Trường học xanh: Xây dựng thói quen và hành vi sống đẹp
Ngoài mang lại môi trường xanh, sạch, đẹp, phong trào xây dựng Trường học xanh còn giáo dục HS có ý thức trách nhiệm trước cuộc sống, biết bảo vệ môi trường, trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Học sinh Trường Mầm non Bình Minh chăm sóc cây xanh
“Đại sứ nhí” trường học không rác
Đà Nẵng có 5 trường học tham gia chương trình “Vì mái trường xanh” Do Hội đồng đội Trung ương và Nhãn hàng dụng cụ học sinh Điểm 10 (Tập đoàn Thiên Long) phối hợp tổ chức. Mỗi trường học có một Công trình măng non để HS bỏ rác thải nhựa tái chế vào.
Chương trình “Vì mái trường xanh” được tổ chức với mục đích trao học bổng cho các em học sinh Tiểu học và THCS hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn thông qua hoạt động phân loại rác thải nhựa tái chế và các dụng cụ học tập Thiên Long đã qua sử dụng ngay tại trường.
Học sinh Trường Tiểu học Phù Đổng thu gom và phân loại rác đã qua sử dụng
Bảo Ngân – Học sinh Trường Tiểu học Phù Đổng) chia sẻ: “Trong chương trình “Vì môi trường xanh”, chúng em sẽ được tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể. Rác thải nhựa đã qua sử dụng sẽ được thu gom lại để tái chế chứ không vứt bỏ ra môi trường.
Từ những việc làm này, chúng em sẽ góp phần xây dựng quỹ học bổng dành tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, giúp bạn vượt khó vươn lên trong học tập. Chúng em sẽ chung tay xây dựng, bảo vệ môi trường sống, môi trường học tập an toàn và lành mạnh từ những việc làm nho nhỏ này”.
HS Trường Tiểu học Lê Lai (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) còn tham gia “kiểm toán” rác. Nhà trường có một nhóm tình nguyện viên là HS tham gia việc phân loại rác tại trường. Các em sẽ phân chia từng loại hộp sữa dựa trên thành phần nhựa hoặc giấy, tháo riêng ống hút, phân loại bao ni lông có màu và không màu…
Video đang HOT
Hoàng Việt chia sẻ: “Việc phân loại rác rất khó và mất nhiều thời gian hơn là việc xả rác. Ngồi phân loại rác thế này, con thấy đúng là vất vả. Con nghĩ con sẽ hạn chế xả rác thải ra môi trường và cũng sẽ góp ý với ba mẹ con và người thân, bạn bè giảm thiểu sử dụng ni lông, hộp nhựa, hộp xốp đựng thức ăn”.
Trường Tiểu học Lê Lai là một trong số các trường đang tham gia dự án Trường học không rác do Liên minh Toàn cầu các giải pháp thay thế đốt rác (GAIA) tài trợ, với sự hướng dẫn triển khai của Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật TP Đà Nẵng, Trung tâm nghiên cứu xây dựng năng lực thích ứng (CAB), Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA), dự án Green Building & Refill Station (UNDP).
Các điều phối viên sẽ giúp các trường kiểm toán tác dụng để đánh giá đầu vào truyền thông, xây dựng giải pháp can thiệp, cho HS thực hành phân loại rác tại trường, hướng dẫn tái chế và làm phân từ rác hữu cơ. Dự án dồng hành cùng các trường hướng đến mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nói chung và 20% lượng rác thải nhựa nói riêng.
Học sinh Trường Tiểu học Núi Thành tự trồng và chăm cây ở các bồn hoa do lớp mình phụ trách
Thảm xanh trường học
Trường TH Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) là trường học đầu tiên được thành phố Đà Nẵng trao bằng công nhận Trường học xanh năm 2016. Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng trường, cho biết, để có được ngôi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài sự hỗ trợ từ Phòng GD và ĐT quận Hải Châu, là sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ, giáo viên, HS và phụ huynh nhà trường. Nếu không có sự chung tay, góp sức của mọi người thì nhà trường không thể xây dựng được không gian xanh.
