Trường học hạnh phúc nhìn từ những khiếu nại, tố cáo trong giáo dục
Từ năm 2019, Bộ GD&ĐT và Công đoàn giáo dục triển khai rộng rãi cuộc vận động xây dựng trường học hạnh phúc ở các trường phổ thông và đại học (ĐH) trong cả nước.
Những năm gần đây, đổi mới giáo dục dù được bàn đến ở nhiều khía cạnh, nhưng luôn chú trọng một điều quan trọng: Trường học phải là một nơi hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Các nhà giáo dục theo trường phái hạnh phúc cho rằng hạnh phúc là mục đích quan trọng nhất của giáo dục cần đạt tới. UNESCO cũng khuyến cáo các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình dương xây dựng mô hình trường học hạnh phúc theo 52 tiêu chí thuộc ba nhóm vấn đề (3P): Con người trong trường học; Quá trình dạy và học; Địa điểm học tập.
Một số tiêu chí của UNESCO có nội dung mới, ít thấy ở các trường học, chúng ta cần nghiên cứu, thử nghiệm trước khi vận dụng, bổ sung vào bộ tiêu chí mô hình THHP ở Việt Nam.
Đơn cử như về các tiêu chí trong nhóm “Con người trong trường học”: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục học sinh. Mục tiêu xuyên suốt của nhà trường theo quan niệm: hãy biến nhà trường thành một “địa điểm mở” cho cộng đồng. Có nhiều hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn nhằm tạo cảm giác như sống trong gia đình, được hòa nhập trong môi trường học đường. Thành lập các câu lạc bộ lớp ghép, bao gồm nhiều độ tuổi, từ đó tăng cường và mở rộng mối quan hệ tình bạn trong học sinh.
Có thể nói xây dựng trường học hạnh phúc là xây dựng tình bạn và mối quan hệ trong cộng đồng tôn trọng, hợp tác, hiểu sự khác biệt trong mỗi học sinh. Từng con người trong trường luôn được rèn luyện và giữ được giá trị sống riêng biệt, độc đáo của mình.
Những năm gần đây, ngành giáo dục triển khai các giải pháp hướng đến giáo dục hạnh phúc như: Giảm tải chương trình học, chương trình giáo dục phổ thông tiếp cận phát triển năng lực, phẩm chất và phát triển toàn diện học sinh theo từng cá nhân; giảm áp lực thi cử, thay đổi cách kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; tăng cường hoạt động trải nghiệm ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; tăng cường khen thưởng, động viên và thực hiện kỷ luật tích cực đối với học sinh..
Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc vận động vì một trường học hạnh phúc. Trọng tâm mô hình này là “Trường học hạnh phúc – giáo viên hạnh phúc – học sinh hạnh phúc” với 3 tiêu chí cốt lõi: yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Trường học hạnh phúc là mục tiêu của giáo dục và phải được bắt đầu từ người thầy (Ảnh: tvu.edu.vn)
Thực tế là suốt những năm qua, chúng ta đang nỗ lực để thực hiện điều đó, tư duy về những ngôi trường hạnh phúc cũng đang được thay đổi, nhưng… ở đâu đó, cốt lõi yêu thương, sự tôn trọng và chuẩn mực sự phạm đã bị bỏ qua. Dù rằng “con sâu làm rầu cả nồi canh”, nhưng cũng đủ để chúng ta ngâm ngợi: Một viên gạch ghép chưa chuẩn, công trình mà chúng ta tâm huyết dựng xây khó vẹn toàn.
Như việc cô giáo tiểu học ở trường Tiểu học Sài Sơn B, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội nhiều lần gửi đơn về việc mình bị ban giám hiệu nhà trường “chèn ép” chẳng hạn. Thông tin đa chiều, nhiều hướng tiếp cận, chưa biết ai đúng ai sai, cũng có thể không ai hoàn toàn đúng, không ai hoàn toàn sai, nhưng với những học sinh lớp 5 bị kéo vào cuộc, chắc hẳn, mỗi giờ học chưa thể là một giờ vui được. Rồi sắp tới, đoàn thanh tra sẽ khách quan mà nghiên cứu, tìm hiểu, xem xét sự việc, nhưng với một môi trường chưa chuẩn mực sư phạm, khó hạnh phúc lắm.
