Trường học vùng sông nước chuyển động cùng số hóa
Sau đại dịch Covid-19, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục được thể hiện rõ nét.
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu ( Tiền Giang). Ảnh: TG
Chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, phát triển mạnh mẽ nên mỗi thầy cô giáo, nhà trường và toàn ngành đang nỗ lực thay đổi để thích ứng.
Chuyển động từ vùng sông nước
Chưa bao giờ việc dạy, học trực tuyến được triển khai rộng rãi, mạnh mẽ và đồng bộ như thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Từ tháng 2 – 4, HS, SV tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học. Vùng thành thị đến nông thôn, dù điều kiện, hạ tầng có sự cách biệt nhưng việc dạy học trực tuyến được triển khai hiệu quả.
Vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, qua khảo sát, có 80% HS được dạy học qua Internet, truyền hình. Riêng khu vực thành phố, tỷ lệ này đạt trên 90%. Kỹ năng về công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số của HS, GV được nâng cao, chất lượng dạy và học bảo đảm. Cũng nhờ ứng dụng CNTT, việc tập huấn GV lớp 1 dạy Chương trình GDPT mới kịp tiến độ dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp…
Chia sẻ về chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, thầy Lê Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường THPT Trung An (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) nhấn mạnh: Chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Để đáp ứng yêu cầu, mỗi thầy cô giáo, nhà trường phải thay đổi để thích ứng. Ngành Giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ. Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Dự thảo Quy chế dạy học trực tuyến. Đây là cơ hội để việc chuyển đổi số trong ngành Giáo dục được đẩy mạnh và triển khai sâu rộng hơn…
Theo cô Nguyễn Thị Bích Trân – GV Trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), chuyển đổi số tạo cơ hội cho GV, HS chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet. Thông qua dạy học trực tuyến, GV và HS được nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Tại tỉnh Cà Mau, hiện 100% đơn vị, trường học kết nối Internet, bảo đảm phục vụ cho ứng dụng CNTT trong quản trị và dạy học; quản lý các loại hồ sơ, sổ sách trên hệ thống chính xác và khoa học. Việc tăng cường ứng dụng CNTT, nhất là các phần mềm quản lý giúp nhà trường tăng hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm thời gian, ngân sách, bảo đảm tính chính xác trong công việc.
Video đang HOT
Vượt qua khó khăn
Trang thiết bị phục vụ dạy học, họp trực tuyến được trường học ở TP Cần Thơ đầu tư.
Với đặc thù sông nước, nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn khó khăn. Phổ biến nhất là hạn chế về hạ tầng, đường truyền, thiết bị kết nối đầu – cuối, hay sự chênh lệch trong việc tiếp cận của HS. Thói quen ngại thay đổi phương thức làm việc của một số lãnh đạo đơn vị, trường học cũng là thách thức trong việc triển khai ứng dụng CNTT…
Điển hình như tỉnh Cà Mau, tuy 100% đơn vị, trường học có kết nối Internet nhưng một số điểm trường chưa có đường truyền. Việc kết nối mạng chỉ thông qua thiết bị kết nối 3G, 4G nhiều lúc chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Theo ông Lê Hoàng Dự – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, một số trường học ở xa chưa được đồng nhất trong thiết bị kết nối, tín hiệu đôi khi không ổn định, ảnh hưởng đến công tác ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục chưa xây dựng được hệ sinh thái CNTT riêng. Các đơn vị, trường học sử dụng nhiều ứng dụng (website, phần mềm quản lý trường học…) của nhiều nhà cung cấp khác nhau dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp công nghệ thông tin.
Mới đây, Bộ GD&ĐT xây dựng Dự thảo Thông tư Ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và GD thường xuyên. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để cơ sở giáo dục mạnh dạn chuyển đổi số. Việc chuẩn bị từ hạ tầng, con người đến thiết bị đang được ngành Giáo dục, nhà trường quan tâm. Tuy mỗi nơi điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ khác nhau nhưng tất cả đang vào cuộc để thích ứng một cách tốt nhất.