Ngoài những chậu cây dây leo được trồng tại các cửa sổ lớp học, hệ thống cây xanh của Trường Tiểu học Núi Thành được lựa chọn, sắp xếp hợp lý, đúng các tiêu chuẩn theo quy định của thành phố.
Tham gia những hoạt động từ chương trình Trường học xanh, HS Trường Tiểu học Núi Thành dần hình thành ý thức, thái độ sống tích cực. Như cô Thu Nguyệt chia sẻ, trước đó, dù được chăm chút cẩn thận nhưng các bồn hoa xung quanh trường thường bị HS nhổ sạch.
“Gần sát Tết Nguyên đán, nhà trường tổ chức cho chính các em trồng hoa ngay sau tiết mục Phát động chương trình Trồng cây mùa xuân trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Được tự tay trồng cây, tưới nước, chăm sóc cây, ý thức bảo vệ cây xanh của các em sau đó khác hẳn, không còn hiện tượng HS bẻ, nhổ cây như trước” – cô Thu Nguyệt nhận xét.
Những đồ dùng đã hư hỏng được Trường Mầm non Bình Minh sử dụng để làm chậu trồng cây cảnh sau khi đã được trang trí lại
Phong trào xây dựng Trường học xanh đã góp phần tạo dựng cảnh quan, môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó, HS hình thành những thói quen sống xanh như bảo vệ cây xanh, không vứt rác bừa bãi, hạn chế rác thải nhựa để góp phần bảo vệ môi trường sống.
Trường Mầm non Bình Minh (Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng), đã tận dụng những vật dụng hư hỏng như nồi cơm điện, ấm đun nước, lốp xe ô tô, chiếc ủng đã bị thủng để làm đồ dùng học tập, bàn ghế hoặc được vẽ trang trí rất đẹp mắt rồi… trồng hoa.
Chiếc thùng sơn rỗng qua bàn tay khéo léo của các giáo viên đã trở thành bộ bàn ghế đặt ở góc đọc sách trong lớp học, dưới chân cầu thang. Lốp xe cũ được sơn phết nhiều gam màu, với những mặt cười đáng yêu hay những họa tiết ngộ nghĩnh trở thành bàn để đồ chơi, bậc tam cấp vận động của trẻ… Trẻ sẽ được tham gia các công đoạn tái chế phù hợp như tô màu, trồng cây, chăm sóc cây…
Khi phụ huynh làm "giám thị"
Ngày 13/5, hầu hết trường tiểu học tại Đà Nẵng phân chia lịch theo từng khối lớp, để phụ huynh đến nhận đề kiểm tra cuối năm về nhà cho HS hoàn thành.
HS Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Với diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn, lần đầu tiên, phụ huynh thay giáo viên làm "giám thị" trong điều kiện HS tạm dừng đến trường.
Khẩn trương, linh hoạt và cẩn trọng
Sáng 12/5, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) khẩn trương làm thủ tục bàn giao cơ sở vật chất cho quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng trưng dụng làm điểm cách ly tập trung F1. Đồng thời, hoàn tất khâu in sao bài kiểm tra các môn, đóng gói theo danh sách từng HS để chuyển cho GV chủ nhiệm.
Cô Trần Thị Kim Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Do phụ huynh không thể đến trường nhận bài kiểm tra được nên nhà trường ủy quyền cho GV chủ nhiệm các lớp thảo luận với phụ huynh về cách thức giao nhận bài. Trên tinh thần tạo điều kiện cho phụ huynh, đề bài cũng như bài làm của HS có thể được chuyển qua email, Zalo hoặc phụ huynh nhận trực tiếp từ GV.
Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) tổ chức thực tập phương án 1 cho phụ huynh nhận đề và nộp bài kiểm tra tại trường theo Thông điệp 5K. Cụ thể, phụ huynh vào cổng chính, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đến vị trí bàn của lớp con mình lấy đề kiểm tra trong thùng giấy, đọc to tên con để GV chủ nhiệm đánh chéo vào danh sách lớp. Mỗi lớp sẽ nhận đề theo khung giờ quy định để tránh tập trung đông người. Còn phương án 2, trường sẽ gửi đề kiểm tra qua mạng xã hội cho những HS không thể nhận đề trực tiếp.