Video đang HOT
PGS.TS Phạm Tất Dong khi nhìn nhận về sự việc cho rằng: Trong môi trường sư phạm, ngay cả khi trò ngỗ ngược, cũng có những bước hành xử sư phạm, sự tôn trọng của trò với thầy, của thầy với thầy, của thầy với phụ huynh và ngược lại phải luôn tồn tại. Khi những tiêu chí cốt lõi của một môi trường sư phạm chuẩn mực, của một ngôi trường hạnh phúc bị bỏ qua, thì ứng xử sẽ vênh nhau cả, khi không còn đối thoại, tôn trọng, thì còn gì mà nói. Và như thế, không ai – cả thầy, cả trò, cả người quản lý, cả phụ huynh thấy hạnh phúc cả.
Ở đâu đó, cô giáo phạt học sinh bằng thước, bằng cách xúc phạm và lăng mạ, cũng có ở đâu đó học trò nhảy cả lên bục giảng tát cô… nhưng những sự chệch chuẩn phải được điều chỉnh bằng những hành vi chuẩn mực sư phạm.
Xưa nay vẫn là như vậy, cả một đoàn tàu chuyển động ngăn nắp, đúng hướng thì không sao, một toa tàu chệch bánh sẽ không còn là một đoàn tàu an toàn về đích nữa, những người có trách nhiệm phải chỉnh, phải nắn, nhưng phải bằng phương pháp phù hợp. Đổi mới giáo dục, giảm bớt áp lực, xây dựng trường học hạnh phúc cũng vậy, mỗi nơi mỗi diện mạo khác nhau, nhưng cả hệ thống đang vận hành trơn tru bỗng có một vài cá thể lệch nhịp, sẽ khiến người nhìn vào lăn tăn nghĩ ngợi mãi. Mà nhất là khi những khiếu nại, tố cáo kéo dài, thời gian đợi chờ ấy sẽ khiến ai có thể vẫn vững tâm, vẫn hạnh phúc mà góp tay vào công cuộc xây dựng những mái trường hạnh phúc hay không?
Vì vậy, với mỗi sự việc, dù không vui vẻ gì, cũng tin là những người có trách nhiệm, còn tâm huyết, còn gắn bó, còn yêu mến sự nghiệp trồng người sẽ có những đề xuất, cách làm, hướng giải quyết ổn thỏa, bằng tình thương, sự tôn trọng, và bằng nỗ lực thực sự trong việc xây dựng những ngôi trường, những lớp học, những thế hệ thầy và trò hạnh phúc.
Giáo dục và hạnh phúc
Từ năm 2019, Bộ GD&ĐT triển khai cuộc vận động "xây dựng trường học hạnh phúc". Để cuộc vận động có hiệu quả thiết thực, không chỉ như một phong trào, cần có những hiểu biết sâu sắc về giáo dục và hạnh phúc, những giải pháp căn cơ, lâu dài.
Con người luôn mong muốn có được cảm giác hạnh phúc càng nhiều càng tốt. Ảnh minh họa
Khoa học về hạnh phúc
Trên bình diện khoa học và giáo dục, hạnh phúc cũng là một đối tượng được nghiên cứu, thảo luận và hướng đến xây dựng một khoa học mới, đó là "khoa học hạnh phúc", không chỉ là lý thuyết về hạnh phúc mà còn nhắm đến các giá trị thực tiễn của hạnh phúc.
Về phương diện triết học, nếu muốn tìm ra một khái niệm trung tâm có khả năng thống nhất ở mức độ cao của cả 3 phương diện CHÂN, THIỆN, MĨ trong tam giác lý tưởng của Platon thì khái niệm đó chính là HẠNH PHÚC. Nếu đạt được một phương diện trên cũng đủ khả năng đem lại hạnh phúc cho con người, nhưng nếu đạt được sự tổng hợp và thống nhất của cả 3 phương diện, niềm hạnh phúc lớn lao và trọn vẹn hơn.
Trong đó, Chân được hiểu là thật, là chân thực, xác thực. Chân đối lập với phạm trù cái giả - không thật. Và chân còn được hiểu là chân lý - tức là cái đúng, chính xác; Thiện là tốt, lòng tốt, lương thiện, đối lập với cái ác; Mĩ là phạm trù thẩm mĩ khá phức tạp, song hiểu một cách thông dụng, đó là cái đẹp. Cái đẹp ở trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong con người.
