Trường học Hà Nội gấp rút dạy, ôn cho học sinh cuối cấp
Ngay sau khi nhận được công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc cho học sinh (HS) nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, nhiều trường phổ thông đã tổ chức dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo chương trình cũng như tạo điều kiện cho HS lớp 12 ôn luyện kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021.
Trường THCS&THPT tổ chức cho học sinh học online ngày 1/2/2021. Ảnh: Oanh Trần
Rà soát, tức tốc dạy học online từ 2/2
Với tinh thần “dừng đến trường, không dừng học”, ngay trong sáng 1/2, nhiều phòng GD&ĐT trên địa bàn TP đã triển khai kế hoạch dạy học online.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Trưởng phòng GD&ĐT Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho hay: Sáng 1/2, 100% hội đồng sư phạm ở các trường trong huyện đã họp triển khai đến các giáo viên về việc cho HS nghỉ học ở nhà chống dịch, buổi chiều hướng dẫn HS học trực tuyến và ngày 2/2 bắt đầu thực hiện. “Các nhà trường đa dạng lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế, trường hợp khó khăn thì nhân viên bưu điện văn hóa xã sẽ giao phiếu bài tập đến nhà HS…” – ông Phùng Ngọc Oanh cho biết.
Phòng GD&ĐT Thanh Oai cũng đã có văn bản yêu cầu hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS trong huyện tổ chức dạy học qua internet trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo Phó Trưởng phòng GD&ĐT Thanh Oai Nguyễn Đức Lượng, các nhà trường, giáo viên, HS, phụ huynh đều có kinh nghiệm dạy học online từ đợt dịch trước. Các trường THCS khi triển khai không gặp vấn đề vì HS lớn tự giác thực hiện; cấp tiểu học tùy theo từng lớp có thể tổ chức dạy vào buổi sáng hoặc tối, buổi chiều HS tự học.
Trong thời gian vừa qua, phòng GD&ĐT Thanh Oai đã tập dượt học trực tuyến cho 100% HS từ lớp 1 đến lớp 6 nên không bị bỡ ngỡ.Khi triển khai dạy học trực tuyến, các trường THCS trên địa bàn TP đều chú trọng dạy và ôn đối với học sinh lớp 9.
“Ngay từ thứ Hai (1/2) các trường THCS huyện Thanh Oai dạy học trực tuyến, trong đó những học sinh lớp 9 được các thầy cô vừa dạy bài mới vừa ôn tập để đảm bảo cho kỳ thi cuối năm và tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn HS ôn trong bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10 và giao lượng bài tập vừa phải để HS vừa nghỉ Tết và làm bài tập để không bị giãn đoạn kiến thức” – ông Nguyễn Đức Lượng chia sẻ.
Video đang HOT
Chú trọng ôn tập cho học sinh lớp 12
Chỉ ít tháng nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021, bởi vậy, ngay trong thời gian này, nhiều trường như THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy), THCS&THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy), THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa), THPT Đoàn Thị Điểm (quận Bắc Từ Liêm), THSC&THPT Ban Mai (quận Hà Đông)… đã tận dụng thời gian này dạy trực tuyến nhằm đảm bảo chương trình học, nhất là đối với HS khối 12.
Bà Vũ Thị Phương Anh – Phó Hiệu trưởng trường THPT Đoàn Thị Điểm cho biết: Ngày học online đầu tiên có tới 90% HS đáp ứng yêu cầu; 10% còn lại do máy móc, đường truyền ở nhà HS chưa ổn. Trong khi HS các khối 10 và 11 được giáo viên giao bài tập và hướng dẫn ôn tập thì các em lớp 12 học chương trình chính khóa.
Nhà trường cũng muốn việc học của HS khối 12 đạt kết quả tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Còn với trường THPT Phan Huy Chú, việc dạy học trực tiếp sang online chỉ là hình thức chuyển đổi vì hàng ngày giáo viên và HS vẫn làm.
“Đối với HS lớp 12, sau mỗi phần và chuyên đề đều tổ chức ôn rất kỹ. Trong thời gian này, chúng tôi nhắc các con chú ý hơn trong học tập để tới đây có kỳ thi tốt nhất” – Hiệu trưởng Hà Xuân Nhâm nói.