Chia sẻ về giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số, theo thầy Lê Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường THPT Trung An (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ), trước hết cần nâng cấp hạ tầng CNTT; Xây dựng kho học liệu số ngành Giáo dục; Tập huấn kỹ năng cho GV; Nâng cao tính tự giác và kỹ năng sử dụng mạng cho HS… “Nếu chỉ riêng ngành Giáo dục, dù cố gắng đến mấy cũng sẽ khó thực hiện bởi các hạn chế về điều kiện tài chính, hạ tầng…”, thầy Dũng cho biết.
Năm 2019, Sở GD&ĐT Tiền Giang thực hiện 84 thủ tục tích hợp dịch vụ công trực tuyến, giúp giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt 99%. Kết nối văn phòng điện tử của 531 cơ sở giáo dục, 11 phòng GD&ĐT với hơn 30.000 lượt truy cập/năm. Tiền Giang đã đưa lên Cổng thông tin điện tử của ngành dữ liệu HS tốt nghiệp THPT sau năm 2008. Chỉ cần nhập số chứng minh nhân dân hoặc họ và tên có thể tra cứu kết quả tốt nghiệp THPT… – Ông Nguyễn Phương Toàn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang
Miễn học phí, làm nhanh được không?
Mặc dù luật Giáo dục 2019 đã có những quy định về miễn học phí nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa đưa ra lộ trình cụ thể. Liệu có giải pháp nào đẩy nhanh lộ trình này?
Học sinh THCS được miễn học phí theo lộ trình của Chính phủ - NGỌC DƯƠNG
Luật Giáo dục 2019 quy định miễn học phí (HP) cho trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Toàn bộ trẻ mầm non, học sinh (HS) THCS được miễn HP theo lộ trình của Chính phủ.
Xu hướng chung của thế giới
Trong điều kiện thu nhập tăng lên thì hệ thống giáo dục không HP ngày càng được mở rộng với sự đa dạng hóa các hình thức giáo dục - đào tạo. Đây là xu hướng chung của thế giới. Nhiều nước ở châu Âu, nhiều bang ở Mỹ thực hiện miễn HP đến cấp THPT, một số nước còn thí điểm miễn HP đối với sinh viên ĐH.
Ở các nước đang phát triển, trong đó có một số quốc gia thu nhập thấp như Campuchia cũng đã miễn HP cho HS THCS, Triều Tiên thực hiện miễn HP cho tất cả cấp học phổ thông. Xu hướng này nhằm không chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển bền vững, mà còn xây dựng xã hội văn minh và thực hiện các quyền cơ bản của con người.
Ở nước ta, mặc dù thu nhập bình quân của người dân chỉ ở mức trên trung bình, nhưng Đảng và Nhà nước đã thực hiện miễn HP cấp tiểu học, miễn hoặc giảm HP đối với HS mầm non, phổ thông ở các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và vùng ven biển, hải đảo. Đến luật Giáo dục 2019, quy định miễn HP hoàn toàn đối với HS mầm non 5 tuổi và HS THCS nhưng có lộ trình, ưu tiên vùng miền núi, hải đảo, vùng khó khăn thực hiện trước.
Ngoài ra, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Ngân sách nhà nước, quy định thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định chi ngân sách với một số nhiệm vụ đặc thù của địa phương. Nhờ vậy, trong thời gian qua một số địa phương như TP.HCM quyết định thu HP mầm non, THCS, THPT ở mức thấp nhất theo quy định của Chính phủ, và Hải Phòng, HĐND đã ban hành nghị quyết hỗ trợ HP hoàn toàn cho trẻ mầm non 5 tuổi và HS THCS, THPT.
Không nên "xếp hàng" chờ lộ trình chung cả nước
Thực tiễn chính sách mở rộng diện miễn giảm HP đối với HS mầm non, tiểu học, THCS và THPT đã có tác động mạnh mẽ làm tăng tỷ lệ huy động HS các cấp trong độ tuổi đến lớp; tỷ lệ dân số tốt nghiệp THCS, THPT, người có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã tăng lên.
Theo Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2019, tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có chuyên môn kỹ thuật là 22,3%, nhưng vẫn còn thấp hơn các nước như Hàn Quốc (55%), Nhật Bản (trên 60%). Vì vậy, trong những năm tới cần mở rộng diện miễn HP theo 2 hướng, nếu không, Việt Nam sẽ tụt hậu so với thế giới về vốn con người.