Các nhà giáo dục theo trường phái hạnh phúc cho rằng: Hạnh phúc là mục đích quan trọng nhất của giáo dục cần đạt tới, vấn đề học không chỉ để "biết", "làm", "tự khẳng định mình" và để "chung sống", như quan niệm 4 trụ cột giáo dục của UNESCO. Nhưng xét cho cùng, học là để chinh phục và nắm bắt hạnh phúc trên bình diện cá nhân lẫn cộng đồng.
Các yếu tố "biết", "làm", "tự khẳng định mình"... tự nó không làm nên hạnh phúc mà chỉ là điều kiện của hạnh phúc. Theo Nel Noddings (nhà giáo dục Mỹ), "Giáo dục mà không đưa đến hạnh phúc là một nền giáo dục sai lầm và què quặt, còn hạnh phúc mà không có giáo dục là hạnh phúc không bền vững".
Cần nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh về hạnh phúc và mục tiêu hạnh phúc của giáo dục. Ảnh minh họa
Hạnh phúc là mục tiêu giáo dục
Từ nhiều bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội khác nhau, các nước đặt ra mục tiêu giáo dục rất đa dạng, phong phú và không giống nhau. Nhưng dù mục tiêu như thế nào thì tất cả đều quy về đích cuối cùng là "hạnh phúc". Việc đặt ra mục tiêu này, do một số lý do sau đây:
Hạnh phúc là cảm xúc cao nhất của con người: Theo tâm lý học, hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó, là cảm xúc bậc cao, chỉ có ở loài người, mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí;
Giáo dục cần mang lại cho con người một ý nghĩa: Các nhà hoạch định chính sách và giáo dục bàn thảo rất nhiều về mục tiêu, chức năng và hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, vấn đề cao hơn, mang tính triết lý sâu sắc, đó là ý nghĩa của giáo dục. Liệu giáo dục có mang đến một ý nghĩa nào đó cho người học hay không. Học để ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, học để sáng tạo và nâng cao giá trị bản thân, khi đó việc học mới có ý nghĩa thiết thực với người học, chứ không phải học vì điểm, vì thành tích, vì danh dự của gia đình, để vào đại học;
Tiến bộ về vật chất chưa bảo đảm hạnh phúc cho con người: Tiến bộ vật chất mà không đi liền với sự tiến bộ ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là tinh thần và đạo đức thì có thể dẫn đến sự hủy hoại và tha hóa. Điều này có thể khắc phục một phần nhờ giáo dục;
Hạnh phúc là nhu cầu của HS và GV: GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, nhà trường phải làm sao để HS "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Một nghiên cứu mới đây của GS Huỳnh Văn Sơn (Trường Đại học Sư phạm TPHCM) cho thấy, HS có nhu cầu hạnh phúc khi đến trường. Theo kết quả khảo sát trong 181 HS ba khối lớp 6, 7, 8, có đến 92,8% HS mong thầy, cô cười nhiều hơn khi vào lớp; 82,4% HS mong thầy, cô không phê bình mình trước mặt bạn bè và người khác; 74% HS mong thầy, cô mỗi khi vào lớp không nhắc đi nhắc lại "môn học này là quan trọng nhất"...
Những con số này nói lên thông điệp: HS mong đợi những điều đơn giản ở thầy cô, mong thầy cô biết, hiểu để đáp ứng. Theo GS Huỳnh Văn Sơn, "Nếu chúng ta muốn xây dựng hay tạo nên những lớp học hạnh phúc, hay hướng đến hạnh phúc của HS mà quên đi chủ thể song hành, thì thật là khiên cưỡng". Vì vậy, muốn HS hạnh phúc, trước hết GV phải cảm thấy được hạnh phúc khi làm nhiệm vụ dạy học.
Những chuyển động tích cực
Những năm gần đây, ngành Giáo dục triển khai các giải pháp hướng đến giáo dục hạnh phúc như: Giảm tải chương trình học, chương trình giáo dục phổ thông tiếp cận phát triển năng lực, phẩm chất và phát triển toàn diện HS theo từng cá nhân; giảm áp lực thi cử, thay đổi cách kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ của HS; tăng cường hoạt động trải nghiệm ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; tăng cường khen thưởng, động viên và thực hiện kỷ luật tích cực đối với HS...
Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Công đoàn Giáo dục tổ chức cuộc vận động: "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc". Trọng tâm mô hình này là "Trường học hạnh phúc - GV hạnh phúc - HS hạnh phúc", với 3 tiêu chí cốt lõi: Yêu thương, An toàn và Tôn trọng.
Trong đó, về yêu thương, đó là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng lẫn nhau, sự hỗ trợ và sự bao dung. Về tôn trọng, là tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng đối với HS, nhất là sự khác biệt của mỗi em. GV biết lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ HS vượt qua khó khăn. Về an toàn, nhà trường bảo đảm an toàn cho GV và HS, không có tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, không dịch bệnh; không có sự xúc phạm giữa đồng nghiệp với nhau và xúc phạm HS... Nhiều địa phương trong cả nước đang từng bước triển khai xây dựng trường học hạnh phúc.
Giáo dục tích cực hướng đến giảm căng thẳng và tăng hạnh phúc cho cả học sinh và giáo viên. Ảnh: Thế Đại
Những rào cản đối với trường học hạnh phúc
Để tiến tới trường học hạnh phúc còn nhiều rào cản, trước hết, đó là, bệnh thành tích của giáo dục. Ngành Giáo dục đã quyết liệt với bệnh thành tích, nhưng công tác thi đua, khen thưởng đôi khi vẫn tập trung vào các con số như: Tỷ lệ học sinh giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp, số GV dạy giỏi, tỷ lệ lên lớp, nên tạo ra áp lực cho nhà trường, GV và HS.
Còn phụ huynh mong muốn con mình học giỏi, đỗ vào trường chuyên, hay đại học tốp đầu. Một số nơi sĩ số HS mỗi lớp rất cao, gây khó khăn cho dạy học và hoạt động giáo dục, nhất là đánh giá HS vừa nhận xét, vừa bằng điểm số. Ngành Giáo dục đang triển khai nhiều vấn đề mới như đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới kiểm tra, đánh giá HS, nâng chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2019... đòi hỏi GV phải nỗ lực, đầu tư nhiều công sức hơn nhưng thu nhập thấp, không đủ sống, và nguy cơ lương có thể giảm do không còn phụ cấp thâm niên.
Cơ sở vật chất, trường lớp và đi lại của HS miền núi, vùng sông nước quá khó khăn, thiếu thốn; quy chế dân chủ cơ sở chủ yếu chỉ quy định dân chủ đối với GV, nhân viên, chưa quy định dân chủ với HS... Công tác bổ nhiệm đội ngũ quản lý giáo dục có nơi chưa minh bạch, dẫn đến chạy chức, chạy quyền... Đây là những trở ngại trong quá trình xây dựng trường học hạnh phúc.
Giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc
Để xây dựng trường học hạnh phúc, trước hết, cần nâng cao nhận thức cho GV, HS về hạnh phúc và mục tiêu hạnh phúc của giáo dục. Đây là mục tiêu lâu dài, tối thượng của giáo dục. Vì vậy, các hoạt động của nhà trường, hoạt động giảng dạy và học, trải nghiệm... đều hướng đến niềm vui, hạnh phúc cho HS và cho cả GV;
Tiếp đó, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV về dạy học tích cực, kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ phẩm chất, năng lực của HS; nghiên cứu để xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp có nội dung về hạnh phúc của con người để giảng dạy cho HS; cần xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của thầy cô, trách nhiệm của HS với nhà trường và công tác xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, văn minh một cách cụ thể, rõ ràng, không tạo ra áp lực nhưng cũng không quá tập trung vào phong trào, làm đẹp báo cáo thành thành tích mà không mang lại hiệu quả thiết thực.
Gợi ý làm đề thi IELTS Writing tháng 3 Anh Phạm Tú, tác giả của hai cuốn sách về IELTS, gợi ý các ý tưởng để trả lời câu hỏi trong bài Writing Task 2 tháng 3. Trong tháng 3, đề thi Writing Task 1 không có nhiều khác biệt so với thường lệ: Line, Bar Chart và Map. Vậy còn Writing Task 2? Trong những năm gần đây, đề thi IELTS...