Trường học có võng xếp, ghế sofa phục vụ sinh viên nghỉ trưa ở Sài Gòn
Hơn 70 võng xếp và máy lạnh vừa được ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM trang bị để sinh viên nghỉ trưa miễn phí.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức) vừa đưa vào hoạt động khu nghỉ trưa có bố trí võng và máy lạnh miễn phí dành cho sinh viên. Sinh viên được tự do ra vào khu vực này từ 11h đến 13h, từ thứ hai đến thứ sáu.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, đây là một trong nhiều hoạt động của trường nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên. “Những khảo sát khoa học gần đây đã chứng minh, giấc ngủ trưa là rất quan trọng, vừa giúp giải tỏa mệt mỏi vừa tăng năng suất lao động và học tập, vì vậy nhà trường phối hợp với các cựu sinh viên, thầy cô cùng mua sắm võng và máy lạnh phục vụ sinh viên”, thầy Dũng nói về ý tưởng.
Khu nghỉ trưa có diện tích khoảng 200 m2, bố trí tạm thời 60 – 70 chiếc võng. “Trước đây khi cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, mỗi lần đi quanh khuôn viên trường, nhìn học trò nằm nghỉ tạm bợ, tôi thấy thương. Giờ mọi thứ bắt đầu ổn hơn, nhà trường cũng từng bước chăm lo cho các em tốt hơn”, thầy Dũng chia sẻ thêm.
Ăn trưa trong căn tin trường xong, nam sinh viên tìm võng trống để tranh thủ chợp mắt.
Video đang HOT
“Em thấy việc thành lập khu nghỉ trưa trong trường rất thiết thực vì sau mỗi giờ học căng thẳng, tụi em rất mệt mỏi, thường ngủ gà ngủ gật trên lớp. Giờ đã có võng, ghế, rất tiện lợi và khỏe khoắn”, Vũ Văn Đức, sinh viên năm ba khoa Xây dựng, chia sẻ.
Số lượng võng còn hạn chế nên nhiều sinh viên trong trường chỉ nằm nghỉ ngơi trong khoảng nửa tiếng để nhường chỗ cho bạn khác.
Trước đó, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cũng đưa vào sử dụng thư viện chất lượng cao, có diện tích 1.500 m2. Khu vực này ngoài võng xếp, máy lạnh, còn có các bộ salon, ghế massage, wifi miễn phí để sinh viên vừa nghỉ, vừa học.
“Sau giờ học, em rất thường xuyên tới đây thư giãn và ôn bài vì không gian rộng rãi, mát mẻ. Nhà trường đã rất tạo điều kiện cho chúng em có không gian nghỉ ngơi và học tập”, Bùi Thị Hồng Nhung, sinh viên hệ đào tạo chất lượng cao, chia sẻ.
Nhóm sinh viên chăm chú ôn bài trong khuôn viên xanh của thư viện trường.
Để đảm bảo an ninh, các khu vực nghỉ ngơi trong trường được bố trí camera giám sát.
Theo ban giám hiệu nhà trường, do nhu cầu nghỉ ngơi của sinh viên rất lớn nên trường đang tiếp tục khảo sát, các khu nhà học để bố trí thêm các khu nghỉ trưa trong thời gian tới.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Cha mẹ dạy gì cho con?: Giúp con sống nhân ái
Các bậc cha mẹ nên lắng nghe con, tôn trọng ý kiến của con, tạo cho con thói quen dám quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Tiến sĩ Phan Bích Thiện cùng chồng và 2 con trong ngày Tết Nguyên đán ở Hungary - ẢNH: NVCC
Khi đó, các con lớn lên trở thành người sống có trách nhiệm với chính bản thân mình, với người thân, bạn bè, cũng như trong công việc và xã hội.
Tôn trọng ý kiến của con
Hồi học lớp 2, có lần My Lan từ trường về và bảo: "Bố mẹ thật không tốt, chẳng bao giờ nhắc con phải làm bài và không ngồi học cùng con. Bố mẹ các bạn khác trong lớp tối nào cũng kiểm tra và ngồi làm bài cùng các bạn". Tôi cười và nói: "Mẹ tin là con luôn chủ động ôn bài nên cần gì phải nhắc. Con học là tích lũy kiến thức cho con chứ đâu phải học cho mẹ. Nhưng có gì khó khăn thì mình có thể cùng trao đổi".
