Trường học nỗ lực thích ứng để mở cửa
Thách thức với thầy cô tăng lên gấp bội: đảm bảo chống dịch, dạy kết hợp online và trực tiếp, đối mặt với khả năng có F0 ngay trong lớp học.
Tại Hà Nội, gần 4.000 học sinh lớp 9 huyện Ba Vì đã đi học trực tiếp. Sau một tuần, trường vẫn hoạt động ổn định trong bối cảnh thêm 9 ca nhiễm cộng đồng được phát hiện tại Ba Vì kể từ 8/11; còn Hà Nội gần đây liên tục có trên dưới 100 ca cộng đồng mỗi ngày.
Thầy Nguyễn Văn Nghiệp, Hiệu trưởng THCS Phú Châu, Ba Vì, đánh giá hai khó khăn phải giải quyết trước mắt là đảm bảo kỷ luật phòng dịch và tính toán, bố trí giáo viên dạy cả trực tiếp và trực tuyến.
Theo chương trình, tuần này là giai đoạn kiểm tra giữa kỳ I. Tuy nhiên, việc ở nhà và học trực tuyến trong nửa năm đã ảnh hưởng đến thói quen của các em, tạo sức ì lớn. Thầy Nghiệp cho rằng, cần thời gian để học sinh bắt nhịp, ổn định tâm lý và nhà trường còn phải tổ chức ôn luyện nên hoạt động kiểm tra có thể chưa triển khai ngay.
Học sinh trường THCS Phú Châu được đo nhiệt độ trước khi vào trường, sáng 8/11. Ảnh: Thanh Hằng
Về việc phòng dịch, ngoài yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang, trường chia bốn lớp 9 học hai buổi, mỗi buổi hai lớp. Để hạn chế học sinh nô đùa cùng nhau trong giờ ra chơi, hai lớp được bố trí cách xa.
Thay vì có thể dừng lại mua đồ ăn sáng hoặc đồ dùng cần thiết, với quy định “một cung đường, hai điểm đến”, học sinh bây giờ được yêu cầu ăn sáng ở nhà và đi thẳng đến trường. Lối vào chỗ gửi xe hay đường lên các lớp học, trường Phú Châu cũng bố trí dây chắn để hướng dẫn học sinh đi theo một đường duy nhất.
Vì chỉ có một khối học trực tiếp, các giáo viên phải đảm nhiệm hai hình thức dạy. Trong một buổi, nếu có cả tiết tại trường và trực tuyến, giáo viên sẽ mang laptop đến trường. Sau khi hoàn thành tiết dạy trực tiếp, họ sang phòng chờ để dạy online ngay sau đó.
Thời gian chuyển tiết chỉ có 5 phút, ban giám hiệu trường Phú Châu quyết định rút ngắn tiết học trực tuyến từ 45 xuống 40 phút, để giáo viên đủ thời gian di chuyển, chuẩn bị máy móc. Ngoài ra, để hỗ trợ các thầy cô dạy trực tuyến, thầy Nghiệp đã cho sửa chữa, nâng cấp hệ thống Internet tại trường.
Ở Đà Nẵng, gần 300 học sinh khối 12, THPT chuyên Lê Quý Đôn đi học từ 25/10. Đây là trường THPT đầu tiên ở Đà Nẵng dạy trực tiếp cho khối cuối cấp, lớp 10 và 11 vẫn học online.
Thầy Lê Vinh, Hiệu trưởng THPT chuyên Lê Quý Đôn, cho biết yếu tố phòng dịch được đặt lên hàng đầu. Nhà trường thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn của ngành giáo dục và y tế. Học sinh được đo thân nhiệt ngay tại cổng, sát khuẩn tay trước khi vào lớp, đeo khẩu trang trong suốt quá trình học, nước uống tự mang theo. Các lớp học phòng cách phòng. Ngoài ra, học sinh không tập trung đông người trong giờ ra chơi.
Video đang HOT
Mở cửa trở lại khi dịch bùng phát ở nhiều địa phương, trong đó Đà Nẵng 20 ngày qua có hơn 100 ca nhiễm, nhà trường đã thường xuyên làm việc với giáo viên chủ nhiệm để nắm danh sách học sinh. Em nào trong vùng dịch cấp độ 3 và 4 (vùng cam và đỏ) thì sẽ không đến trường, tiếp tục học online ở nhà.
