Trường Lê Quý Đôn phải điều chỉnh lịch học cho học sinh
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Rạch Giá đã có báo cáo chưa trung thực với lãnh đạo cấp trên về việc tổ chức học 2 buổi/ngày tại trường Lê Quý Đôn.
Ngày 30/10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang đã tổ chức buổi họp báo định kỳ tháng 11/2019.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang đã đưa thông tin về việc tổ chức học 2 buổi/ngày của trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh vào cuộc họp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo như thế nào với lãnh đạo Ủy ban?
Tại buổi làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Rạch Giá đã cung cấp cho các thành viên tham dự cuộc họp Báo cáo số 392/BC-PGDĐT ký ngày 29/10/2019 về tình hình dạy và học của trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn.
Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: T.H)
Ở phần IV của báo cáo có đề cập đến vấn đề “Thông tin từ Báo điện tử liên quan đến nhà trường”.
Nội dung thể hiện, theo tin tức trên trang điện tử //giaoduc.net.vn (Báo điện tử Giáo dục Việt Nam – PV) đăng tải vào ngày 13/10/2019 với tiêu đề: “Nhiều phụ huynh học sinh trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn bức xúc vì con học cả ngày”.
Báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Rạch Giá nêu rõ, qua nội dung phản ánh trên báo, lãnh đạo trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn khẳng định tin tức đăng tải phản ánh chưa đúng với tình hình thực tế về hoạt động dạy và học 2 buổi/ngày của trường.
Đồng thời, khẳng định trước đó không có nhà báo hoặc phụ huynh đến trường liên hệ trực tiếp để trao đổi thông tin xin cho con thôi học 2 buổi/ngày.
Kế hoạch tổ chức triển khai dạy 2 buổi/ngày đã được nhà trường thông báo công khai, trao đổi lấy ý kiến phụ huynh thông qua buổi họp đầu năm và đều được phụ huynh các lớp đồng tình ủng hộ cho con em tham gia học 2 buổi/ngày.
Mặc khác, học sinh không có căng thẳng, áp lực trong giờ học vì các em vừa học chính khóa, vừa được bồi dưỡng, phụ đạo và tham gia các hoạt động câu lạc bộ, trải nghiệm rèn luyện kỹ năng sống, phát triển năng khiếu… đáp ứng yêu cầu “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Từ thực tế cho thấy việc tổ chức học 2 buổi/ngày đã thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo đề án trường công lập chất lượng cao giai đoạn 2;
Đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm không đúng quy định.
Song song với việc báo cáo xin chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã tổ chức họp cán bộ, giáo viên, nhân viên trường vào lúc 14h ngày 25/10/2019 với 57/64 người tham dự;
Và họp Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường lúc 8h ngày 26/10/2019 với 37/37 phụ huynh tham dự để tiếp tục tuyên truyền các văn bản thể hiện chủ trương định hướng tổ chức triển khai dạy 2 buổi/ngày.
Thông qua nội dung cuộc họp cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh đã phát biểu thống nhất và ủng hộ chủ trương thực hiện dạy và học 2 buổi/ngày và tổ chức bán trú của nhà trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Rạch Giá đã kiến nghị Ban Tuyên giáo tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ban ngành liên quan cần định hướng tuyên truyền trên báo chí, các phương tiện thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trong đó có ngành giáo dục.
Các cơ quan báo đài phối hợp với ngành giáo dục cập nhật kịp thời, đưa tin đầy đủ và chính xác về các hoạt động dạy và học nhằm phát huy ưu điểm, đấu tranh phê bình những hạn chế, thiếu sót trong ngành giáo dục.
Các cơ quan quản lý của báo đài quan tâm đến khâu kiểm duyệt thông tin, nhất là những thông tin chưa qua xác minh thực tế, tránh gây hoang mang và dao động, làm giảm sút lòng tin và uy tín đối với ngành giáo dục.
Tạo điều kiện cho trường học, cho thầy và trò được yên tâm dạy và học.
Video đang HOT
Những câu hỏi thích đáng!
Tại cuộc họp, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đặt câu hỏi liên quan đến bài viết của tác giả Phan Tuyết.
Tác giả của bài báo có liên hệ tới Hiệu trưởng nhà trường thông qua hình thức là một phụ huynh để xác minh thông tin có hay không việc dạy học 2 buổi.
Phóng viên đã đưa ra chứng cứ, nếu cần thiết sẽ bật đoạn ghi âm trao đổi đối thoại giữa tác giả với Hiệu trưởng.