Để triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả, ngay trong ngày 1/2, trường THPT Đông Mỹ (huyện Thanh Trì) đã đi mua bản quyền, cài đặt phần mềm, tổ chức tập huấn cho giáo viên. Cùng với đó là việc thống kê, HS nào thiếu điện thoại học online để tìm cách hỗ trợ.
Nhà trường cũng trang bị phòng học và máy tính để giáo viên, HS đến trường dạy, học. “Hôm nay các thầy cô hướng dẫn HS tự học qua mạng. Đối với HS lớp 12, nhà trường yêu cầu giáo viên hướng dẫn các em ôn thi hiệu quả vì giai đoạn này là nước rút không thể lãng phí thời gian” – Hiệu trưởng trường THPT Đông Mỹ Hoàng Văn Phú nhấn mạnh.
Cùng với việc dạy – học online trong thời gian HS không đến trường để phòng chống dịch, nhiều trường đã xây dựng các kịch bản tiếp tục dạy học online sau kỳ nghỉ Tết. Đơn cử Hội đồng giáo dục trường THCS&THPT Ban Mai xây dựng 2 kịch bản, đó là bên cạnh việc tổ chức học online như bình thường sẽ có thêm lớp phụ đạo dành cho học sinh lớp 9 và 12 tổ chức vào sáng thứ 7 hàng tuần cho đối tượng HS trung bình.
Dạy học online là giải pháp hiệu quả nhất khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Với quyết định của UBND TP Hà Nội vào ngày Chủ nhật và các trường triển khai ngay sáng hôm sau khiến nhiều gia đình bị động nhưng đều cố gắng sắp xếp để các con vẫn duy trì được nếp học tập như trong trạng thái bình thường.
Tựu trường trùng ngày khai giảng: Sẽ không ảnh hưởng đến chương trình học
Trước thông tin Bộ GD-ĐT quy định không được dạy trước ngày khai giảng, nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng các em sẽ có kỳ nghỉ hè dài hơn, nhưng học sinh cuối cấp lại lo lắng đến chương trình học.
Năm học mới, học sinh sẽ tựu trường vào ngày 1.9 và khai giảng vào 5.9 - N.B.K
Sẽ có kỳ nghỉ hè dài hơn
Chia sẻ quan điểm về thông tin Bộ GD-ĐT quy định không được dạy trước ngày khai giảng, nghĩa là tựu trường và khai giảng sẽ chung một ngày, em Nguyễn Hoàng Kim Ngân, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn An Khương (H.Hóc Môn) cho biết bản thân cảm thấy rất vui. Nếu điều này được thực hiện, đồng nghĩa với việc kỳ nghỉ hè của học sinh có thể kéo dài hơn.
"Nghỉ hè lâu hơn bọn em sẽ có thời gian nghỉ ngơi, làm những điều mình thích. Những bạn nào có điều kiện thì có thể đi du lịch, khám phá thêm những địa danh mới và cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị cho năm học mới. Từ trước tới nay, thường ngày 15.8 là bọn em đã tựu trường rồi, tới ngày 5.9 mới khai giảng, như vậy ý nghĩa của ngày khai giảng giảm đi nhiều, đôi khi chỉ là thủ tục", Ngân chia sẻ.
Tuy nhiên, Ngân cũng cho rằng nếu nghỉ hè kéo dài có thể khiến phụ huynh bậc tiểu học, mầm non vất vả trong việc chăm sóc con những ngày hè.
Là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp 10, Kim Ngân cho biết mùa hè năm nay càng đặc biệt. "Đây là mùa hè đánh dấu quá trình chuyển cấp, em thấy mình trưởng thành hơn một chút. Và em sẽ dành thời gian nghỉ 'xả hơi' sau thời gian dài tập trung cho việc học ôn để thi", Ngân chia sẻ.
