Trường học cho sinh viên trả học phí bằng chùm ngây và rau má
Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Học viện Du lịch Venus One ở Bali (Indonexia) đã có sáng kiến cho phép sinh viên của mình trả học phí bằng dừa và lá cây.
Ban đầu, Học viện Du lịch Venus One dự kiến triển khai chương trình cho phép sinh viên trả góp học phí theo ba giai đoạn lần lượt là 50%, 30% và 20%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhà trường quyết định điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn.
“Học viện có cơ sở sản xuất dầu dừa nguyên chất, vì vậy nhà trường cho phép sinh viên có thể trả học phí bằng cách mang dừa đến trường”, ông Wayan Pasek Adi Putra, Giám đốc Học viện nói.
Ông Wayan Pasek Adi Putra, Giám đốc Học viện Du lịch Venus One ở Bali
Ông cũng cho rằng, việc làm này có thể giáo dục sinh viên cách tối ưu hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong môi trường xung quanh.
Ngoài dừa, trường còn cho phép sinh viên có thể trả học phí bằng lá chùm ngây hoặc lá gotu kola (rau má). Số lá cây này sẽ được sử dụng để sản xuất xà phòng thảo dược và bán để gây quỹ cho học viện.
Thầy Wayan cho biết, có khá nhiều sinh viên học tập tại đây đang gặp khó khăn trong việc xoay sở học phí, nhất là khi cha mẹ các em phải nghỉ làm không lương do đại dịch.
Video đang HOT
Vì thế, sáng kiến thu học phí bằng hình thức này không chỉ thu hút sinh viên tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển kỹ năng kinh doanh mà còn giúp các gia đình giảm bớt gánh nặng về tài chính.
“Bên cạnh đó, nhờ hoạt động này, các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể biến tài nguyên thành các sản phẩm hữu ích. Chúng tôi sẽ phát triển những gì học viên đóng góp thành những sản phẩm đầy hứa hẹn trong tương lai”, ông Wayan Pasek nói.
Học viện Du lịch Venus One được thành lập vào năm 2017 và vừa có khóa đầu tiên tốt nghiệp. Ngôi trường này cung cấp cho sinh viên các chương trình học thuộc ngành du lịch, khách sạn.
Tuy nhiên, các học viên tốt nghiệp có thể sẽ phải đợi rất lâu mới có thể thực hành những gì được học tại trường do hòn đảo vẫn đóng cửa với khách du lịch.
Anh thời hậu Brexit: Sinh viên châu Âu lo lắng về học phí
Sinh viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) đăng ký vào các trường ĐH Anh từ năm 2021 sẽ được phân loại là ứng viên quốc tế. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn họ có phải trả mức phí dành cho Sinh viên quốc tế hay không.
Sau tháng 8/2021, sinh viên EU có thể sẽ không được hưởng ưu đãi về học phí.
Chính phủ Anh đang chịu áp lực từ các tổ chức Sinh viên và đại diện trường ĐH trong việc làm rõ những quy định dành cho Sinh viên EU thời hậu Brexit trong bối cảnh lo ngại học phí sẽ tăng vọt.
Chờ thông tin rõ ràng
Vương quốc Anh chính thức rời EU vào ngày 31/1/2020, Sinh viên EU có thể mất ưu đãi về học phí và hỗ trợ tài chính nếu họ được coi là Sinh viên quốc tế. Điều không chắc chắn này đang khiến nhiều người từ bỏ đăng ký các khóa học trong tương lai của Anh. Sinh viên nước ngoài thường phải trả học phí cao gấp đôi hoặc nhiều hơn mức học phí được tính cho Sinh viên bản địa. Các chuyên gia lo ngại điều này sẽ dẫn đến việc ít Sinh viên EU học tập tại Vương quốc Anh hơn.
Do vậy, một số trường ĐH đã xác nhận sẽ miễn học phí hoặc thêm học bổng cho Sinh viên EU, trong đó có ĐH Leicester. Trường ĐH này là một trong số các trường đầu tiên đóng băng học bổng và cho biết muốn "thể hiện cam kết" với Sinh viên EU.
"Chúng tôi biết rằng đối với nhiều Sinh viên, cơ cấu học phí mới tăng lên có nghĩa là giờ đây họ phải đối mặt với viễn cảnh bỏ lỡ một nền GD đẳng cấp thế giới tại các trường ĐH ở Vương quốc Anh, trừ khi có hành động nào đó. Chúng tôi đã nhận được phản hồi rất tích cực từ Sinh viên về quyết định này và rất vui khi có thể cung cấp một số ổn định trong những thời điểm không chắc chắn đối với nhiều người" - Giám đốc Tiếp thị và gắn kết Kerry Law cho biết.
Các ĐH Vương quốc Anh (UUK) - tổ chức đại diện cho các trường ĐH của quốc gia này cho biết, sự không chắc chắn về những quy định đối với Sinh viên có tình trạng định cư (đã sống ở Anh trên 5 năm) và tiền định cư (sống ở Anh chưa tới 5 năm tính đến 31/12/2020) có thể "tác động đáng kể" đối với lựa chọn của Sinh viên EU. UUK kêu gọi chính phủ "khẩn trương cung cấp sự rõ ràng về tình trạng định cư và tiền định cư liên quan đến học phí của công dân EU khi bắt đầu một khóa học ở Anh trong năm học sau, nhằm bảo đảm các ứng viên trong tương lai có tất cả thông tin họ cần".
