Trường học Hong Kong cho phép học sinh quyết định câu hỏi trong bài kiểm tra
Trường trung học YOT Chan Wong Suk Fong (Hong Kong) cho biết họ đang thử nghiệm một cách tiếp cận mới trong giáo dục cho phép học sinh lựa chọn bài về nhà cũng như câu hỏi có trong bài kiểm tra.
Nhà trường mong muốn thiết kế chương trình học dựa trên khả năng của từng học sinh.
Học sinh sử dụng iPad trong một tiết học tại trường YOT Chan Wong Suk Fong, Hong Kong.
Giáo viên sẽ đánh giá năng lực của học sinh trong một vài môn học vào đầu năm. Dựa trên kết quả đó, bài về nhà và bài kiểm tra sẽ được thiết kế dựa trên khả năng hoàn thành của từng học sinh. Hiện mô hình này đã được áp dụng với các môn tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, toán và sinh học.
Em Hugo Wong Ho-yin (14 tuổi) cho biết em cảm thấy hài lòng hơn với phương pháp mới này: “Khi cháu học tiểu học, đôi khi cháu gặp những câu hỏi trong bài kiểm tra mà cháu không hiểu.
Do đó, cháu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đoán đáp án hoặc để trống, nên cháu có thể bị trượt bài thi. Giờ cháu có thể chọn những câu hỏi phù hợp và có thể trả lời đúng. Điều này khiến cháu rất vui vì biết rằng mình sẽ không trượt.
Cách chúng cháu học tập cũng thay đổi rất nhiều, không còn những bài tập chỉ cần sao chép lại vì chúng cháu được dạy để hiểu bản chất của vấn đề”.
Video đang HOT
Cô Edith Wong Wing-fun – giáo viên tiếng Anh của nhà trường, cho biết phương pháp này tỏ ra rất hữu ích với các học sinh yếu kém. Ngoài ra, học sinh cũng được tạo động lực học tập tốt hơn sau những bài kiểm tra đạt kết quả tốt.
“Điểm số của học sinh có thể không cải thiện nhiều, nhưng chúng tôi thấy sự thay đổi lớn trong thái độ học tập của các em. Giờ đây các em có hứng thú hơn với việc học”, cô Edith Wong nói.
Các giáo viên nhà trường cho biết chương trình đã thu được những kết quả đáng khích lệ sau vài tháng áp dụng.
“Những học sinh yếu kém gặp rất nhiều khó khăn trong hệ thống giáo dục truyền thống vì các em không đủ khả năng đạt được kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, mỗi học sinh có những thế mạnh và điểm yếu riêng và việc đánh giá các em qua một hệ thống các bài kiểm tra tiêu chuẩn là không công bằng”, cô Edith Wong nói.
Bà Hung Yuen-ling – giám đốc phát triển của công ty Hong Kong Education City Limited, cho rằng các trường học tại Hong Kong nên thay đổi và áp dụng phương pháp đánh giá học sinh mới này để cải tiến hệ thống giáo dục cho các thế hệ trẻ.
Minh Hương
Theo SCMP/Dân trí
Gửi những ai đang than vãn học hành quá mệt mỏi: Ở đời nghèo đói không nhục, dốt nát mới nhục
Áp lực học hành chẳng thấm vào đâu so với áp lực mà cuộc sống sau này mang lại, cố lên các bạn!
Càng gần đến ngày thi Đại học, thi học kỳ, thi tốt nghiệp... áp lực càng đè nặng lên vai học sinh, sinh viên. Họ học không chỉ riêng cho mình họ mà còn phải phấn đấu vì giấc mơ của cha mẹ, kỳ vọng của gia đình và cả sự ganh đua với bạn bè cùng trang lứa.
Áp lực học hành là một thứ gì đó khó diễn tả được bằng lời nhưng có sức mạnh ghê gớm, nó là tác nhân dẫn đến hàng loạt vụ tự tử, trầm cảm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Nguyên nhân chính đến một phần từ gia đình, một phần từ những lời nói cay nghiệt của xã hội và từ bản thân họ cũng không biết kiểm soát chính mình. Một bài kiểm tra có thể gây mệt mỏi, một bài thi có thể gây chán nản, một lần thi rớt gây hoang mang, muốn bỏ học buông xuôi... nhưng hãy nhớ rằng, ra đời, bước vào xã hội, áp lực cuộc sống, cơm áo gạo tiền, những mối quan hệ ràng buộc từ người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, sếp... còn kinh khủng hơn gấp trăm ngàn lần. Nếu ngày từ bây giờ không biết cố gắng, không biết sắp xếp, không vượt qua được những điều nhỏ nhoi thì khó mà vượt được sóng lớn trong tương lai.
Đây chính là lời khuyên đến từ 2 vị tỷ phí Richard và Huffinton để giúp bạn làm chủ cuộc sống, tránh xa những áp lực vô hình bạn tự tạo cho chính mình, sống một đời tích cực để dễ dàng thành công hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Cuộc sống xa hoa của sinh viên Trung Quốc trên đất Mỹ Du học bằng cách gian lận, bỏ bê nghiên cứu, chỉ lo ăn chơi, lao vào tệ nạn, nhiều "cậu ấm cô chiêu" Trung Quốc đang vẽ ra hình ảnh xấu xí trong mắt cộng đồng du học sinh quốc tế. "Du nhưng không học" được xem là tình trạng khá phổ biến ở các trường đại học phương Tây, đặc biệt là...