Trường học cấm học sinh ‘yêu đương trong trường’
Cả trăm học sinh bị đuổi học vì mặc quần ống hẹp (trường THPT Hà Huy Giáp, Cần Thơ) những tưởng “xưa nay hiếm”, nhưng với các trường tư thục nội trú tại TP.HCM thì quy định này lại là chuyện học sinh phải nằm lòng.
Kỷ luật thép là “thương hiệu” của hầu hết trường nội trú. Tập “Quy định về việc xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường” của Trường tư thục Thành Nhân (quận Tân Phú) dày chín trang giấy A4 là tài liệu đầu tiên mà phụ huynh và học sinh nhận được khi nhập trường. Ở Trường tư thục Nguyễn Khuyến, mỗi học sinh phải tự tay chép vào vở bảng nội quy của nhà trường như một sự cam kết không vi phạm các quy định nói trên.
Giờ ôn tập buổi tối của học sinh trường THPT dân lập Thanh Bình, quận Tân Bình, TP.HCM luôn có sự giám sát của giám thị và giáo viên quản nhiệm.
Những nội quy”có một không hai”
Mới đầu năm học mới, chị Xuân, phụ huynh có con học lớp 11 một trường tư thục tại quận Tân Bình, đã tá hỏa khi được nhà trường mời lên và thông báo: “Em này bị đuổi học vì mang điện thoại vào trường (bị bảo vệ phát hiện khi chưa sử dụng)”. Chị Xuân bức xúc: “Cháu mới vi phạm lần đầu nhưng thầy quản nhiệm nói từ trước tới nay hễ vi phạm là đuổi học, nếu nhân nhượng bất cứ trường hợp nào sẽ không đủ răn đe với các học sinh khác. Tôi nghĩ đuổi học đâu phải là cách giáo dục. Phải nhắc nhở và cho học sinh cơ hội sửa sai mới là giáo dục”. Suốt một tuần liền chị phải liên hệ gặp các giáo viên, quản nhiệm và ban giám hiệu để xin cho con mình được ở lại trường vì chỉ còn hai năm nữa là tốt nghiệp. Cuối cùng, chị thở phào thông báo: “Sau nhiều ngày nài nỉ, vận động hết mọi mối quan hệ, cháu được ở lại trường nhưng phải chuyển sang cơ sở khác”.
Ở trường tư, những chuyện nghe có vẻ bất bình thường như lục soát cặp sách, áo quần hay đọc… nhật ký của học trò lại là việc đương nhiên phải làm của những người quản nhiệm. Những điều này cũng được thông báo công khai từ đầu năm học và được phụ huynh đồng tình. Trong đó, điều khoản phổ biến nhất là học sinh không được mang điện thoại, tiền bạc và trang sức có giá trị vào trường. Có trường cho phép học sinh mang theo tiền nhưng chỉ tối đa 30.000 đồng. Giám thị và quản nhiệm được phép lục soát học sinh để đảm bảo nội quy này.
Ở trường tư thục Chu Văn An (quận Bình Tân), bảo vệ phải kiểm tra và ghi nhận tất cả vật phẩm mà học sinh mang vào và mang ra khỏi trường. Học sinh xin ra khỏi lớp phải được sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm (có giấy ra vào lớp). Học sinh muốn ra khỏi trường phải được người giám hộ xin phép và được cấp giấy ra cổng từ tổ trưởng giám thị hoặc ban giám hiệu.
Trường tư thục Việt Thanh (quận Tân Bình) và Trường Khai Minh (quận Tân Phú) thì quy định rất chi tiết về chuyện “cấm yêu đương trong trường” và từng có học sinh bị “cách ly” do “quan hệ trên mức tình bạn”. Nội quy ghi rõ: “Quan hệ nam nữ phải trong sáng, không được tiếp xúc nơi bóng tối. Ngoài giờ học, nam nữ gặp nhau phải từ ba người trở lên. Sau 22h, tất cả học sinh nam không được lên khu vực các tầng lầu”.