Hiện, chưa có học sinh nào của trường là F0. Nhà trường đã bố trí sẵn phòng cách ly. Ngoài ra, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, nằm sát trường, sẽ hỗ trợ xử lý ngay khi có trường hợp dương tính trong học sinh.
Trước đó, từ 20/10, 230 học sinh tại 5 khối 1, 2, 6, 9 và 12 của Tiểu học Thạnh An và THCS-THPT Thạnh An, huyện Cần Giờ, được học trực tiếp. Đây là hai trường đầu tiên của TP HCM mở cửa. Thầy Nguyễn Bảo Ngọc, Hiệu trưởng THCS-THPT Thạnh An cho biết, trường yêu cầu học sinh đeo khẩu trang và giữ khoảng cách trên một mét trong lớp học, hai mét ở bên ngoài. Giáo viên được bố trí ở cổng trường hàng ngày, nhắc nhở những em không thực hiện đúng quy định. Trong trường, tất cả thầy cô, nhân viên được kiêm thêm nhiệm vụ giám sát học sinh thực hiện quy định chống dịch.
Học sinh trường Tiểu học Thạnh An, huyện Cần Giờ, đến trường từ 20/10. Ảnh: Trần Quỳnh
“Cha mẹ cũng quan tâm đến các em trong vấn đề khẩu trang, phòng dịch nên việc này không quá khó khăn. Đeo khẩu trang ban đầu có thể gây khó chịu với vài em, nhưng sau một vài tuần đã thành thói quen, nề nếp”, thầy Ngọc cho biết.
Cho học sinh trở lại trong bối cảnh vẫn có ca nhiễm trong cộng đồng, nhà trường phải đối mặt với tình huống xuất hiện F0 bất cứ lúc nào. Thực tế, sau hai tuần trở lại trực tiếp, trường THCS-THPT Thạnh An đã phát hiện một học sinh lớp 6 dương tính Covid-19 trong buổi test nhanh định kỳ.
Đã dự phòng tình huống này, trường phối hợp với địa phương khoanh vùng, truy vết nhanh, gọn. Những học sinh liên quan được xét nghiệm PCR và tự cách ly tại nhà, chuyển sang học trực tuyến. Các em đều âm tính, sức khỏe ổn định nên dự kiến sau khoảng hai tuần sẽ được trở lại trường.
Nhờ đó, những lớp còn lại vẫn học bình thường, không phải đóng cửa toàn trường sau ca nhiễm. “Cách xử lý khi phát hiện F0 trong trường học bây giờ cũng khác trước đây, khi chúng ta đã xác định chung sống an toàn với Covid-19″, thầy Ngọc cho biết.
Học sinh trường THCS-THPT Thạnh An nhận tờ khai y tế từ giáo viên trước khi vào lớp học. Ảnh: Trần Quỳnh
Phương pháp chỉ cách ly ca nhiễm và những người liên quan trực tiếp, không đóng cửa toàn bộ trường học cũng đang được Quảng Nam áp dụng. Trong buổi họp với Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, lãnh đạo ngành giáo dục Quảng Nam cho biết khi phát hiện hiện F0, việc xét nghiệm, sàng lọc, vệ sinh khử khuẩn được nhanh chóng triển khai để hoạt động dạy trực tiếp tại đó sớm trở lại bình thường.
Tại phiên chất vấn sáng 11/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết đã ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, định hướng để thúc đẩy đưa học sinh trở lại trường an toàn theo nghị quyết 128 của Chính phủ.
Hiện nay, các tỉnh phần lớn lấy căn cứ để quyết định đi học trở lại theo quy mô cấp huyện, nhưng lãnh đạo ngành giáo dục cho rằng có thể mạnh mẽ hơn, xử lý đến quy mô xã, phường. “Các trường tiểu học, mầm non thường phù hợp với quy mô địa bàn xã phường, còn trường trung học quy mô đến cấp huyện. Do đó, nếu xã phường thuộc vùng xanh có thể đưa học sinh tới lớp mà không cần đợi cả huyện, tỉnh. Cả huyện mà vùng xanh, an toàn thì mở cửa trường trung học”, ông Sơn nói.
Sáng nay, tại Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch với lộ trình, phương án cụ thể để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021.