Ông Ninh Thành Viên – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang (đứng) kết luận về vụ việc tại trường Lê Quý Đôn. (Ảnh: T. H)
Tiếp đến, Báo cáo của ông Huỳnh Văn Hóa – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo có nêu, đầu năm đã lấy ý kiến của phụ huynh thông qua buổi họp thì cớ sao, sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Năm đăng tải thông tin, ngày 25/10, nhà trường mới tổ chức cuộc họp tuyên truyền định hướng dạy 2 buổi?
Trong khi đó, báo cáo của Phòng Giáo dục lại thể hiện ngay từ đầu đã trao đổi triển khai và lấy ý kiến của phụ huynh?
Trong cuộc họp có lấy ý kiến được hàng ngàn phụ huynh trong trường không?
Phóng viên Trần Hiếu – Đài tiếng nói Việt Nam đưa ra câu hỏi, sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải thì bản thân phóng viên cũng nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ phía phụ huynh của trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn.
Phụ huynh bức xúc vì nhà trường đã dạy 2 buổi nhưng học sinh vẫn phải đi học thêm bên ngoài do không biết chất lượng nhà trường dạy như thế nào, ra sao khiến các em không thể tiếp thu được hết kiến thức trong nhà trường.
Vậy thì việc tổ chức dạy 2 buổi của nhà trường có giảm tải được cho các cháu đi học thêm hay không?
Phụ huynh không hài lòng với nhà trường và phóng viên Trần Hiếu có hướng dẫn phụ huynh làm đơn kiến nghị lên Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học 2 buổi tại nhà trường.
Phóng viên của Tạp chí Thế Giới Trong Ta đã đặt câu hỏi, nhà trường sắp xếp thời gian 2 buổi đã hợp lý chưa?
Trong buổi sáng, nhà trường sắp xếp học chính khóa xen lẫn học phụ đạo và buổi chiều cũng vậy. Vì sao, nhà trường không sắp xếp buổi học chính khóa là buổi sáng và chỉ dành buổi chiều riêng cho phụ đạo?
Các môn học phụ đạo này của học sinh thì phụ huynh có phải đóng tiền hay không?
Thầy Dương Tấn Việt – Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn đã có ý kiến, trong buổi sáng có các môn Văn, Toán, Anh. Buổi chiều, các em học thêm môn Kỹ thuật, Tin học, Thể dục, Âm nhạc…
Các môn buổi sáng đã học rồi thì buổi chiều không học nữa và sẽ học các môn khác.
Hiệu trưởng thừa nhận, có nhận được cuộc điện thoại của một người tự xưng là giáo viên hỏi về việc học một buổi được không và nhà trường trả lời không.
Thầy Việt nói, trong cuộc họp đầu năm, giáo viên có phổ biến với phụ huynh việc học 2 buổi/ngày và từ đó đến nay chưa thấy phụ huynh phản ánh đến nhà trường.
Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh, nhà trường cũng đã tổ chức cuộc họp tuyên truyền đến chi hội trưởng các lớp về chủ trương của nhà nước.
Và trong Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đồng ý với điều kiện này.
Thời khóa biểu học 2 buổi/ngày được xếp các tiết học chính khóa và tăng cường sáng chiều lẫn lộn của Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang (Ảnh CTV)
Chị Nguyễn Phan – Cộng tác viên của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đặt câu hỏi, căn cứ vào Thông tư nào để Ban đại diện cha mẹ học sinh quyết định việc học 2 buổi trong nhà trường?
Chị Nguyễn Phan nêu vấn đề, hiệu trưởng mới trả lời xong là có một phụ huynh đề xuất cho con không học buổi 2 và nhận được câu trả lời là không được và hiệu trưởng trả lời không được?
Chị Nguyễn Phan lập luận, việc học buổi 2 là trên tinh thần tự nguyện và Bộ Giáo dục và Đào tạo không bắt buộc. Việc học 2 buổi được triển khai khi được phụ huynh đồng thuận cao và những học sinh đồng thuận mới học, còn những học sinh không đồng thuận thì không phải học.
Chị Nguyễn Phan tiếp tục đặt câu hỏi, theo quy định, đã học chính khóa thì không học tăng tiết. Nhưng ở đây, nhà trường buổi sáng đã dạy Toán, Văn, Anh thì buổi chiều lại tiếp tục phụ đạo Anh, Toán, Văn.
Việc phụ đạo này, hiệu trưởng căn cứ trên Thông tư nào?