Trường tư thục Ngô Thời Nhiệm (quận 9) lại quy định rất kỹ về đồng phục: “Đồng phục phải theo mẫu logo của trường, không được tự ý may khác mẫu, sửa lại, cắt ngắn, không xăn ống quần, xăn tay áo, mở khuy áo, nam sinh không được bỏ áo ngoài quần, không được mặc quần ống bó, cắt lưng xệ, váy nữ sinh dài tối thiểu tới gối. Ngoài giờ học, học sinh được mặc tự do nhưng nữ sinh không được mặc áo hở ngực, không được mặc quần đùi, quần soóc hoặc váy quá ngắn”. Trường Đông Du yêu cầu học sinh không được nhuộm tóc, xịt keo, nam sinh không được để râu. Nữ sinh không được đánh phấn, son môi, sơn móng tay, móng chân, kẻ chân mày.
Video đang HOT
Điều khoản cuối trong nội quy các trường tư thục thường là: HS nào không chấp hành sẽ bị buộc rời khỏi nội trú, đồng thời xếp loại hạnh kiểm yếu – kém và ghi vào học bạ.
Phụ huynh đồng tình
Cô Lý Thục Trang, hiệu trưởng trường tư thục Thành Nhân (quận Tân Phú), cho biết phụ huynh gửi con ở trường tư mong muốn một môi trường thật sự an toàn cho con mình. Bảng nội quy của trường được soạn ra từ kinh nghiệm nhiều năm quản lý học sinh tư thục của các thầy cô. Khi đã có nội quy, nhà trường phải đi từ nhắc nhở đến giáo dục, răn đe, nếu nghiêm trọng phải xử lý cứng rắn, công bằng để làm gương, tránh để học sinh có sự so sánh và học gương xấu của các bạn và cũng là giữ một môi trường thật an toàn, tin cậy cho phụ huynh. Trường này quy định rõ từng mức độ lỗi và mức độ kỷ luật được dựa trên số lần phạm lỗi. Nếu “quá tam ba bận” mà học sinh vẫn vi phạm thì trường sẽ mời phụ huynh lên để trả lại hồ sơ.
Thầy Lê Trọng Tín – hiệu trưởng Trường tư thục Nguyễn Khuyến, một trong những trường tư thục có số lượng HS đông nhất cả nước – cho biết từ đầu năm đến nay nhà trường đã xử lý một vài trường hợp mang điện thoại vào trường bằng cách chuyển các em qua cơ sở khác, nếu học sinh vi phạm lần nữa sẽ bị buộc chuyển trường. Việc không cho mang điện thoại vào trường phụ huynh rất đồng tình, vì mang điện thoại vào các em không học được, xem những cái không kiểm soát được… Kỷ luật nghiêm khắc chủ yếu là để học sinh nhận thức được lỗi của mình và tập trung cho chuyện học, còn nếu quy định như vậy, nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không nhận thức được thì kể như thua.
Theo Tuoitre
Cái bẫy của thương mại tự do
Việt Nam đang có nguy cơ lớn rơi vào "cái bẫy" thương mại của Trung Quốc. Cần nhanh chóng nhận diện đối tác và "rút chân" ra khỏi cái bẫy này trước khi quá muộn. Đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách cần áp dụng một số biện pháp thương mại cứng rắn để bảo vệ nền kinh tế Việt Nam.
Ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc
Theo thống kê năm 2012, Trung Quốc dẫn đầu trong 8 thị trường Việt Nam nhập cảng nhiều nhất, chiếm tới 25,3% tổng số kim ngạch nhập cảng. Quý I-2013, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam cũng chiếm hơn 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Nhiều hàng hóa Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam trong khi trong nước có thể sản xuất được, như trái cây, rau củ quả, bánh kẹo. Thậm chí nhiều mặt hàng Trung Quốc sau một thời gian bị tẩy chay đã tìm cách đội lốt, tràn vào Việt Nam bằng cách thay đổi "nơi sinh".
Một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: khí đốt 53.2%, phân bón 50.7%, rau hoa quả 48.8%, thuốc trừ sâu 46.1%, điện thoại các loại và linh kiện 45.4%, vải 43.4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32.2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30.2%, sắt thép 29.5%, hóa chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 26.6%, xơ sợi 26.4%, ô tô nguyên chiếc 25.1%... Trong khi đó, xuất siêu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất nhỏ, phần lớn là nguyên liệu và khoáng sản. Con số thâm hụt mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc suốt nhiều năm qua luôn gia tăng chóng mặt. Nếu năm 2007 là 9,145 tỷ USD thì năm 2011 là 13,467 tỷ USD.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương đã cho rằng: Quan hệ thuơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành quan hệ bắc ngang, tức là Việt Nam xuất phần lớn nông lâm thuỷ sản, các nguyên liệu thô sang Trung Quốc rồi nhập các sản phẩm trang thiết bị công nghiệp, các sản phẩm máy móc về. Điển hình là Việt Nam xuất cao su sang Trung Quốc rồi nhập vỏ và ruột xe. Tình hình này không những làm các nhà chuyên môn mà trong đông đảo nhân dân rất lấy làm lo ngại.
