Trưởng khoa Cấp cứu BV Bạch Mai: 4 nhóm người dễ bị say nắng, ảnh hưởng nặng nhất do nắng nóng
Thời gian vừa qua, tại Khoa Cấp cứu A9 – BV Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị cho một số bệnh nhân liên quan trực tiếp đến thời tiết nắng nóng như say nắng, sốc nhiệt.
Phù não vì say nắng
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chi, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Mới đây, Khoa Cấp cứu tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nam, trên 40 tuổi đang làm việc trên cánh đồng thì rơi vào tình trạng mệt lả, sốt cao, đau đầu, buồn nôn, choáng váng.
Bệnh nhân được đưa đến Khoa Cấp cứu A9 thì đã rơi vào tình trạng hôn mê, không tiếp xúc được, sốt trên 41 độ C, mất nước nghiêm trọng.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiệt do làm việc dưới nhiệt độ cao trong thời gian dài. Bệnh nhân được bóp bóng qua mask, đặt ống nội khí quản để bảo vệ đường thở, hạ sốt, truyền dịch, chụp CT não và làm các xét nghiệm đánh giá.
Kết quả chụp phim CT cho thấy bệnh nhân có tổn thương phù não và các đánh giá xét nghiệm cho thấy rất nhiều rối loạn trong cơ thể.
PGS Chi cho biết dù bệnh nhân được cứu sống tuy nhiên sẽ không tránh khỏi các di chứng về ý thức và vận động.
Bác sĩ khoa Cấp cứu đang thăm khám cho một bệnh nhân đột quỵ vào viện trong tình trạng rối lọan ý thức, liệt nửa người bên phải
Bình thường, cơ thể chúng ta có cơ chế điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức cân bằng, quanh 37 độ C.
Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào cho nên nguy cơ tăng thân nhiệt do ở lâu trong môi trường nắng nóng là rất cao.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể chúng ta sẽ thực hiện các cơ chế để điều tiết để giữ thân nhiệt như thở nhanh, dãn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá trình sinh nhiệt trong cơ thể,…
Nhiệt độ tăng lên 41 độ C ngoài trời thì những người làm việc trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế đó sẽ không còn hiệu quả ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận. Đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật.
Theo PGS Chi, nắng nóng như vừa qua có 4 nhóm người ảnh hưởng nặng nề nhất:
Thứ nhất, nhóm đối tượng bắt buộc phải làm việc kéo dài ở ngoài trời khi thời tiết nắng nóng như người nông dân làm việc trên cánh đồng, người công nhân lò cao, người tham gia giao thông đi xe đạp, xe máy trên đường trong thời gian dài, người công nhân xây dựng,…
Video đang HOT
Thứ hai, nhóm đối tượng có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, bệnh lý hô hấp mạn tính,….khi nhiệt độ cao sẽ có nguy cơ bất ổn các bệnh lý người bệnh đang mắc có thể dẫn tới những biến chứng không thể lường trước được;
Thứ ba, các cháu nhỏ chưa có ý thức về thời tiết nên các cháu mải vui chơi, hoạt động kéo dài trong thời tiết nắng nóng thì sẽ có nguy cơ bị sốc nhiệt, say nắng.
Thứ tư, người già, sức chịu đựng kém, mang nhiều nguy cơ bệnh tật, phản xạ khát kém nên dễ bị thiếu nước,…
Biểu hiện của say nắng
Biểu hiện của say nắng đó là người bệnh thấy mặt đỏ bừng, da khô nóng, mệt lả, nôn mửa, đau đầu,…
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chi (bên trái) đang thăm khám và hội chẩn tại giường cho một bệnh nhân nặng điều trị tại Khoa Cấp cứu A9
PGS Chi nhấn mạnh, khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng, việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân.
Các bước sơ cứu cơ bản đó là nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân.
Nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ có thể khám, đánh giá toàn trạng bệnh nhân, hạ sốt, truyền dịch, có thể cho dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân.
Để phòng say nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có yếu tố nguy cơ cao như trên nên tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều. Đây là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất.
Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước. Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng.
Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 – 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng.
Bên cạnh đó, mọi người nên tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh có tác dụng thanh nhiệt, uống nước chanh, cam, nước dừa…
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ
Mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, trẻ em cũng có nguy cơ cao bị say nắng. Làm sao để phòng tránh say nắng, sốc nhiệt?
Vì sao trẻ bị say nắng, say nóng?
Sốc nhiệt, say nắng là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng quá 40 độ C, có thể kèm theo các triệu chứng như choáng váng, mất ý thức, co giật...
Với hiện tượng trẻ bị say nóng là do cơ thể bị mất nước, thân nhiệt không ổn định. Khi bé chơi ở ngoài nhiệt độ quá cao, nắng gắt dễ xảy ra tình trạng nhiệt sinh. Lại thêm, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, các bộ phận chức năng chưa hoàn chỉnh. Trẻ cũng chưa ý thức đầy đủ để tự trang bị quần áo, mũ, kính râm hoặc không uống đủ nước trong những ngày nắng nóng. Khi gặp môi trường nhiệt độ quá cao sẽ khiến cơ thể của bé chưa kịp điều chỉnh, dẫn đến cảm nắng.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị say nắng, say nóng
Bệnh say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ vào mùa hè cần phát hiện sớm để có những biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh để các bố mẹ tiện tham khảo và theo dõi:
Nhiệt độ cơ thể của bé ở mức 39 độ C hoặc cao hơn (người bé không đổ mồ hôi)
Da của bé khô, sắc tố nhợt nhạt do thiếu nước
Bé thường xuyên mệt mỏi, lả người và đứng không vững
Tim bé đập nhanh và mạnh, mạch của bé yếu
Bé thường xuyên thở gấp, mạch tăng, dần dần bị ngất xỉu
Một số trường hợp trẻ bị say nóng, say nắng không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng: tụt huyết áp, suy tim, thậm chí là tử vong.
Làm gì khi con bị say nắng, say nóng vào mùa hè?
Hạ thân nhiệt của bé xuống càng nhanh càng tốt. Thời gian chính là yếu tố "cốt lõi" bạn cần quan trọng khi cảm thấy con có những biểu hiện đang bị say nắng, say nóng.
Khi bé có dấu hiệu bị say nắng, say nóng, bố mẹ cần:
Lập tức gọi cho 115. Sau đó, cởi bớt quần áo của bé ra, đặt bé nằm xuống một chỗ mát mẻ. Nếu bé đang ở ngoài nắng, hãy tìm những nơi có bóng râm, căn phòng mát mẻ cho bé nằm, ngồi.
Tìm cách hạ thân nhiệt của bé xuống bằng cách dùng một chiếc khăn nhúng vào nước lạnh và dùng quạt quạt mát cho bé. Không nhất thiết phải dùng quạt máy quạt cho trẻ, quạt cho con bằng tay hoặc bất kỳ thứ gì bạn có thể. Nếu bé vẫn còn tỉnh, đừng cho bé uống bất cứ thứ gì kể cả uống Acetaminophen.
Với những trường hợp, trẻ có dấu hiệu say nắng say nóng vào mùa hè nhưng chưa ở mức nặng, hãy đưa bé vào nằm trong nhà (khu vực mát mẻ hoặc có điều hòa).
Với trẻ lớn hơn 4 tháng tuổi bị say nắng hãy cho con uống một ít nước lọc, trẻ sơ sinh hãy cho con bú mẹ hoặc bú bình.
Sau khi xe cứu thương đã đến, hãy đưa bé vào các cơ sở, bệnh viện Y tế gần nhất. Tại đây, bé sẽ được truyền bù nước. Với những trường hợp trẻ nhỏ bị say nắng, say nóng kèm theo ói mửa, sốt cao, co giật phải sử dụng thêm thuốc Parecetamol, thuốc chống co giật.
Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa say nắng say nóng cho trẻ nhỏ vào mùa hè
Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước khi đi ra ngoài về. Vì thời tiết mùa hè nắng nóng dễ khiến bé bị đổ mồ hôi, cơ thể nhanh mất nước. Đặc biệt với những bé vừa chơi thể thao ở ngoài trời về thì lượng nước lại càng mất đi nhiều.
Hạn chế tối đa để trẻ tiếp xúc với nắng nóng.
Vào mùa hè nên mặc quần áo thoáng, chất liệu vải co giãn tốt và màu nhạt để tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường.
Cần luyện cho trẻ thói quen tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nếu nhà của bạn rất nóng và không điều hòa, hãy tìm những nơi chú trân thoáng mát cho bé như: trung tâm mua sắm, thư viện...
Khi cho bé ra ngoài cần trang bị đầy đủ quần, áo, kính, các thiết bị chống nắng cho trẻ nhỏ. Bé mẹ có thể tìm mua một số loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ để da của bé được bảo vệ tốt hơn.
Nên bổ sung cho trẻ nhỏ các loại thực phẩm chống bệnh say nắng như: xoài, nước dừa, mướp đắng, dưa hấu, dưa chuột, đậu xanh, nước chanh, củ hành, bí ngô...
Chở con bằng xe máy dưới trời nắng nóng, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau để trẻ không bị say nắng hay sốc nhiệt Với tình hình thời tiết như thế này rất dễ gây ra tình trạng say nắng hoặc bị sốc nhiệt nếu ở ngoài trời nắng lâu, đặc biệt là ở trẻ em. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong vài ngày tới, nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng ở khu vực Trung Bộ, trong đó, Hà Nội...