Trường “hot” dành từ 50% chỉ tiêu xét học bạ và điểm tốt nghiệp THPT
Với các thí sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, nhất là thí sinh vùng nông thôn, thông tin một số trường đại học “hot” dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT rất đáng được mong đợi.
Học viện Tài chính: Ít nhất 50% chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT
Trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2022 vừa công bố, Học viện Tài chính sẽ tuyển 4000 chỉ tiêu theo 5 phương thức là: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT, xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022.
Sinh viên Học viện Tài chính (Ảnh: FB nhà trường)
Trường cũng nhấn mạnh: Chỉ tiêu cho xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT chiếm ít nhất bằng 50%; xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực 5%, số còn lại xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và xét tuyển kết hợp.
Đối với phương thức xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT,Học viện Tài chính sẽ xét tuyển học sinh giỏi 3 năm bậc THPT, trong đó kết quả học tập năm lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển không dưới 7,0. Học sinh giỏi 2 năm hoặc học sinh giỏi lớp 12 sẽ có kèm điều kiện phải đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ của một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, tiếng Anh, Ngữ văn hoặc Chứng chỉ quốc tế IELTS tối thiểu 5.5 điểm, TOEFL iBT 55 điểm, SAT 1050/1600, ACT từ 22 điểm. Thời gian đăng ký xét tuyển thẳng học sinh giỏi của Học viện Tài chính dự kiến từ 28/5 – 08/6/2022.
Video đang HOT
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: 70% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.
Cụ thể, năm 2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (70% chỉ tiêu), Xét tuyển học bạ (20% chỉ tiêu), Xét tuyển kết hợp (10% chỉ tiêu).
Điểm mới trong tuyển sinh của Học viện năm nay là không tổ chức kỳ thi năng khiếu đối với nhóm ngành Báo chí (bao gồm các chuyên ngành: Báo in, Ảnh báo chí, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Quay phim truyền hình, Báo mạng điện tử, Báo truyền hình).
Đối với phương thức xét tuyển kết hợp vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, học lực 7.0 trở lên, hạnh kiểm tốt 5 kỳ học bậc THPT (không tính học kỳ 2 năm lớp 12). Thí sinh xét tuyển các chương trình báo chí cần có điểm trung bình chung 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ 2 năm lớp 12) đạt tối thiểu 6.5 trở lên.
Trường hợp thí sinh có mức điểm chứng chỉ bằng nhau cuối danh sách sẽ xét theo tiêu chí phụ là điểm trung bình chung học tập 5 kỳ bậc THPT.
ĐH Thương mại: Dành 45-50% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Trong phương án tuyển sinh năm 2022, ĐH Thương mại dự kiến xét tuyển 4.150 chỉ tiêu với 5 phương thức: Phương thức 1 (Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định của trường); phương thức 2 (Xét tuyển kết hợp); phương thức 3 (Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (học bạ) đối với thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia) ; phương thức 4 (Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022); phương thức 5 (xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2022, theo từng tổ hợp bài thi/môn thi); trong đó trường phân bổ chỉ tiêu xét tuyển cao nhất cho phương thức 5 với 45-50% tổng chỉ tiêu.
ĐH Y Hà Nội: Phương thức chính là xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT
Thời điểm hiện tại, ĐH Y Hà Nội chưa chính thức công bố phương án tuyển sinh năm 2022 nhưng theo GS.TS Nguyễn Hữu Tú – Hiệu trưởng nhà trường thì năm 2022, trường dự kiến vẫn xác định phương thức tuyển sinh chính là xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Nói về vấn đề đa dạng phương thức xét tuyển ĐH, CĐ năm 2022, các đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng: Dù có khoảng 20 phương thức xét tuyển nhưng các trường chủ yếu vẫn tập trung vào một số phương thức truyền thống như: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng… Khi tất cả các trường đưa thêm nhiều phương thức tuyển sinh, cuối cùng vẫn chỉ chọn từng đó thí sinh; bởi vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi thêm phương thức mới.
Hải Phòng đề xuất sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét tuyển vào lớp 10
Hải Phòng đang trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong xét tuyển học sinh vào lớp 10 trung học phổ thông từ năm học 2022-2023.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 1 năm 2021 của 63 tỉnh, thành, Hải Phòng có điểm trung bình môn tiếng Anh xếp thứ 4 cả nước, với mức điểm 6,497; vượt 2 bậc so với năm ngoái, xếp đứng trên Hà Nội (vị trí thứ 6).
Đây là tin vui đối với toàn ngành giáo dục và đào tạo Hải Phòng, đánh dấu sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của lãnh đạo Sở, các phòng chuyên môn, phòng giáo dục đào tạo các quận, huyện trong đẩy mạnh việc học Ngoại ngữ.
Trường Trung học cơ sở Trần Phú (quận Kiến An, Hải Phòng) tích cực đẩy mạnh việc học tiếng Anh trong nhà trường (Ảnh: Lã Tiến)
Sự kiện Hải Phòng vượt lên vị trí số 4 về điểm trung bình môn tiếng Anh cả nước đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Trong đó, có mục tiêu quan trọng là xây dựng Hải Phòng thành trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quốc Tiến - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, tháng 5/2021, Sở đã có tờ trình gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét tuyển học sinh vào lớp 10 từ năm học 2022-2023.
Theo đó, đối tượng áp dụng là các thí sinh dự thi vào trường Trung học phổ thông công lập (trừ trường chuyên Trần Phú). Môn áp dụng: môn Ngoại ngữ trong bài thi tổ hợp (bài thi tổ hợp gồm 2 môn: Ngoại ngữ và 1 môn còn lại trong số các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Theo tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo, thí sinh có một trong các ngoại ngữ quốc tế (giống hoặc khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông) hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 và đạt mức điểm tối thiểu theo bảng dưới đây được tính tương đương điểm 10 cho môn ngoại ngữ trong bài thi tổ hợp.
Bảng quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và hình thức áp dụng (Ảnh: LT)
Phó giáo sư Lê Quốc Tiến cho rằng: "Tới đây, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý với tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng sẽ góp phần thức đẩy phong trào học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên thành phố Cảng trong bối cảnh Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đang từng bước hội nhập sâu rộng với quốc tế ở hầu hết các lĩnh vực".
20 con đường vào đại học cho thí sinh năm 2022 Ngoài những phương thức tuyển sinh quen thuộc như xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, các trường còn có nhiều hình thức xét tuyển kết hợp đa dạng. Theo phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 mà nhiều trường đã công bố, năm nay, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển theo khoảng...