Với khối Một và Hai, phân môn tiếng Việt đọc tiếng, mỗi trường có cách thực hiện khác nhau, tùy theo điều kiện của phụ huynh. Trường Tiểu học Ngô Gia Tự không thực hiện kiểm tra đại trà phần này. Theo cô Bình, nhà trường thống nhất với GV chủ nhiệm lên danh sách những HS đọc chậm, chưa đạt để kiểm tra. Hình thức kiểm tra sẽ nhẹ nhàng.
Trường Tiểu học Lê Lai (quận Hải Châu) nhờ phụ huynh cho HS đọc bài theo yêu cầu, quay video gửi GV chủ nhiệm lớp. Hình thức gửi do GV thống nhất với phụ huynh.
Nếu gia đình học sinh thuộc diện F0, F1, F2 và vùng cách ly y tế, phụ huynh liên hệ trực tiếp với GV chủ nhiệm để có hình thức khác gửi bài kiểm tra.
Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) tập dượt phương án giao, nhận bài kiểm tra đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh.
Nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm
Ông Trần Nguyễn Minh Thành - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: Các trường, GV chủ nhiệm phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin đầy đủ đến phụ huynh và HS về quy định đánh giá HS tiểu học để phụ huynh và HS hiểu rõ, nghiêm túc thực hiện.
Cô Bình cũng chia sẻ: Nhà trường và GV chủ nhiệm, qua các kênh thông tin, đều phải tuyên truyền, động viên phụ huynh cùng hỗ trợ, mong phụ huynh thực hiện tốt vai trò làm "giám thị" thay cho thầy cô giáo trong quá trình con làm bài kiểm tra.
Trong đó, nhà trường rất mong phụ huynh hợp tác tốt để không có tình trạng bất thường xảy ra để sau đó phải tổ chức kiểm tra, đánh giá lại bất cứ một HS nào. Tình trạng bất thường tức là có sự chênh lệch giữa kết quả bài kiểm tra đánh giá định kỳ và đánh giá thường xuyên. Nếu HS có mức học trung bình, khá mà bài kiểm tra cuối năm lại được 10 điểm thì buộc phải kiểm tra lại.
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành thì cho rằng, đây cũng là cơ hội để hình thành cộng đồng học tập khi phụ huynh thực sự tham gia vào quá trình đánh giá, nhận xét HS.
Trước ý kiến lo ngại phụ huynh sẽ tác động đến quá trình làm bài kiểm tra của HS tại nhà, anh Nguyễn Đình Hòa - phụ huynh HS Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hải Châu) chia sẻ: Trong điều kiện này, Sở GD&ĐT Đà Nẵng chọn giải pháp HS tiểu học hoàn thành bài kiểm tra cuối năm tại nhà là chấp nhận được. Nếu HS có "lọt" khâu cuối cùng vì có sự hỗ trợ của phụ huynh cũng là số ít. GV chủ nhiệm và nhà trường phải nắm được danh sách những em này để có biện pháp hỗ trợ, giáo dục phù hợp trong năm học mới.
Chị Nguyễn Thị Hải Phước (trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho hay: Nếu phụ huynh nào muốn tốt cho con, dạy con đức tính trung thực, tự giác trong học tập sẽ không tham gia, tác động vào kết quả kiểm tra tại nhà. Có thể bài kiểm tra sẽ nâng được một vài điểm số, nhưng hậu quả để lại trong phát triển nhân cách của HS khó mà khắc phục được.
Học sinh tiểu học làm bài kiểm tra cuối năm tại nhà: Phụ huynh như 'giám thị' Sáng 13-5, nhiều trường tiểu học tại Đà Nẵng đã thực hiện việc phát bài kiểm tra học kỳ 2, phụ huynh nhận bài, học sinh sẽ làm bài tại nhà, một kỳ kiểm tra đặc biệt, lần đầu diễn ra tại nhà do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Sáng 13-5, phụ huynh Trường tiểu học Núi Thành đến nhận bài kiểm tra...