Từ ngân sách T.Ư và huy động doanh nghiệp hỗ trợ HP cho HS các cấp, ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, hải đảo... Với những địa phương có điều kiện về kinh tế, HĐND cấp tỉnh có chính sách hỗ trợ HP cho HS các cấp như TP.Hải Phòng đã tiên phong thực hiện, được xã hội và nhân dân đồng tình cao. Bên cạnh đó, cần thực hiện chính sách công bằng trong hỗ trợ HP đối với HS các trường tư thục.
Thực tế hiện nay có một số lãnh đạo cho rằng mức HP không nhiều so với chi phí học tập của con em và chi phí đầu tư chung cho giáo dục, vì vậy, một số địa phương chờ lộ trình chung của cả nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục và dư luận xã hội, việc miễn HP có ý nghĩa rất lớn với người nghèo, người thu nhập thấp và quan trọng nữa là ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mỗi người dân được nâng lên. Điều này góp phần nâng cao nguồn nhân lực để đất nước phát triển bền vững trong thời đại công nghiệp 4.0.
Như vậy, thay vì chờ Chính phủ thực hiện theo lộ trình chung thì sẽ chậm, những địa phương nào có điều kiện nên tiến hành thực hiện miễn HP cho các đối tượng HS theo quy định trước để chủ trương này diễn ra nhanh chóng.
Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên tốt nghiệp THCS, THPT tăng
Nhờ chính sách mở rộng diện miễn giảm HP của nhà nước trong giai đoạn vừa qua mà tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT đối với dân số từ 15 tuổi trở lên ở nước ta tăng lên đáng kể.
Tỷ lệ tốt nghiệp THCS trong dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng lên từ 29,5% năm 2014 lên 32,3% năm 2019. Trong đó cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng 37,3%, vùng bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 33,7%, trung du và miền núi phía bắc 33,2%, Tây nguyên 32,4%, Đông Nam bộ 30,2% và thấp nhất là ĐBSCL với 26%. Về tốc độ tăng trưởng, toàn quốc tăng bình quân 0,56%/năm, tốc độ tăng cao nhất là vùng ĐBSCL với 1,38%/năm, kế đến là Đông Nam bộ 0,98%/năm, vùng Tây nguyên là 0,82%/năm, trung du và miền núi phía bắc 0,52%/năm, bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 0,4%/năm, thấp nhất là đồng bằng sông Hồng giảm 0,34%/năm.
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT trong dân số từ 15 tuổi trở lên tăng từ 13,5% năm 2014 lên 17,3% năm 2019. Trong đó vẫn còn 3/6 vùng thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả nước là ĐBSCL 11,3%, Tây nguyên 13,5%, trung du và miền núi phía bắc 14,4%.
Trong khi vùng Đông Nam bộ cao nhất 22,2%, đồng bằng sông Hồng 20,4%, bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 17,5%. Về tốc độ tăng trưởng, toàn quốc tăng bình quân 0,76%/năm, trong đó, tăng cao nhất là Đông Nam bộ 0,9%/năm, kế đến là ĐBSCL 0,84%/năm, Tây nguyên 0,82%/năm, bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 0,8%, trung dung và miền núi phía bắc 0,62%/năm và thấp nhất là đồng bằng sông Hồng, chỉ 0,54%/năm.
Xét về tốc độ tăng trưởng tốt nghiệp THCS và THPT đã có sự chuyển dịch, những vùng như ĐBSCL, Tây nguyên, Đông Nam bộ cao hơn tốc độ bình quân của cả nước, nhưng tỷ lệ tốt nghiệp THPT của ĐBSCL, Tây nguyên, vùng trung du và miền núi phía bắc vẫn thấp hơn bình quân cả nước.
Trường Đại học Tây Đô được đào tạo ngành Dinh dưỡng trình độ đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có quyết định về việc cho phép Trường Đại học Tây Đô đào tạo ngành Dinh dưỡng trình độ đại học (mã ngành: 7720401). Trường Đại học Tây Đô nhìn từ trên cao. Ảnh: CTV Theo đó, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả...