Trường học Việt Nam sợ di động công nghệ cao của teen
Các trường phổ thông đang siết dần kỷ luật dùng di động trong lớp sau khi hàng loạt clip và file ghi âm được học sinh tung lên mạng mà không có sự kiểm soát. Không cấm mang điện thoại đến lớp, nhưng có trường nêu rõ không khuyến khích dùng các loại điện thoại di động có chức năng quay phim, chụp ảnh, ghi âm.
Khốn khổ vì chức năng quay phim của di động
Trước nhu cầu của chính phụ huynh và học sinh, ngày nay, hầu hết các trường phổ thông đều phải chấp nhận việc HS từ lứa tuổi THCS được mang điện thoại di động (ĐTDĐ) tới trường.
Khảo sát một số trường lớn ở Hà Nội, ước tính 60 – 70% HS lứa tuổi THCS có máy, trong khi 90- gần 100% HS lứa tuổi THPT có di động.
Nếu chiếc điện thoại chỉ có chức năng đơn giản là nghe, gọi được và không đi kèm các chức năng khác như quay phim, chụp ảnh… thì các trường và nhiều bậc phụ huynh đã không đau đầu trong việc quản lý.
Một hiệu phó của trường THCS ở Kim Liên, Hà Nội cho biết: “Có lần, tôi chứng kiến cảnh hai bạn nam lớp 9 hôn nhau theo kiểu đùa nghịch và một nhóm khác đấm đá như phim võ thuật để các bạn trong lớp dùng di động quay phim. Tôi biết, các em chỉ đùa cho vui. Nhưng nếu cảnh này cắt cúp rồi tung lên mạng, người ta không hiểu là đùa, lại thấy mặc đồng phục ghi rõ tên trường, thì chúng tôi biết ăn nói ra sao. Tôi đã phải tịch thu di động để xóa đoạn phim nói trên.”
Một cảnh ôm ấp của teen trong lớp học.
Trò đùa tai quái khác của một nhóm HS lớp 11 của một trường THPT ở quận Ba Đình là quay phim cảnh mang… băng vệ sinh đến tặng cho lớp bên cạnh.
Video đang HOT
Những chiếc ĐTDĐ ghi hình theo bước chân náo loạn của các “quỷ sứ” trên dãy hành lang. Nước ngọt Sting đỏ chưa đủ độ đậm màu, các trò này đã nghĩ ra chiêu dùng mực bút đỏ trộn vào. Vậy là tác phẩm “Kotex” hoàn thành. Cả hội cùng “dô” nhau mang đến dán hiên ngang lên cánh cửa lớp bên cạnh.
“Vụ này nhà trường không xử gì cả, lớp bị dán Kotex nhe răng ra cười. Sau đó, chúng nó phản đòn bằng Diana cho lớp tôi!”, cậu học trò tên Lâm lớp 11 tường thuật.
Có anh chàng trong lớp kiếm được món đồ giả miệng bằng cao su, thế là các máy quay không chuyên là di dộng lại được phen chạy theo mệt nghỉ để ghi lại cảnh bạn này “cưỡng hôn” (tên clip do Lâm đặt) các bạn gái. Cái miệng cao su gắn lên cái miệng thật, “tóm” được bạn gái nào thì chiến hữu giữ chặt lấy cho anh chàng hôn được mới tha.
Chơi bài trong lớp, trình diễn hút thuốc lào với những màn rít thuốc, phun khói thuốc điệu nghệ, màn chơi bốc đầu xe đạp giữa phố đông người, tự sướng với thân hình đầy rồng phượng đen, đỏ xanh…tất cả đều được đội ngũ điện thoại di dộng đa chức năng hiện đại của Lâm và các trò trong lớp ghi lại.
Chỉ “tự sướng” với nhau trong lớp còn gì là ý nghĩa, hoành tráng? Các “trò tặc” còn giao phó cho Lâm nhiệm vụ tải “tất tần tật” những cuộc chơi “hoành tráng” này lên mạng Youtube.
Những clip được quay bằng ĐTDĐ và đưa lên Youtube hay lên các trang diễn đàn của giới trẻ, trường, lớp các teen không hề hiếm. Những trò nghịch ngợm, mô phỏng sex hay đua nhau chụp lại những khoảnh khắc hớ hênh, lộ hàng của nhau đều được các chú dế cật lực ghi lại, tạo thành một mốt chơi không thể thiếu trong đời sống học đường.
Mục đích chính để bố mẹ sắm điện thoại cho con để làm phương tiện liên lạc, đưa đón, kiểm tra xem đang ở đâu hoặc giúp con giải trí như nghe nhạc, xem phim lành mạnh giờ đã bị biến dạng, hoặc đã trở thành mục đích phụ.
Chỉ nên dùng điện thoại nghe, gọi được?
Trường THCS Đống Đa cấm sử dụng các loại điện thoại di động có chức năng ghi hình, ghi âm.
Tại một lớp học của trường THCS Giảng Võ, Hà Nội, một cô giáo chủ nhiệm cho biết: “Lớp 9 tôi dạy có gần 100% HS có di động, nhưng giờ học nào cũng phải tắt máy. Nếu HS nào vi phạm sẽ bị nhắc nhở, vi phạm nhiều lần là tịch thu điện thoại, gửi nhà trường, cha mẹ phải viết cam kết thì mới trả lại điện thoại. Tuy nhiên, rất may là chưa có HS nào không chấp hành nội quy đề ra”.
Một giáo viên chủ nhiệm lớp 11, trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho biết: “Mặc dù nội quy của nhà trường không ghi rõ các vấn đề liên quan đến ĐTDĐ, nhưng đã học ở đây, các em đều ý thức được hình thức kỷ luật nghiêm minh nếu không chấp hành. Giờ học nào các em cũng phải tắt nguồn điện thoại”.
Ông Phạm Văn Hoan, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: Nội quy của trường đã ghi rõ là không sử dụng ĐTDĐ trong giờ học. HS nào để chuông kêu trong giờ học, nhắn tin…bị nhắc nhiều lần sẽ bị nhà trường tịch thu. Sau một tuần, cha mẹ HS mới được đến xin về sau khi đã ký vào cam kết không cho con mình sử dụng ĐTDĐ trong giờ học. Hình thức cao nhất có thể là hạ hạnh kiểm.
Hiện trường Trần Hưng Đạo đang “tạm giữ” nhiều chiếc điện thoại vì cha mẹ HS không chịu đến lấy về. Họ cho biết nhà trường cứ giữ hộ lâu lâu vì bản thân họ không muốn con sử dụng di động, nhưng vì con đòi mua nên phải chiều.
Bà Đinh Vân Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa, Kim Liên, Hà Nội cho biết: Trong cuộc họp đầu năm với phụ huynh, nhà trường đã đề nghị HS và phụ huynh ký vào bản cam kết không sử dụng các loại ĐTDĐ có camerra và các phương tiện ghi âm, ghi hình khác. Trong tổng số 2.250 HS, có tới 70% HS có sử dụng ĐTDĐ.
“Tuy nhiên, có phụ huynh vẫn thắc mắc, dù đã ký vào bản cam kết, là có vô lý không khi cha mẹ muốn bỏ điện thoại cũ của mình cho con, mà những chiếc điện thoại này thường rất hiện đại, có đủ mọi chức năng”, bà Hồng cho biết.
Thậm chí, có phụ huynh còn cho rằng, nhờ việc HS ghi âm, ghi hình “tung lên mạng” nên xã hội mới biết được sự thật trong nhà trường ra sao.
Bà Đinh Vân Hồng cho biết: “Học trò đang đi học thì việc chính là việc học tập. Các em chưa hiểu được hết những hậu quả to lớn nếu tự tung lên mạng những gì mình ghi được. Nhà trường không ủng hộ việc các em quay phim, cho dù là quay cảnh đùa nghịch đưa lên mạng. Nếu cố tình, các em phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Cho dù thế nào thì việc đưa lên mạng cũng thể hiện một ý đồ không tốt”.
“Sắp tới, nhà trường sẽ kiểm tra đột xuất các lớp học. Nếu HS nào vẫn mang điện thoại không đúng như cam kết thì sẽ bị tịch thu”.
Bà Hồng cho biết thêm: Những chiếc di động hiện đại càng dễ tạo điều kiện cho các em tải những hình ảnh “độc hại” về xem, đó là mặt trái của nó.
Tuy nhiên, có HS lại lý sự: “Có nhiều cảnh bạn bè đáng yêu lắm, nếu không có điện thoại ghi lại những hình ảnh ấy thì quá tiếc”.
Theo Vietnamnet
Học sinh Trần Phú lên tiếng vụ "cô giáo xúc phạm học trò"
Gần đây, trên mạng tràn ngập thông tin bàn luận học sinh "cố - tình - gài - bẫy - ghi - âm lén" giáo viên chửi mình rồi đăng lên mạng. Khi mọi việc đi quá giới hạn, thì chính học sinh Trường THPT Trần Phú phải lên tiếng.
Gần đây, trên mạng tràn ngập thông tin bàn luận chuyện học sinh "cố - tình - gài - bẫy - ghi - âm lén" giáo viên chửi mình rồi đăng lên mạng. Mọi người thi nhau đem những lời nói có lúc là thái quá ra để đánh giá, mà thực chất, không có mấy người thực sự ở trong hoàn cảnh lúc bấy giờ; tất cả chỉ nghe qua file ghi âm, thậm chí còn chưa nghe. Tuy nhiên, khi mọi việc đã đi quá giới hạn, thì đến chính học sinh Trường THPT Trần Phú nói chung và bạn lớp 11 chuyên Lý nói riêng cũng phải lên tiếng.
2 điều sau file ghi âm
Thứ nhất, việc ghi âm này, hoàn toàn là ngoài dự tính. Vì cô N, đã dạy ở mấy lớp, và lớp nào cũng phản đối khi cách phát âm của cô là không chuẩn: Good-s-morning, writ-s-ting, part-s-ty, to-picture (two pictures), she is blow (which should be she blows/she's blowing)...v.v
Một học sinh lớp 11 chuyên lý chỉ muốn ghi âm lại những gì cô đọc sai, để rồi làm đơn yêu cầu đổi giáo viên. Nhưng không ngờ, việc xảy ra lại đúng ngày có chuyện phản ứng của bạn L. và cô, đồng thời, đúng ngày cô bức xúc. Hậu quả là cô không giữ được bình tĩnh mà văng loạn xạ lên nên cái sự ghi âm ấy mới thành ra một file ghi âm không được hay ho cho lắm!
Thứ hai, chính bạn L. người "cãi" cô N. trong giờ tiếng Anh hôm ấy không biết rằng, trong lớp có một bạn đang mở máy thu âm. Trong đó, có cả cuộc nói chuyện kia. Lớp chuyên Lý cũng không phải là những người tung lên mạng đoạn ghi âm. Tất nhiên, cả lớp có file ghi âm.
Việc các bạn học sinh để nó trên mạng, cũng chỉ là để truyền tay nhau, không phải ý đồ muốn làm rùm beng, cũng như không hề có ý đồ vùi dập hay "chơi đểu" giáo viên, vì nếu sự thật có bung bét ra (như bây giờ), chính các học sinh cũng bị tiếng xấu lây khi là học sinh trong trường cơ mà.
Đành rằng, "không có lửa sao có khói". Dù thế nào đi nữa, L. cũng chỉ là một người học trò, ít nhất cũng cần giữ cái lễ của chính mình.
Nhưng không thể nói mỗi L. sai lè lè, còn hành động của giáo viên là đúng được. Đã học để trở thành người lái đò, là phải học môn tâm lí sư phạm, phải hiểu tâm lí của học sinh mới lớn.
Trường mình có nhiều thầy cô rất "teen", thỉnh thoảng cũng xưng "mày-tao" nhưng chỉ khi vui vẻ, thân thiện. Nhiều thầy cô mắng học sinh suốt, nhưng "khi nào chúng mày học chăm chỉ, học hành giỏi giang thì cô mới thôi chửi".. mà học sinh vẫn tôn trọng.
Nhưng lần này, là cô sai, rồi lại chửi kiểu chợ búa.
Nhọt đã vỡ phải trị đúng cách
Mọi người vẫn gọi đùa bạn L. là "ngôi sao. Vì nhiều người đã học qua, nhưng mấy ai dám ý kiến. Nói thật là, mọi người vẫn cứ ra rả "hãy đứng lên đối đáp, góp ý trực tiếp với thầy cô", nhưng... dù sao, nói cũng dễ hơn làm. Đâu phải tự nhiên cô được dạy trường chuyên. Tự nhiên, cô có bằng Master. Còn học sinh, nhiều khi đắn đó trước khi muốn thay đổi gì đó.
Đúng là khi chuyện này lan ra, ai cũng có phần xấu hổ. Nhưng rồi sẽ qua, ung nhọt sẽ hết, và mình lại tự hào về các thầy cô. Mình sẽ có niềm tin hơn vào những cái được gọi là bằng cấp. Và ít nhất, những người học sinh như chúng em, sẽ được học Tiếng Anh một cách chính xác và có kiến thức tốt.
Dù đau lòng, trăn trở cho danh dự của trường, nhưng em nghĩ, điều này là cần thiết....
Nói tóm lại, sau vụ việc lần này, sẽ còn nhiều dư âm không tốt, mà suy cho cùng, có là về giáo viên hay học sinh, thì cũng là về cùng 1 trường Chuyên lớp Chọn.
Chúng em, dù là cựu học sinh hay đang là học sinh trong trường, cũng có phần xấu hổ về những thông tin đã bị lan rộng ra.
Nhưng một khi cái nhọt đã vỡ, phải để nó được kiểm tra kĩ càng, phải dùng đúng thuốc thì mới có thể lau sạch, không thể ủ mãi rồi dẫn đến ung thư.
Suy cho cùng, vấn đề đạo đức, cung cách ứng xử sẽ còn phải nói chuyện nhiều, và dù anh có là một đứa trẻ mới sinh ra, hay là một cụ già 90 tuổi, đạo đức vẫn cần được rèn luyện, trau dồi. Một khi đã nới lỏng, không nghiêm khắc, thì con người ta có học cao thế nào, cũng trở nên "thật buồn cười" chỉ vì những lời nói trong lúc nóng giận mà thôi.
Theo Vietnamnet
Cô giáo "xúc phạm học trò" bàng hoàng với chính mình Đây là những lời tâm sự rất chân thật của cô giáo "chửi học sinh rồi bị phát tán trên mạng" suốt thời gian vừa qua. Chiều ngày 30/9, cô giáo N., Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng) đã có cuộc trò chuyện rất thật lòng tại trường. Cô không muốn nói về học sinh (HS) nữa, mà muốn phán xét bản...