Ông phát biểu: “Chính phủ xin chia sẻ những khó khăn khi cuộc sống, sinh hoạt của các gia đình, thầy cô giáo, các em học sinh bị đảo lộn trong thời gian qua. Việc dạy và học trực tuyến toàn phần chỉ là giải pháp tình thế trong điều kiện chưa tiêm phủ vaccine cho học sinh và điều kiện phòng, chống dịch chưa đáp ứng yêu cầu”.
Vượt qua lối mòn tư duy văn mẫu: Cần người dẫn đường sáng tạo
Học văn là học cách thể hiện suy nghĩ của mình. Do đó, điều mà các thầy cô mong muốn trong mỗi giờ học là khơi gợi để học sinh có thể nói lên được cảm nhận của bản thân, có sự khác biệt trong cảm thụ.
Dạy học dự án tích hợp liên môn Ngữ văn - Lịch sử cho học sinh khối 10 do trường tổ chức. Ảnh: TG
Phát hiện những nhân tố nổi bật
Trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng và ra đề thi đánh giá chất lượng học sinh giỏi, đặc biệt ở các môn mang tính xã hội như Ngữ văn luôn được chú trọng. Cô Lê Thị Tuyết - Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) chia sẻ: "Muốn biết học sinh nào có tố chất về văn học cần cho làm đề mở để phát huy sáng tạo. Những bài chỉ tái hiện kiến thức đã học thì mới coi là hoàn thành ở mức cơ bản, còn những học sinh có khả năng văn chương là người thể hiện tốt cảm thụ của bản thân và tìm kiếm được sự khác biệt trong tác phẩm".
Nhắc đến môn Ngữ văn, học sinh thường nghĩ ngay đến những yêu cầu phân tích tác giả, tác phẩm. Nhưng đối với những học sinh của đội tuyển, đề thi lại hoàn toàn khác. Đó là những đề thi mở, yêu cầu học sinh vận dụng toàn bộ kiến thức, khả năng ngôn ngữ, sức sáng tạo và tư duy phản biện tốt để hoàn thành bài làm.
Theo cô Tuyết, một bài văn hay không chỉ yêu cầu ở khả năng viết tốt mà hơn cả là cách các em đưa ra ý kiến cá nhân và lập luận chặt chẽ để thuyết phục người đọc. Nếu xem xét đề thi học sinh giỏi môn Văn có thể nhận thấy khuynh hướng ra đề thi không có nhiều thay đổi so với các mẫu đề cơ bản giảng dạy. Đề không có đột biến nhưng học sinh có cách viết đột phá thì đó chính là những nhân tố ưu tú mà giáo viên lựa chọn để bồi dưỡng.
Có 17 năm kinh nghiệm trong việc ôn luyện và phụ trách đội tuyển học sinh giỏi văn quốc gia, cô Tuyết đồng ý với quan điểm loại bỏ văn mẫu nhưng không được thiếu việc xây dựng văn hóa đọc cho học sinh.
"Những bài văn mẫu dù có hay đến mấy cũng chỉ là tài liệu tham khảo của người đi trước, nếu đem vào bài làm của mình chẳng khác nào đạo văn. Nhưng vẫn phải đọc thật nhiều những bài văn mẫu để có được cái nhìn khách quan, đa chiều hơn về một vấn đề. Nếu chỉ học văn theo sách giáo khoa thì không đủ, học sinh phải đọc thêm rất nhiều loại sách khác nhau để bổ sung kiến thức cho mình. Mỗi học sinh giỏi cần phải dựa trên những thứ đã học và tích lũy kinh nghiệm cá nhân để làm người đồng sáng tạo, sáng tác lại tác phẩm của nhà văn theo cách riêng", cô Tuyết chia sẻ.
Để có thể lựa chọn ra những hạt giống ưu tú đã khó, việc vun đắp cho những hạt giống ấy nảy mầm còn khó hơn. Ngoài trang bị kiến thức, kỹ năng nền, giáo viên phải kiểm tra các năng lực văn của học sinh. Năng lực văn gồm sự sáng tạo về cảm thụ, tư duy logic và khả năng quan sát, là hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận đòi hỏi sự nhạy bén, sâu sắc, phong phú trong cách nhìn, cách cảm của học sinh về thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Giáo viên tổ Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Ảnh tư liệu: NTCC
Dạy văn - rèn người
Ngữ văn là môn học có tính nghệ thuật, để không tạo ra một thế hệ rập khuôn, máy móc, phải thay đổi trước tiên là nói không với việc học thuộc lòng văn mẫu, dạy viết văn hay.