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thừa nhận trường Lê Quý Đôn sai
Ông Huỳnh Văn Hóa – Trưởng phòng Giáo dục đã viện dẫn Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học” để trả lời câu hỏi trên.
Ông Hóa cũng cho rằng, việc phụ huynh gọi điện hỏi về vụ việc khác nhà báo. Nhà báo thì khác và phụ huynh là khác. Trong vụ việc này là phụ huynh gọi điện xin cho con không học buổi 2 chứ không phải nhà báo.
Thầy Dương Tấn Việt – Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn. (Ảnh: T.H)
Ông Hóa nói, mình là nhà báo thì cứ như tư cách của nhà báo để liên hệ. Việc trả lời đó là trả lời với phụ huynh và cũng không nên lấy ý kiến đó để viết báo.
Ông Lê Văn Chuyển – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang nói, báo chí là tiếng nói của Đảng, là diễn đàn của nhân dân nên việc khai thác thông tin của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam là không sai. Thông tin đăng tải trên báo là có thật.
Phương pháp lấy tin của nhà báo bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau. Ông Chuyển lưu ý, cần giải quyết khúc mắc giữa phụ huynh và nhà trường về việc dạy học 2 buổi.
Việc dạy 2 buổi không phải là sai nhưng tránh việc sắp xếp thời khóa biểu như trên.
Ông Ninh Thành Viên – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận việc học 2 buổi có những ưu điểm tích cực.
Ông Viên nói, việc học 2 buổi của nhà trường phải có kế hoạch và phải được Phòng Giáo dục phê duyệt. Đối với bậc Trung học phổ thông buổi 2 cũng phải được duyệt.
Đối với giáo viên dạy buổi 2 cũng phải có giáo án riêng, không được lấy giáo án của buổi thứ nhất để đưa vào dạy thay.
Dạy buổi 2 không phải để dạy kiến thức mới mà để mở rộng kiến thức đã học từ buổi dạy thứ nhất.
Ông Viên kết luận, trường Lê Quý Đôn sai. Từ cách thức tổ chức, quy trình phải công khai cho phụ huynh học sinh.
Kết thúc buổi họp báo, ông Lê Văn Chuyển – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông khẳng định, rất hoan nghênh Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trong thời gian qua có nhiều thông tin về tỉnh Kiên Giang.
Báo đã đăng tải những thông tin xác đáng. Xung quanh thông tin về trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, ông Chuyển nói, phụ huynh có tâm trạng chứ không phải là không có.
Qua buổi làm việc, ông Chuyển đánh giá cao Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường Lê Quý Đôn đã rất cầu thị. Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường Lê Quý Đôn phải có thông tin chính thức về vụ việc cho các báo, các cơ quan ban ngành trên địa bàn.
Ông Chuyển phân tích, trường Lê Quý Đôn phải tính toán, điều chỉnh lịch học của nhà trường cho hợp lý.
Hưng Long
Theo giaoduc.net.vn
Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Ngổn ngang mối lo
Chưa đầy 1 năm nữa Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới bắt đầu thực hiện từ lớp 1. Đến thời điểm này phần lớn giáo viên vẫn đang lúng túng vì thời gian triển khai đã cận kề nhưng sách giáo khoa mới chưa thấy đâu.
Nhiều địa phương đang triển khai mô hình trường học mới tiệm cận với chương trình GDPT mới sắp tới. Ảnh: Nghiêm Huê
Thầy Trần Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, về cơ sở vật chất, trường đã đủ điều kiện để thực hiện dạy và học 2 buổi/ngày, giáo viên đã đạt từ chuẩn trở lên. Một trong những điểm khác biệt khi triển khai chương trình GDPT mới đó là ở bậc THCS có dạy tích hợp liên môn, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Từ hai năm qua, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, trường đã cho giáo viên dạy những môn như Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân xây dựng chương trình dạy học chung của nhà trường.
Cùng với đó, trường đưa vào hướng dẫn, tổ chức các hoạt động, tập huấn kỹ năng, thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao, âm nhạc, đưa học sinh đi tham gia các mô hình sản xuất của người dân. Đồng thời bỏ hình thức đọc trả bài như trước, thay vào đó chấm nhiều đầu điểm để đánh giá học sinh qua hoạt động trải nghiệm, bài tập về nhà...
Tuy nhiên, thầy Hà Văn Đồng dạy môn khoa học tự nhiên của trường nêu ra một số khó khăn khi chương trình mới có nhiều yêu cầu đòi hỏi các trường phải có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất.
Chương trình GDPT mới sẽ đưa môn tin học, ngoại ngữ 1 (tiếng Anh) trở thành môn học bắt buộc từ bậc tiểu học nên đội ngũ giáo viên cũng cần phải có sự chuẩn bị kịp thời. Ông Nguyễn Duy Hải, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Lâm Đồng) cho biết, tỉnh thuận lợi là đã có 74% trường tiểu học dạy học được 2 buổi/ngày, các trường đều triển khai dạy tin học và ngoại ngữ nên đội ngũ giáo viên của hai môn này hoàn toàn đủ để đáp ứng yêu cầu mới.
Toàn tỉnh có 62% trường tiểu học, cấp THCS có gần 20% số trường đang triển khai mô hình trường học mới. Cô Phan Thị Liên Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh Mỹ (Đơn Dương, Lâm Đồng) cho biết, sau khi tìm hiểu các giáo viên, ban giám hiệu nhà trường đều khẳng định mô hình trường học mới rất gần với chương trình GDPT mới.
PGS.TS.Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) khẳng định, Bộ sẽ kế thừa những giá trị đã triển khai, thử nghiệm, nhằm hướng đến mục tiêu mới phát triển năng lực, phẩm chất người học trong chương trình mới. Nội dung các môn học sẽ hướng tới việc vận dụng, gần gũi với thực tiễn đời sống. Vì thế các mô hình, phương pháp dạy học tạo cơ hội cho học sinh học chủ động, tích cực, học qua trải nghiệm, thực nghiệm sẽ tiếp tục được phát huy.
Các trường có thể thiết kế thời khóa biểu theo kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh từng khối lớp và điều kiện dạy học của địa phương. Trong đó linh hoạt tổ chức các dự án học tập theo chủ đề liên môn. Những thành quả từ các phương pháp này là một trong các cơ sở thực tiễn để xây dựng chương trình GDPT mới.
Vẫn phải vừa chạy vừa xếp hàng
Trong khi đó, tại khu vực miền núi phía Bắc, do những đặc thù riêng nên việc triển khai thực hiện chương trình GDPT khó khăn hơn rất nhiều. Ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn cho biết, thách thức đầu tiên đối với các tỉnh miền núi đó là địa hình trường lớp chia cắt, quy mô trường lớp đều rất nhỏ. Môn học bắt buộc tăng (môn tin học, ngoại ngữ) nhưng định biên giáo viên không tăng.
"Với thực trạng hiện nay, giáo viên không thể dạy tiết 1 ở trường chính, tiết 2 chạy sang điểm trường để dạy. Vì khoảng cách quá xa. Môn tin học không thể di chuyển máy tính từ điểm trường chính về điểm lẻ dạy cho học sinh. Bắt học sinh chuyển cũng không được. Chúng tôi cũng đang căng mình để chuẩn bị thực hiện chương trình mới nhưng cũng có những cái khó, không biết giải quyết thế nào" - ông Quyên nói.
Cũng theo ông Ma Thế Quyên, cơ sở vật chất để thực hiện học 2 buổi/ngày cũng khó khăn nên phải "liệu cơm gắp mắm, vừa chạy vừa xếp hàng".
Thiếu phòng học cũng là thách thức đối với các thành phố lớn hoặc ở nơi tập trung quá nhiều khu công nghiệp. Hưng Yên mới chỉ có 30% phòng học đáp ứng dạy 2 buổi/ngày, Tuyên Quang 44,5%, Đồng Nai là 30%. Cả nước còn thiếu khoảng 5.000 giáo viên tiếng Anh để thực hiện theo chương trình GDPT mới.
Theo ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT), để giải quyết bất cập về cơ sở vật chất, Bộ đã chỉ đạo các địa phương xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, ưu tiên bảo đảm cho giáo dục tiểu học đủ mỗi lớp một phòng học. ối với các thành phố lớn và các địa phương tập trung đông dân cư, thiếu quỹ đất để xây thêm phòng học thì tùy từng trường hợp có thể lập phương án nâng tầng các công trình hiện có.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Vì sao cha mẹ Trung Quốc phản đối trường cải cách, giảm tải việc học? Các trường học ở Trung Quốc đang tiến tới mở nhiều lớp đại trà hơn, chương trình học ít bài kiểm tra hơn và không cho phép tổ chức học thêm sau giờ học chính khóa. Zing.vn trích dịch từ Inkstonenews.com đề cập đến việc đa phần phụ huynh Trung Quốc phản đối đề xuất giảm tải chương trình học các cấp phổ...