Từ khi hai con gái bắt đầu đi học, tôi xác định sẽ không bao giờ thúc ép và ngồi kèm các cháu học, mà tạo cho các con niềm tin vào khả năng tự lập của các cháu, luyện cho các cháu thói quen phải chủ động sắp xếp thời gian và chịu trách nhiệm về việc học tập của mình, nhưng khi có vấn đề gì thì cả nhà trao đổi rất thoải mái. Có lần qua học bạ điện tử, tôi biết Ly Anh bị điểm 3 môn toán, môn mà cháu học rất tốt. Tôi quyết định không hỏi gì nhưng để ý quan sát thấy cháu không vui mà cũng không nói gì. Mấy hôm sau, cháu nói với tôi: "Con bị điểm 3, nhưng con đã viết bài lại và được điểm 5, nhưng sao không thấy mẹ hỏi khi bị điểm 3?". Tôi nói: "Mẹ nghĩ con học quan trọng là vì kiến thức chứ không phải vì điểm, nên nếu con bị điểm kém, bản thân con sẽ thấy kiến thức của mình chỗ nào đó chưa tốt thì con sẽ tự biết để chú trọng hơn".
Khi My Lan nhận được lời mời tham gia đội tuyển quốc gia bơi nghệ thuật của Hungary, vợ chồng tôi thực ra không muốn cháu tham gia vì lo sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Nhưng cháu nói cháu tin sẽ làm tốt cả hai việc. Mặc dù không muốn điều đó nhưng vợ chồng tôi tôn trọng quyết định của cháu và hỗ trợ cháu hết sức. Khi giải vô địch thế giới tới gần, My Lan có những lúc căng thẳng và khóc vì áp lực việc tập luyện và học tập quá lớn. Tôi nhẹ nhàng bảo cháu: "Con đã quyết định như vậy và bố mẹ luôn đứng cạnh con. Mẹ biết khối lượng công việc và áp lực của con là rất lớn so với các bạn cùng lứa khác. Suốt mấy năm qua con đã làm rất tốt, nhưng nếu bây giờ con cảm thấy không thể thực hiện được tiếp và muốn rời bỏ đội tuyển, bố mẹ sẽ tôn trọng quyết định của con và không trách cứ một điều gì".
Chính sự tôn trọng đã giúp My Lan cảm thấy có trách nhiệm với quyết định của mình, trách nhiệm với đồng đội trong đội tuyển, với đất nước và đã lấy lại được cân bằng và nghị lực để thi đấu thành công tại giải vô địch thế giới cũng như đạt kết quả xuất sắc kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học.
Sống biết quan tâm người khác
Tôi luôn khuyến khích hai con gái tham gia các hoạt động xã hội, các cuộc thi mang tính đồng đội. Sau một cuộc thi về bơi nghệ thuật, Ly Anh than thở đội của con chỉ được giải ba vì một bạn thực hiện động tác không đều. Tôi nói đó không phải là lỗi của chỉ bạn ấy mà của cả đội. Các con phải xem bạn đó yếu ở điểm nào để giúp bạn. Chỉ một mình làm tốt chưa đủ mà cần quan tâm đến người khác, khi đó hiệu quả công việc chung sẽ tốt hơn.
Có dịp đến thăm một gia đình có hai con học rất giỏi, bằng cấp cao ở Anh và Mỹ nhưng có quan niệm sống không quan tâm đến người khác, My Lan bảo tôi: "Bố mẹ luôn nói phải cố gắng học để trang bị kiến thức tốt cho cuộc sống sau này. Nhưng con thấy không thích cách sống của các anh chị này". Tôi nói với hai cháu: "Đúng, kiến thức là vô cùng quan trọng. Đó mới là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn là mình phải biết sống nhân ái, biết quan tâm đến người khác".
Dịp hè vừa rồi về VN, hai chị em tặng học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Nghệ An. Sau buổi lễ, hai chị em nói với tôi: "Mẹ ơi lần sau mình về ngoài học bổng bằng tiền mặt, nên kèm thêm một quà gì đó nhỏ thôi nhưng bản thân các em sẽ sử dụng được. Tiền rất quan trọng và thiết thực vì sẽ giúp bố mẹ các em mua sách vở hay đồ dùng cần thiết. Nhưng món quà sẽ làm các em thêm vui vì cảm nhận được nó dành trực tiếp cho các em". Tôi rất mừng khi thấy các con mình đã biết quan tâm, đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ.
Theo thanhnien
Bạn đọc viết: Người lớn càng kỳ vọng, áp lực học tập của con trẻ càng lớn Gần đây, cô bạn tôi thường phàn nàn về việc học tập của con. Từ ngày cậu con trai lên lớp 6, tối nào chị cũng phải kèm con học bài. Năm học mới chưa bao lâu nhưng đã thấy rõ áp lực học tập của con quá lớn, nếu so sánh với thời gian học tiểu học thì khác nhau "một trời...