Cô Đỗ Thị Hằng - Giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn chia sẻ: "Việc truyền cảm hứng, khơi gợi sáng tạo cho học sinh rất quan trọng. Điều đầu tiên phải giúp các em phải thấy được cái hay, cái đẹp của môn học sau đó khám phá thế giới nội tâm của con người, những bí ẩn của cuộc sống từ trong những trang sách, mỗi tác phẩm văn học. Một điều quan trọng nữa, giáo viên dạy văn phải là người yêu cái đẹp, có ngọn lửa đam mê văn học. Có như vậy, giáo viên mới khơi gợi được cảm hứng cho học sinh".
Ở chương trình cũ chú trọng đến kiến thức và vai trò của người dạy, hoạt động trả bài của học sinh chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận được những điều mà thầy cô cung cấp. Còn với chương trình mới, học sinh lại trở thành chủ thể sáng tạo, còn giáo viên chỉ là người dẫn dắt trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mang tính chất gợi ý. Qua đó, giáo viên làm sáng tỏ những phẩm chất, năng lực mà học sinh cần đạt tới.
Nhưng điều này cũng đặt ra không ít trở ngại cho giáo viên khi luôn phải suy nghĩ để khơi dậy năng lực của mỗi học sinh. Nhiều năm đứng lớp cô Tuyết nhìn nhận: Có không ít học trò thờ ơ với môn học này, hoặc học theo kiểu đối phó, thiếu cảm xúc.
"Chuyển từ dạy học theo nội dung sang phát triển phẩm chất và năng lực, học sinh sẽ dễ dàng phát huy được tiềm năng của bản thân. Nhưng đồng thời cũng sẽ có thêm nhiều học sinh đi lại lối mòn tư duy văn mẫu vì cảm thấy khó khăn khi tự mình làm chủ thể sáng tạo. Chắc chắn giáo viên cần lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp, kể cả cách ra đề và chấm bài cũng phải thay đổi để học sinh không còn phụ thuộc vào văn mẫu", cô Tuyết khẳng định.
Môn Văn học giúp học sinh hoàn thiện hơn về những kiến thức xã hội trong cuộc sống, biết điều hay lẽ phải, giao tiếp, ứng xử. Chính vì vậy, việc dựa dẫm, nhờ vả vào văn mẫu quá nhiều sẽ khiến những kiến thức để phát triển tư duy xã hội trong môn học này bị thui chột, sáo rỗng. Để môn Ngữ văn không chịu tiếng "oan" là môn học thuộc rồi làm theo khuôn mẫu cần phải có những phương hướng mới, cũng không phải chỉ đến từ phía người làm giáo dục mà còn ở cả học sinh và bậc cha mẹ.
Khen thưởng cho học sinh có thành tích học tập tốt Hội Khuyến học phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng vừa tổ chức gặp mặt, khen thưởng cho các em thi đậu nguyện vọng 1 các trường đại học năm học 2021-2022 và các em thi đậu vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Tặng giấy khen cho các em học sinh có thành tích học tập tốt. Trong số...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Diệu Nhi từng bị giành vai vì quá xấu, quyết lột xác có chồng đẹp như minh tinh
Sao việt
15:45:45 19/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh 'đã nóng', bị đoàn làm phim bỏ quên trên núi, im lặng phục thù?
Sao châu á
15:42:14 19/05/2025
Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
EU kêu gọi khép lại 'chương Brexit', thúc đẩy hợp tác an ninh với Anh
Thế giới
15:27:13 19/05/2025
Hai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng
Pháp luật
15:07:39 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
15:00:20 19/05/2025
Nam chính 'Resident Playbook' bị chỉ trích vì ngoại hình
Hậu trường phim
14:59:46 19/05/2025
Tống Đông Khuê được Trấn Thành chấm làm em rể, bị tình cũ tố đòi tiền tỷ, là ai?
Netizen
14:58:15 19/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Bà Liên hứa thay đổi tâm tính
Phim việt
14:51:44 19/05/2025