Nguy cơ sập bẫy thương mại là nhãn tiền
Trong khi nhiều mặt hàng sản xuất ở Việt Nam không bán được, tồn kho lớn nhưng hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn ồ ạt vào Việt Nam, bóp chết các doanh nghiệp Việt Nam. Còn nhớ, năm 2012, tình trạng gà thải loại Trung Quốc giá rẻ nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam đã khiến cho những người chăn nuôi điêu đứng. Nhiều hộ chăn nuôi đã phải "bỏ chuồng" vì không thể cạnh tranh được với gà giá rẻ của Trung Quốc, một số khác thì đã đầu tư nhưng phải bán chấp nhận lỗ.
Một trong những ví dụ nữa là sắt thép. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nỗi lo thua lỗ đang ám ảnh các doanh nghiệp, tình cảnh khó khăn đang bao trùm toàn ngành. Nguyên nhân một phần do sự cạnh tranh gay gắt của thép ngoại, mà chủ yếu là thép Trung Quốc. Hiện lượng thép tồn kho của Trung Quốc rất cao, ngành thép Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xuất khẩu thép sang Việt Nam và các nước ASEAN khác. Điều đáng lo ngại là do có lợi thế về giá nên thép Việt Nam đang bị thép Trung Quốc giành giật thị phần và "dìm" chết nhiều doanh nghiệp thép trong nước. Nguy cơ nhiều doanh nghiệp thép phá sản đang hiện hữu.
TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn đang rất lớn và ngày càng tăng. Việt Nam không những nhập mặt hàng tiêu dùng mà còn nhập cả máy móc, công nghệ. Sở dĩ Việt Nam lựa chọn đối tượng cung cấp là Trung Quốc vì giá rẻ. Đó là bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta luôn nằm ở đáy cạnh tranh. Ngoài việc hàng hóa làm ra không tốt gây tàn phá môi trường thì nhiều hàng sản xuất của Việt Nam còn phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc, do vậy khi có biến động từ thị trường này tác hại sẽ dội ngược lại nội địa.
Hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt
Tại Việt Nam, mới đây bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao tại Diễn đàn kinh tế thường niên vừa được tổ chức đã cảnh báo một thực trạng: "Nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh với tôi hiện nay đang có xu hướng các doanh nghiệp Việt qua Quảng Đông, Trung Quốc thuê sản xuất hàng hóa, rồi đóng nhãn mác, xuất xứ Việt Nam sau đó mang về thị trường nội địa tiêu thụ. Hàng hóa ruột Trung Quốc, nhãn mác Việt Nam bây giờ đã không còn là hiện tượng bột phát, nhỏ lẻ, nhập theo đường tiểu ngạch mà đang là một trào lưu. Dù mới rộ lên nhưng trước tình trạng hàng Trung Quốc khoác áo Việt Nam, bà Vũ Kim Hạnh đã đặt câu hỏi sắp tới cộng đồng doanh nghiệp sẽ hành động ra sao khi đối diện với hàng Trung Quốc mang màu cờ sắc áo Việt.
Trước đó, tại cuộc gặp tháo gỡ khó khăn cho DN cuối năm vừa qua ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, cũng cảnh báo hiện tượng gạch Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường. Theo ông Thắng, có nhiều DN sang Trung Quốc đặt hàng rồi mang về Việt Nam tiêu thụ. "Họ không đầu tư nhà xưởng, máy móc, tuyển dụng nhân công để sản xuất mà làm hàng nhằm mục đích đánh quả kiếm lời". TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã cảnh báo hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường nội địa. Năm 2012 khó khăn đến vậy mà kim ngạch giữa Việt Nam-Trung Quốc tăng rất nhiều. "Đến mức hầu như doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm ăn với Tàu".