Cũng cùng chung quan điểm, chị Vũ Thị Ngọc (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết rất đồng tình với việc khai giảng và tựu trường diễn ra cùng ngày. "Hồi xưa mình ở quê, khi nào cũng khai giảng năm học rồi mới đi học, trẻ em ở quê cũng ít đi học thêm lại có nhiều không gian nên có một mùa hè đúng nghĩa hơn. Còn như con mình, ở thành phố kỳ nghỉ hè thường chỉ được khoảng 1 tháng, vì sau đó sẽ có lịch học thêm, tựu trường sớm nên ít có thời gian để trải nghiệm những hoạt động khác", chị Ngọc nói.
Theo chị Ngọc, nếu không tựu trường sớm, các con sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi, trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn. "Các con có thể dành thời gian đi bơi, chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ hè, trải nghiệm các chuyến du lịch, về quê với ông bà...", chị Ngọc chia sẻ thêm.
Học sinh cuối cấp lo lắng
Trong khi đó, chuẩn bị bước vào năm cuối cấp, Nguyễn Trần Tường Vy, học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (H.Hóc Môn) lại lo lắng trước thông tin này.
"Lúc trước tựu trường sớm trước 2-3 tuần thì tụi em vẫn còn có thời gian để quen dần với môi trường, kiến thức mới. Bây giờ tựu trường cùng ngày khai giảng, em sợ không theo kịp chương trình học thôi. Nhất là với lứa học sinh cuối cấp như bọn em. Hơn nữa em cũng không thích ở nhà nhiều, vì bọn em chỉ dành khoảng vài tuần để du lịch, nghỉ ngơi, sau đó em dành thời gian để học thêm dịp hè", Tường Vy bày tỏ.
Năm học tới bước vào lớp 12 nên Vy cho biết hè này cô sẽ "dồn hết cho việc học", đến năm sau khi thi xong kỳ thi THPT rồi thi mới nghỉ tới việc nghỉ ngơi.
Trước quyết định của Bộ GD-ĐT về việc ngày khai giảng sẽ trùng với ngày tựu trường nhiều giáo viên cũng đồng tình.
Thầy Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cũng cho rằng với cấp 2, song song với việc tựu trường muộn, Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ rút gọn chương trình dạy từ 37 tuần xuống còn 35 tuần.
"Trước đây, thường các trường sẽ cho học sinh tựu trường và học sớm trước 2 tuần. Còn bây giờ, dù tựu trường trễ nhưng chương trình rút gọn tương đương trong hai tuần nên hoàn toàn có thể kết thúc năm học như lịch các năm trước đây. Thường đến 31.5 là các em đã học xong, như vậy, thời gian nghỉ hè của các em sẽ kéo dài hơn, trở về đúng 3 tháng hè như trước đây. Tôi thấy cả giáo viên và học sinh đều thích", ông Tuấn nói.
Với học sinh cuối cấp, ông Tuấn cũng cho rằng với lịch học này học sinh hoàn toàn có thể hoàn thành chương trình và có thời gian ôn tập trước khi thi.
Tương tự, thầy Ngô Hùng Cường, Hiệu phó Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM), cũng cho rằng việc khai giảng và tựu trường một ngày là hợp lý. Với chương trình học 37 tuần, nếu Bộ còn rút ngắn chương trình thì quỹ thời gian dự phòng sẽ không ảnh hưởng nhiều, học sinh sẽ kết thúc chương trình vào cuối tháng 5.
"Việc nghỉ hè kéo dài sẽ giúp học sinh có thêm thời gian để trải nghiệm các hoạt động khác, tăng thêm kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu nghỉ hè lâu tôi nghĩ rằng các trường nên xây dựng một chương trình hoạt động hè để các em tham gia, vì nếu nghỉ lâu các em sẽ dành nhiều thời gian dùng điện thoại và các thiết bị công nghệ một cách thiếu khoa học", ông Cường nói.
Tuyển tình nguyện viên "Gia sư áo xanh" Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TPHCM đang tuyển tình nguyện viên chương trình "Gia sư áo xanh" từ tháng 6 đến hết năm nay. Ảnh minh họa Đây là hoạt động thường niên do trung tâm phối hợp các đơn vị tổ chức, nhằm hỗ trợ học sinh là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con...