Trường học được điều chỉnh kế hoạch giáo dục học kỳ II năm học 2020 -2021
Trong trường hợp thời gian học sinh nghỉ học, các trường tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến qua internet, truyền hình đảm bảo hiệu quả.
Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các sở GD&ĐT và các trường THPT trực thuộc về việc thực hiện chương trình giáo dục và phòng chống dịch Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, để đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục; đồng thời tiếp tục triển khai kế hoạch học kỳ II năm học 2020 – 2021, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT căn cứ tình hình dịch Covid-19 tại địa phương sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để chủ động báo cáo UBND tỉnh, TP xin ý kiến về việc cho học sinh đi học hoặc nghỉ học ở trường, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh.
Video đang HOT
Học sinh trường Tiểu học Bình Minh A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) học qua internet.
Đồng thời, chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục học kỳ II năm học 2020 -2021 theo tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 432/BGDĐT-GDTrH ngày 29/1/2021 về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch Covid-19.
Các trường tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến (qua internet, trên truyền hình) trong trường hợp học sinh nghỉ học ở trường theo hướng dẫn tại Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 và các văn bản có liên quan của Bộ GD&ĐT. Nội dung dạy học trực tuyến phải bảo đảm tính khoa hoc, sư pham, phù hợp với đối tượng hoc sinh theo từng cấp hoc; cách thức tổ chức linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục đảm bảo hiệu quả.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu chủ động nắm bắt tình hình học sinh đi học sau Tết Nguyên đán, nhất là học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Và, có giải pháp hỗ trợ dạy và học trực tuyến, duy trì sĩ số học sinh không để học sinh nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó là xây dựng phương án bồi dưỡng, phụ đạo học sinh khi đi học trở lại tại trường.
Giám đốc các sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên nghiêm túc triển khai. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ GD&ĐT để được hướng dẫn giải quyết.
14 địa phương cho học sinh đi học trở lại
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có 14 địa phương cho học sinh quay lại trường học.
Ảnh minh họa
Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ đến ngày 22/2, một số tỉnh, thành cho nghỉ đến hết tháng 2. 14 tỉnh, thành quyết định mở cổng trường, tổng vệ sinh phòng học, trang thiết bị cho học sinh đi học trở lại gồm Cà Mau, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế...17 tỉnh cho học sinh quay lại trường học trong tuần tới gồm Quảng Nam, Hậu Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước...
Có 10 tỉnh, thành cho học sinh tạm dừng đến trường đến ngày 28/2 gồm Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Thái Nguyên, Bình Định, Điện Biên, Hà Nội, TPHCM và Long An. Nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường đến khi có thông báo mới.
Trong thời gian học sinh dừng đến trường, nhiều địa phương chuyển sang dạy học trực tuyến từ ngày 17/2. Hà Nội đã yêu cầu các trường bố trí thời khoá biểu cho học sinh từ lớp 2 trở lên học trong ngày, ưu tiên học sinh lớp 1 học tối vì cần có phụ huynh kèm cặp, hướng dẫn.
Không tăng thời gian làm việc tại trường, giáo viên đừng nghĩ đến tăng lương Tôi cho rằng nếu tăng lương, tăng cường cơ sở vật chất, mọi người đều thương yêu học sinh,... thì thời gian làm việc tại trường 8 giờ/ngày là một ý tưởng tuyệt vời. Hiện nay, vấn đề tăng thời gian làm việc tại trường của giáo viên lên mức 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần và tăng thời gian làm việc cụ thể là...