Hội đồng về các vấn đề Sinh viên quốc tế của Vương quốc Anh (UKCISA) đang tìm kiếm sự rõ ràng từ Bộ GD về vấn đề này với các đối tác trong ngành. "Không Sinh viên nào có tình trạng định cư hoặc tiền định cư phải đối mặt với việc tăng học phí vì điều này sẽ vô cùng bất công. NUS tin tưởng vào GD miễn phí và không Sinh viên nào phải lo lắng vè việc thu phí để tiếp cận GD ĐH" - Phó Chủ tịch về Tự do và Bình đẳng Sara Khan của Liên hiệp Sinh viên quốc gia Anh (NUS) cho biết.
Đại học Anh sẽ không còn hấp dẫn?
Việc không được hỗ trợ học phí có thể khiến các ĐH Anh kém hấp dẫn với Sinh viên EU .
Brexit đã khiến Sinh viên EU rơi vào tình trạng lấp lửng. Sinh viên năm thứ 5 Adam Balog ngành Kỹ thuật hóa học đến từ Hungary với tình trạng tiền định cư, cho biết sự không chắc chắn đã khiến anh ở vào "tình thế rất khó khăn". Anh tình nguyện tham gia Dịch vụ cứu thương East Midlands trong nhóm ứng phó của cộng đồng trong đại dịch Covid-19 và hy vọng sẽ học y khoa vào năm 2021 và cuối cùng làm việc cho Cơ quan Y tế Anh (NHS).
"Tôi biết nhiều Sinh viên châu Âu, chẳng hạn như bản thân tôi, là những người thực sự muốn cống hiến một điều gì đó cho đất nước và làm điều gì đó phi thường nhưng nó không xảy ra (vì tình hình học phí)" - anh nói với hãng tin The Telegraph - "Điều đó đã đặt tôi vào một tình huống rất khó khăn, liệu tôi có nên về nước và học toàn thời gian hay ở lại làm việc và hy vọng không phải từ bỏ ước mơ sự nghiệp của mình".
Michal Gren, 23 tuổi, Sinh viên đã tốt nghiệp người Ba Lan và đang xem xét học thạc sĩ ở Anh nói với hãng tin AFP rằng "thật khó có thể quyết định xem Vương quốc Anh có phải là nơi mà những Sinh viên giỏi nhất đến hay không".
Sinh viên người Đức Daniel Haid, 27 tuổi học tại ĐH Sheffield Halla ở miền Bắc nước Anh, cho biết anh đã hỏi các Sinh viên EU khác rằng liệu họ có nộp đơn xin học bây giờ hay không. Câu trả lời thường là "không" - Haid nói. Anh đang học năm thứ 2 trong quá trình lấy bằng tiến sĩ về kỹ thuật thể thao và là đại sứ Sinh viên cho tổ chức tư vấn UKCISA. "Chúng tôi có vinh dự khi là một công dân EU. Chúng tôi có rất nhiều lựa chọn tốt" - anh nói và cho biết chế độ mới của Anh "không thực sự mang lại sự cạnh tranh". Thống kê từ Cơ quan Tuyển sinh các trường ĐH và CĐ (UCAS) cho biết số lượng Sinh viên đến Anh từ EU đã giảm 13,2% so với năm ngoái.
Sinh viên tại một lễ tốt nghiệp ở Anh.
Phát ngôn viên của Bộ GD Anh nói rằng, họ "đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Sinh viên quốc tế đối với trường ĐH Anh" và cho biết, Sinh viên bắt đầu các khóa học từ năm 2021/2022 (những người có tình trạng định cư hoặc tiền định cư) nói chung "sẽ được tiếp cận với mức phí nội địa và có hỗ trợ tài chính nếu họ đáp ứng các yêu cầu về tư cách và cư trú". Điều này được hiểu rằng để đủ điều kiện, Sinh viên phải cư trú tại Anh ít nhất 3 năm.
Hội đồng Anh lưu ý rằng Sinh viên từ EU, EEA-EFTA (thuộc Hiệp định khu vực kinh tế châu Âu) hoặc Thụy Sĩ bắt đầu một khóa học mới ở Anh, Scotland hoặc xứ Wales sau tháng 8/2021 sẽ không còn đủ điều kiện để được hưởng phí mua nhà và các khoản vay dành cho Sinh viên. Mỗi trường ĐH của Vương quốc Anh quy định mức học phí riêng cho Sinh viên EU. Bắc Ireland sẽ thông báo sự sắp xếp trong thời gian thích hợp, nơi đây cho biết "Sinh viên cần kiểm tra với trường học đã đăng ký để biết thêm thông tin về học phí nếu có kế hoạch bắt đầu một khóa học ở Vương quốc Anh từ tháng 8/2021 trở đi".
Trao hỗ trợ cho sinh viên bị thiệt hại do bão lũ đợt 2 năm 2020 Sáng qua 15.12, Trường ĐH Luật TP.HCM đã trao hỗ trợ gần 200 triệu đồng cho sinh viên có gia đình bị thiệt hại do bão lũ đợt 2 năm 2020. Ông Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết đợt 2 này nhà trường trao 61 phần quà (trị giá 3 triệu đồng/phần) cho sinh viên...