật chuẩn bị cho năm học mới 2019 – 2020, chúng tôi có dịp đến thăm Trường mầm non xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Mặc dù, thời gian này vẫn là dịp nghỉ hè nhưng tiếng tập hát, điệu múa, những bài học về lời hay ý đẹp của cô và trò nơi đây vẫn rộn ràng khắp cả núi rừng.
Dẫn chúng tôi thăm khuôn viên Trường và các lớp học, cô giáo trẻ Đỗ Thị Mai – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2004, trên cơ sở chia tách từ trường THCS Ẳng Nưa. Ngày đầu mới thành lập cơ sở chính của Trường đặt tại bản Lé, xã Ẳng Nưa gồm 5 nhóm lớp với gần 150 học sinh; phòng lớp học chủ yếu là do nhân dân trong xã tự làm bằng tre, gỗ dựng tạm.
Đến tháng 8/2017, trường Mầm non Ẳng Nưa chính thức chuyển về địa điểm mới và trung tâm trường được đặt ở Bản Co Hoắm, xã Ẳng Nưa, với tổng diện tích gần 7000m2. Ngoài ra nhà trường còn có 3 điểm trường cách khu trung tâm từ 2km đến 8,5km để tạo điểu kiện thuận lợi hơn cho con em đồng bào dân tộc trong khu vực đến trường.
Để có được cơ sở vật chất khang trang như ngày hôm nay tất cả là do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng. Hiện Trường đã có các phòng học chức năng, các công trình phụ trợ. Có thể khẳng định, đến nay nhà trường có CSVC khang trang, hiện đại nhất trên địa bàn huyện”. Cô giáo Đỗ Thi Mai nói.
Các cháu được tham nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị
Với các điều kiện thuận lợi về CSVC, nhà trường nhận thấy cần phải phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng sự kỳ vọng của các cấp quản lý và sự mong đợi của phụ huynh học sinh trên địa bàn.
Video đang HOT
Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhà trường đã có nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại đia phương: Thường xuyên tuyên truyền, công khai, minh bạch để phụ huynh học sinh hiểu và đồng thuận cao với các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường; huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi ra lớp, giữ vững và phát triển quy mô trường lớp; Tổ chức tốt cho 100% học sinh được ăn bán trú tại trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, 100% trẻ được học 2 buổi/ngày; lồng ghép các nội dung giáo dục bằng các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, xây dựng môi trường thân thiện giữa cô và trò…
Khu vực hoạt động ngoài trời được đầu tư đầy đủ các thiết bị
Bên cạnh đó, nhà trường còn làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, kịp thời phổ biến, quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết, quy định của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nâng cao nhận thức chính trị, tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết; làm tốt công tác tuyển sinh trong từng năm học, đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng để mỗi giáo viên nhà trường thực sự giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời, đảm bảo đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh; thường xuyên quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ sư phạm yên tâm công tác với tinh thần yêu nghề mến trẻ…
Buổi học trải nghiệm biểu diễn nghệ thuật của các cháu
Ông Lê Văn Thống – Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Mường Ảng cho biết: Với sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên và từ các giải pháp tích cực, phù hợp của Ban giám hiệu trong những năm qua, quy mô, chất lượng giáo dục Trường luôn đạt mức cao, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt và vượt kế hoạch được giao; Hàng năm chất lượng giáo dục học sinh đều đạt trên 98%. Duy trì và nâng cao các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
“Đánh giá và ghi nhận những kết qủa của tập thể Ban giám hiệu nhà trường từ năm học 2013-2014 đến năm học 2016-2017 tập thể trường luôn được UBND tỉnh công nhận Tập thể LĐXS; Năm học 2017-2018 được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc. Đặc biệt, năm 2018 – 2019 nhà trường đã vinh dự được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đây cũng là một vinh dự nhưng cũng là nhiệm quan trọng của trường Mầm non Ẳng Nưa trong việc nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ những năm tiếp theo”. Ông Lê Văn Thống nói.
Duy Linh
Theo thoidai
Bắc Kạn tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình, SGK mới
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, năm học 2018-2019 vừa qua, Sở GD&ĐT Bắc Kạn tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai đổi mới CTGDPT, bước đầu đã có những bước chuyển vượt bậc.
Ảnh minh họa/nguồn internet
Ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn cho biết: Sau khi thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chỉnh các điểm trường, quy mô lớp học cho phù hợp, đảm bảo đủ sĩ số HS trên lớp theo các cấp học, bậc học, năm học 2019-2019, toàn tỉnh có 318 trường mầm non, phổ thông, trong đó, mầm non 123 trường, tiểu học 79 trường, 101 trường THCS và 15 trường THPT; 9 trung tâm GDTX _GDNN. So với năm học 2017-2018, các trường mầm non, phổ thông giảm 6 trường công lập, tăng 1 trường tư thục, giảm 42 điểm trường.
Để chuẩn bị điều kiện và đội ngũ cho năm học mới 2018 -2019, Sở đã thực hiện rà soát, điều chuyển GV các trường học để cân đối lại đội ngũ GV, khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu GV trước khi vào năm học mới, hướng dẫn các đơn vị hợp đồng GV theo quy định.
Ảnh minh họa/nguồn internet
Lựa chọn bồi dưỡng GV phổ thông cốt cán theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GV để thực hiện bồi dưỡng GV, CBQLGD thực hiện CT, SGK GDPT mới. Cụ thể năm 2018 -2019, Sở đã tổ chức biên soạn mới tài liệu bồi dưỡng GV đối với môn Toán và Tiếng Việt và nghiệp vụ sư phạm; rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong cuốn tài liệu bồi dưỡng GV và nghiệp vụ SP đối với GV THCS do Hội đồng bộ môn cấp THPT biên soạn.
Đồng thời, xây dựng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đối với GV THCS; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên GV các cấp học; phối hợp với TTGDTX huyện Bạch Thông, Pắc Nặm, Ba Bể tổ chức 3 lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số năm 2019 cho 125 học viên theo kế hoạch tăng cường đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, HS tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2025"....
Năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020, khắc phục tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GD&ĐT mà xã hội quan tâm, xây dựng môi trường GD lành mạnh. Đẩy mạnh công tác quản lý đối với giáo dục mầm non.
Với GDPT tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, SGK mới, nhất là đối với lớp 1; tăng quyền tự chủ đối với các cơ sở GD phổ thông...Tập trung nâng cao hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng, TTNN-GDTX cấp huyện, Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh....Tiếp tục thực hiện mục tiêu của Đề án xóa mù chữ đến năm 2020, Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Nhiều địa phương tinh giản biên chế giáo viên còn cứng nhắc Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số, dẫn đến thừa thiếu giáo viên. Đây là vấn đề được Bộ GD-ĐT thẳng thắn chỉ ra tại Hội nghị Tổng kết kế hoạch năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra...