Trường “làng” thì đã sao?
Trong khi không ít phụ huynh lao vào cuộc đua khốc liệt giành suất cho con vào trường “điểm” thì nhiều người lại thảnh thơi cho con đi học hát, múa, dự trại hè quân đội… vì đã yên vị chọn trường “làng”.
Trường “làng” thì đã sao ?
Mặc dù nhà cách nội thành không xa và hàng ngày phải đi vào nội thành làm việc nhưng chị Nguyễn Thị Hòa (Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội) chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ chọn trường điểm ở nội thành cho 2 con học.
Chị Hòa đã có bài học từ 2 đứa cháu con nhà chị cả. Đứa thứ nhất học 12 năm ở trường “làng” gần nhà, cứ một buổi học ở trường một buổi ở nhà tự học , học lực lúc nào cũng khá giỏi, ra trường tự xin việc nên bây giờ cũng làm sếp của một chi nhánh Ngân hàng lớn. Ngược lại, cô em được gửi sang nhà ngoại để theo học mấy trường có tiếng bên nội thành, tuy học lực cũng khá nhưng thi 2 năm đều không đỗ đại học. Vì sĩ diện bố mẹ đành phải cho đi du học tự túc. Tuy nhiên, sau 6 năm về vẫn không thể tự xin việc, lại phải một tay bố mẹ lo cho.
Chị Hòa chia sẻ: “Học trường làng thì đã sao, nếu các cháu thấy thoải mái và vẫn tiến bộ, môi trường không quá khốc liệt sẽ giúp cho các cháu dễ thở, phát triển một cách bình thường”.
Chị Hoàng Anh (Hà Đông) cũng cho 2 con (lớp 1 và lớp 5) theo học trường “làng” với 3 tiêu chí rất đơn giản: bé được vừa học vừa chơi, bố mẹ không vất vả, “chất” học tập đạt cao nhất có thể. Chị Hoàng Anh chia sẻ: “Cái tiêu chí thứ 3 được coi là kết quả cuối cùng. Muốn đạt chất lượng tối đối với trẻ cấp 1 là phải có thời gian học – chơi thích hợp. Đối với một số trường “điểm” mà mình biết được, trên thực tế chất lượng học tập có hơn gì, chẳng qua là các trường “điểm” bắt trẻ học trước khỏi phải học sau. Trẻ chưa biết đi đã tập cho trẻ chạy”.
Cảm thấy rất thỏa mãn với sự chọn lựa của mình vì thấy con ngày một nhanh nhẹn, hoạt bát khi học ở trường “làng”, chị Dương Thùy Vi (Yên Viên) cho biết: “Khi chuyển con về học trường làng tôi cũng rất lo lắng, nhưng càng ngày càng thấy con tự lập, biết xử lý được nhiều tình huống trong cuộc sống do va chạm nhiều. Đặc biệt, trường làng có sân chơi rộng rãi, con đã học được nhiều trò chơi dân gian ngày xưa mẹ thường chơi. Học hết sức, chơi hết mình nên sau mỗi buổi học về nhà con thường ăn rất nhiều, sức khỏe vì thế cũng tốt hơn”.
Video đang HOT
Nhìn cảnh phụ huynh chen lấn đạp đổ cổng trường Thực nghiệm để xin học cho con, cô Nguyễn Hải Yến – cựu giáo viên trường Tiểu học Minh Khai (Hoài Đức – Hà Nội) đã không thể giải thích được lý do: “Mấy chục năm trên bục giảng, tôi đã có không ít lứa học trò hiện nay rất thành đạt. Có rất nhiều em trở thành quan chức cấp cao, nhà giáo, kỹ sư, kiến trúc, doanh nhân thì nhiều vô kể… Đâu phải chỉ có học trường điểm mới thành người. Mấy chục năm trước khi chưa có trường chuyên , lớp chọn học sinh đều ngu dốt hết chăng?”.
“Liệu cơm gắp mắm”
Đứng trên góc độ chuyên môn, TS. Hồ Văn Hoành – Phó chủ tịch Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam phân tích: “Sự thành công của mỗi con người phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách quan, trong có đó 3 yếu tố quan trọng nhất là: Tố chất, môi trường, sự may mắn. Trong đó, sự may mắn chiếm phần nhỏ nhất, tố chất và môi trường chiếm tỷ lệ ngang hàng nhau. Tố chất thể hiện ở chỉ số IQ và EQ mà trẻ có, còn môi trường bao gồm: gia đình, nhà trường, bạn bè…(được coi là những yếu tố khách quan). Phân tích như vậy để thấy rằng, yếu tố tác động của nhà trường đối với một đứa trẻ chỉ là một phần nhỏ tạo nên thành công”.
Các bậc cha mẹ cũng tự cảm thấy được rằng, con mình không đủ “sức đề kháng” để vươn lên nếu ra khỏi sự bao bọc của gia đình. Tất cả những điều đó khiến họ đem hết kỳ vọng gửi gắm vào một nơi duy nhất, đó là nhà trường. Họ coi trường học như một “liều thuốc tiên” có thể giúp con mình thành công hoặc tiến bộ. Và chọn trường tốt, trường “điểm” được coi là chìa khóa vạn năng để đi đến thành công. Đó không phải là một sai lầm nhưng là một xu hướng lệch” – ông Hoành nói.Cũng theo TS. Hoành, có thể giải thích được việc trước đây dân ta nghèo, học sinh cũng chỉ ăn khoai ăn sắn, học chữ được chữ chăng vì còn mải mò cua bắt ốc nhưng vẫn có người tài giỏi kiệt xuất, hiện nay nắm giữ nhiều cương vị quan trọng bởi vì họ có tố chất và sự tự nỗ lực của bản thân. Hiện nay, trẻ em được bao bọc, nuông chiều quá nhiều nên chỉ số thông minh có thể có (do gen di truyền) nhưng sự tự nỗ lực của bản thân đang dần dần mất đi.
Theo Dân việt
Những phụ huynh 'nói không' với trường điểm
Hiệu ứng "hậu" sự cố xô đổ cổng trường khiến không ít phụ huynh từ bỏ giấc mơ cho con vào trường điểm. "Thôi cho con học trường làng cũng được" - là những ý kiến râm ran nơi công sở.
Con đỗ trường điểm vẫn cho ở nhà
Cô Hà hiện là giáo viên Trường THCS Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Ngày trước gia đình ở khu vực quận Thanh Xuân mình cho con đi học Trường TH Phan Đình Giót. Đến khi chuyển về Cầu Diễn cháu tiếp tục học ở trường của mẹ".
Năm con chuẩn bị lên lớp 1, mẹ cũng cho bé thi vào Trường TH Đoàn Thị Điểm. "Cháu đỗ cả 2 lớp Tiếng Anh, Tiếng Pháp nhưng mình vẫn quyết định để con học trường...làng vì gần nhà".
Mong muốn con vào trường tốt, trường điểm nhiều phụ huynh sẵn sàng thức trắng đêm thậm chí xô đẩy nhau để giành lấy cơ hội. Ảnh chụp tại cổng Trường Thực nghiệm tối 12/5
Hơn nữa, theo cô: "Trẻ con ham hiểu biết, chỉ cần bố mẹ biết gợi mở, hướng dẫn và cùng con học thì cháu vẫn học tốt". Từng có thời gian dạy học ở trường điểm, cô chia sẻ: "Ở đâu cũng có cháu học tốt, cháu không. Trường điểm cũng có nhiều lớp, học sinh bình thường. Quan trọng là người thầy rèn được cho trò khả năng cố gắng, tự rèn luyện".
Có điều kiện cũng không cho con vào trường điểm
Chị Linh có con chuẩn bị vào lớp 1 ở Hương Viên- Hai Bà Trưng- Hà Nội cho biết: "Mình không chọn cho con vào trường điểm vì với học sinh lứa tuổi này các con chỉ cần trang bị những kiến thức đơn giản nhất". Lựa chọn ấy, theo chị "hoàn toàn không phải tôi bi quan về hệ thống giáo dục nước nhà".
Theo chị: "Trường điểm hay trường bình thường việc giảng dạy cũng không có gì khác biệt nhiều".
"Hai trường này chỉ khác về điều kiện cơ sở vật chất. Các con học trường điểm, trường chất lượng cao có chỗ vui chơi rộng rãi hơn, mùa hè có phòng điều hòa..." - lời chị Linh.
Là BTV một tờ báo chuyên ngành, chị Hoa ở khu tập thể ĐH Kinh tế Quốc dân tâm sự: "Dù có điều kiện mình cũng không cho con học trường điểm mà sẽ học trường nhà".
Theo chị Hoa: "Học trường làng có rất nhiều điều kiện thuận lợi, kể cả việc đưa đón lẫn việc chăm sóc con. Bên cạnh những phụ huynh có lập trường tư tưởng rõ ràng khi xác định chọn trường cho con, vẫn có trường hợp chọn trường theo phong trào".
Anh Long, nhà ở Tây Hồ, Hà Nội đã từng xếp hàng mua hồ sơ cho con vào Trường Thực nghiệm ngày 12/5 cũng tâm sự: "Tôi thấy nhiều người bạn mình có con học ở trường bình thường, vẫn rất giỏi. Sở dĩ tôi đứng xếp hàng mua hồ sơ cho con cũng chỉ mang tính chất "thử sức" con mình, chuyện đỗ hay trượt với tôi không quá quan trọng".
Nên chọn trường gần nhà
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh nêu quan điểm, phải khẳng định giáo dục ở cấp 1 khoảng cách giữa các trường không quá xa. Anh tám lạng tôi cũng phải nửa cân. Tâm lý phụ huynh muốn chọn gần trường nhà. Do đó, những nhà quản lý phải phấn đấu để nâng chất lượng giáo dục...
Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội đưa lời khuyên, chọn trường gần nhà cho con là phương án tối ưu nhất. Thay vì quá nặng nề việc chọn cô, chọn lớp thì phụ huynh nên quan tâm đến con hàng ngày hỏi xem con học gì, con thích điều gì khi cô giảng, có điều gì con chưa hiểu...bạn sẽ giúp con tiến bộ nhanh.
Theo Vietnamnet
Ra chơi... ở trong lớp Đang tuổi chạy nhảy nhưng giờ ra chơi nhiều học sinh tiểu học phải ngồi trong lớp, chơi ở hành lang... vì không có chỗ chạy nhảy. Thiếu sân chơi nên nhiều trường tại TPHCM đành khuyến khích HS chơi các trò không tốn mặt bằng. Giờ ra chơi tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân cơ sở 3 (đường Nguyễn Du, Q.1,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh mới của Puka lộ tình trạng sức khỏe đáng lo ngại hậu sinh con đầu lòng
Sao việt
10:45:17 24/05/2025
Triều Tiên điều tra toàn diện về vụ tai nạn hạ thủy tàu chiến
Thế giới
10:43:53 24/05/2025
Như Vân, Bùi Quỳnh Hoa mặc sexy trên ghế giám khảo
Phong cách sao
10:36:00 24/05/2025
Vợ mang bầu 6 tháng thì mẹ vợ xách túi đến ở cùng nhưng chỉ được một thời gian ngắn, tôi đã muốn đuổi bà về quê
Góc tâm tình
10:25:14 24/05/2025
Cách phối đồ ấn tượng với gam màu pastel mát mẻ
Thời trang
10:17:06 24/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 28: Nguyên cảnh báo sẽ xử lý Hậu nếu làm ông Nhân đau lòng
Phim việt
10:13:20 24/05/2025
Người bị bệnh thận nên ăn gì?
Sức khỏe
10:07:58 24/05/2025
Bị điều tra khởi tố và dấu chấm hết của "bản sao G-Dragon": Fan bàng hoàng, tiếc nuối cho một nghệ sĩ đa tài của Kpop
Nhạc quốc tế
10:02:27 24/05/2025
Nam diễn viên 61 tuổi nghi hẹn hò Hoa hậu 2K2 sau 1 năm ly hôn, showbiz có thêm cặp đôi lệch tuổi gây choáng?
Sao châu á
09:57:05 24/05/2025
Khởi tố người phụ nữ sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả trên mạng xã hội
Pháp luật
09:36:31 24/05/2025