Trường học Nhật Bản ngừng yêu cầu xác định giới tính trên hồ sơ
Hai quận đã bỏ đi câu hỏi từng là tiêu chuẩn bắt buộc trên các mẫu đơn, hàng chục quận khác cũng đang cân nhắc.
Bất kỳ công việc ổn định nào ở Nhật Bản cũng yêu cầu tối thiểu trình độ học vấn trung học phổ thông, trong khi giáo dục bắt buộc chỉ kéo dài đến hết trung học cơ sở (tương đương lớp 9 trong hệ thống trường học Mỹ). Để học lên trung học phổ thông, học sinh phải đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh của trường, sau đó nộp đơn xin nhập học.
Các mẫu đơn thường yêu cầu ứng viên kê khai rất nhiều thông tin, theo Sora News24 ngày 7/1. Tuy nhiên, trong các đơn đăng ký cho năm học sắp tới của Nhật Bản (khai giảng vào mùa xuân), các trường trung học công lập ở tỉnh Osaka và Fukuoka đã bỏ đi câu hỏi về giới tính của học sinh. Quận Saga vẫn để lại phần này nhưng cho phép người nộp đơn để trống.
Ảnh: Sora News24
Mối liên hệ giữa kỳ thi tuyển sinh và giới tính có thể gợi lại vụ bê bối hạ điểm ứng viên nữ trong nhiều năm của Đại học Y Tokyo, bị lôi ra ánh sáng vào tháng 8 năm 2018. Quyết định của tỉnh Osaka và Fukuoka là nỗ lực nhằm tránh cáo buộc về phân biệt đối xử trong quá trình nộp đơn. Theo một khảo sát do tờ Asahi Shimbun thực hiện, chính sách mới được xây dựng dựa trên nhận thức ngày càng cao về giới LGBT.
Video đang HOT
Việc loại bỏ câu hỏi về giới tính (thuật ngữ tiếng Nhật trong các mẫu đơn đăng ký là seibetsu) diễn ra sau khi một trường trung học cơ sở ở tỉnh Chiba cho phép nam sinh mặc váy đồng phục và một trường khác ở tỉnh Kanagawa để nữ sinh lựa chọn váy hoặc quần dài.
Câu hỏi về giới tính tồn tại ở các mẫu đơn của 45 trên 47 tỉnh Nhật Bản. Tuy nhiên, 14 tỉnh đang cân nhắc để áp dụng, trong đó có Kanagawa, Kumamoto, Tokushima, Kyoto, Hokkaido và Okayama.
Thùy Linh
Theo VNE
Con cái được cha mẹ quan tâm đến cuộc sống ở trường dễ cải thiện thành tích học tập
Một nghiên cứu mới cho thấy, trẻ em sẽ có xu hướng học tập tốt hơn khi được cha mẹ quan tâm cũng như tham gia vào cuộc sống ở trường của chúng.
Các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến cuộc sống ở trường của con cái. Bởi điều ấy có thể cải thiện thành tích học tập của trẻ. Đó là kết quả một công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục ở Anh.
Theo khảo sát, từ xưa tới nay mức thu nhập và trình độ học vấn, tức tình trạng kinh tế xã hội của cha mẹ, thường ảnh hưởng tốt đến thành công của con cái. Trẻ từ các gia đình có tình trạng kinh tế xã hội cao hơn thường đạt kết quả học tập tốt hơn nên hay nhận cái kết có hậu là vào được đại học để tiếp tục học lên cao. Ngược lại, trẻ em từ các gia đình thu nhập thấp có ít cơ hội được hưởng mức giáo dục ngang bằng với các bạn đồng lớp nhưng giàu có. Chúng khó tiếp tục theo đuổi chữ nghĩa sau khi tốt nghiệp, và tất nhiên là cũng khó trở thành những chuyên gia lão luyện trong lĩnh vực đeo đuổi như con nhà giàu. Vòng luẩn quẩn bất bình đẳng giữa kinh tế và học vấn ấy luôn là một thực thể của xã hội.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới lại chứng minh chu kỳ ấy có thể bị phá vỡ, và một đứa trẻ vẫn có thể được hưởng một tương lai tốt hơn. Phần lớn sự thay đổi ấy phụ thuộc vào mức độ tham gia của các bậc trưởng thượng trong gia đình vào việc học của chúng. Bố mẹ nào càng chủ động quan tâm đến môi trường học đường của con, hiệu suất học hành của trẻ càng tiến triển, cũng có nghĩa là chúng sẽ đắc thủ cơ hội học lên cao hơn, vượt qua sự bất bình đẳng cố hữu trong xã hội về giáo dục. Sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái sẽ gián tiếp bù đắp lại những thất thế về tình trạng kinh tế xã hội của họ.
Như vậy, chính thái độ của một gia đình đối với nhà trường đã tác động đến cơ hội trẻ được tiếp tục học lên cao sau đại học. Tình trạng kinh tế xã hội của cha mẹ không chỉ quyết định cơ hội, mà ảnh hưởng đến cả động cơ học hành của con nữa. Có một trái khoáy là trong số các gia đình ít học, 13,5% cha mẹ giàu có thổ lộ họ không muốn con mình theo đại học, trong khi tỷ lệ ấy là gần 50% đối với bậc phụ huynh có thu nhập thấp. Lại nữa, ở các gia đình quan tâm đến việc học hành của con cái, tỷ lệ trẻ không tiếp tục học lên cao lại thường xấp xỉ như nhau, bất chấp cha mẹ chúng giàu hay nghèo.
Vậy thế nào là một bậc cha mẹ quan tâm đến môi trường học hành của trẻ? Cơ bản, đó là những phụ huynh năng tiếp xúc gắn bó với giáo viên, để ý đến điểm bài cũng như các sự kiện diễn ra trong lớp học của con. Xét mặt này có tới 90 phần trăm các gia đình đạt chuẩn. Từng ấy đóng góp của cha mẹ cũng đủ cho con cái học hành tấn tới so với trẻ mà cha mẹ làm lơ.
Riêng với những cha mẹ quan tâm sâu sát hơn, như để ý đến bài tập ở nhà của con, tham gia vào hội phụ huynh và góp phần vào tổ chức điều hành chính sách giáo dục tại trường trong cộng đồng địa phương - họ vốn thường là các ông bố bà mẹ có tình trạng kinh tế xã hội tốt - con cái của những gia đình này thường là các học sinh giỏi hay xuất sắc.
HẢI NGƯ
Theo economictimes.indiatimes.com
Chương trình GDPT mới: Mỗi tỉnh, thành phố được lựa chọn nội dung giáo dục sao cho phù hợp Theo như Chương trình GDPT mới ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Ở cấp THCS và THPT, nội dung giáo dục của địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học, tổng thời lượng trong cả 7 năm học là 245 tiết. Theo như phân tích của Ban soạn thảo Chương...