Cảnh giác với những thủ đoạn xấu
Xin được nhắc lại con số: Chỉ trong năm 2012 nhập siêu từ Trung Quốc của nước ta đã lên đến trên 18 tỷ USD, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2013 nhập siêu từ Trung Quốc đã lên đến trên 2 tỷ USD. Điều đáng nói là con số nhập siêu ngày càng tăng, không có dấu hiệu giảm. Bên cạnh việc ngành sản xuất Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu của Trung Quốc thì một nguyên nhân khác khiến nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh là việc nhà thầu Trung Quốc liên tục thắng thầu tại các dự án lớn của Việt Nam. Nhập siêu tăng, xuất siêu không đáng kể. Chúng ta đã nhìn thấy điều đó, nhưng vẫn chưa có giải pháp gì để giảm con số nhập siêu xuống thấp?
Hơn ai hết những người kinh doanh Việt Nam cần phải nhìn rõ bản chất kinh doanh của Trung Quốc. Mục đích không chỉ là lợi nhuận. Và cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là ngay chính tại nội địa, các cơ quan Trung Quốc còn phát hiện hàng loạt hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại đầu độc chính người dân Trung Quốc. Vì thế hàng hóa Trung Quốc nhiễm độc tuồn sang Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.
Cần cảnh giác với các phương thức kinh doanh đáng ngại của thương nhân Trung Quốc không bao giờ là thừa!
Về mặt quản lý Nhà nước, nếu chúng ta không có những biện pháp quyết liệt thì không những cả nền kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc (từ lệ thuộc vào kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc vào chính trị) mà doanh nghiệp Việt còn bị bóp chết ngay trên sân nhà. Không phủ nhận Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, nhưng Việt Nam cũng cần hiểu rõ đối tác và nhận diện đối tác Trung Quốc để có những giải pháp kịp thời, có những đối sách thương mại hợp lý để bảo vệ nền kinh tế.
TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ: Chính chúng ta tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc
Đánh giá khách quan thì việc tăng cường giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đem lại nhiều mặt tích cực. Hàng Trung Quốc nhập về Việt Nam có nhiều xuất xứ khác nhau. Ngay tại Trung Quốc hàng hóa độc hại cũng tràn ngập, đó là do lợi ích kinh tế của các cá nhân, doanh nghiệp. Song cũng đang có hiện tượng nhiều doanh nghiệp Việt Nam giờ không sản xuất nữa mà sang Quảng Châu đặt hàng rồi đưa về Việt Nam bóc tem, dán nhãn Made in Vietnam, đánh lừa người tiêu dùng, tất cả vì lợi nhuận. Chính chúng ta đang tiếp tay cho hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thị trường. Vì vậy theo tôi, Bộ Công thương, Bộ NN & PTNT... phải có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Trong việc hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng về được Việt Nam tiêu thụ là có trách nhiệm của lực lượng hải quan, quản lý thị trường... nên cần phải xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể tiêu cực. Chúng ta phải vào cuộc từ trên xuống dưới, từ Trung ương đến địa phương thì mới mong dẹp được tình trạng này.
TS Nguyễn Minh Phong: Cần xây dựng hàng rào thương mại nghiêm ngặt
Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường, bủa vây người tiêu dùng đang trở thành nỗi lo ngại của đại đa số người dân. Theo tôi, về phía cơ quan Nhà nước phải có thông tin, nhận diện những mặt hàng độc hại, độc hại như thế nào và tuyên truyền cho người dân biết. Thứ hai là phải xây dựng hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt. Chính phủ cần có những chương trình làm việc với các tỉnh phía Bắc để tuyên truyền, vận động người dân không vận chuyển hàng lậu. Chương trình chống buôn bán gà lậu vừa qua là một ví dụ. Các hiệp hội doanh nghiệp lưu ý các doanh nghiệp không tiếp tay cho việc buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng độc hại. Hiện nay nhiều tiểu thương Việt Nam bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt là vi phạm đạo đức kinh doanh, ở đây có trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường. Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng cần có những chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phải có sự kiểm tra, kiểm soát, xử lý làm gương. Chúng ta biết nhưng không làm và có làm cũng không tới.
Theo ANTD
Những con tàu "ma", vật vờ không... chết nổi Phá dỡ tàu cũ mang lại nguồn nguyên liệu không nhỏ cho ngành công nghiệp sản xuất thép trong nước. Tuy nhiên, ngoài yếu tố về kinh tế, đã đến lúc các biện pháp bảo vệ môi trường cần được thực hiện song hành, vì mục đích phát triển bền vững. Để giải quyết tình trạng tàu neo đậu lâu ngày trong điều...