Trường học an toàn, thân thiện: Mở rộng không gian trải nghiệm
Do lịch sử để lại, một số trường mầm non khu vực quận lõi của Hà Nội như Hoàn Kiếm, Ba Đình có diện tích rất chật hẹp, nhiều trường có hình thù nhà ống, không có khoảng không.
Cô trò Trường Mầm non Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) trải nghiệm không gian xanh trên tầng thượng. Ảnh: Việt Cường
Bởi vậy, việc tạo thêm không gian giúp trẻ học tập luôn là niềm trăn trở của các cô giáo mầm non.
Tận dụng sân thượng làm khu vui chơi
Trường Mẫu giáo số 3 (quận Ba Đình, Hà Nội) nằm trong khu phố cổ, không có chỗ vui chơi cho các cháu. Điều này khiến cô Phạm Thanh Hoa – Hiệu trưởng nhà trường luôn trăn trở.
Trước đây sân tầng thượng của nhà trường là khoảng xi măng có mái che lợp tôn chống nóng rất đơn giản, chưa tận dụng hết chức năng. Khu vực này không thể mở rộng, cũng không thể nâng tầng. Bởi vậy, cô Hoa đưa ra ý tưởng cải tạo khu vực tầng thượng thành nơi vui chơi cho trẻ. Nơi đó sẽ có khu thể chất, thư viện, vườn cây, có cả khu chợ quê mô phỏng chợ Đồng Xuân, địa danh nổi tiếng ở ngay gần nhà trường.
Cô Hoa đã mời kiến trúc sư về thiết kế công trình, đồng thời tham khảo mô hình của các trường học tương đồng, sau đó đề xuất ý kiến với UBND quận cải tạo xây dựng. Ý tưởng và đề xuất của cô nhận được sự quan tâm của lãnh đạo quận vì tính khả thi và hiệu quả mà công trình đem lại.
Chị Trần Thanh Thủy có con học tại Trường Mẫu giáo số 3 cho biết: Con rất thích được đến trường vì có những không gian trải nghiệm thú vị. Diện tích trường tuy chật hơn so với trường khác nhưng mọi thứ đều sạch sẽ. Khu vui chơi, thư viện, thể chất, chợ quê từ khi được đưa vào sử dụng đã tạo niềm vui, phấn khởi, niềm hạnh phúc cho trẻ, mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
Video đang HOT
Có diện tích sàn khoảng 800m2, Trường Mầm non Lý Thường Kiệt nằm trên phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm được xây với hình dáng một ngôi nhà ống cao 6 tầng. Mọi không gian trong trường đều được các cô giáo tận dụng để làm nơi học tập, trải nghiệm cho học sinh. Đặc biệt khu sân thượng trên tầng 6 cũng có vườn hoa xanh mát, thư viện.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hiền – Hiệu trưởng Trường Mầm non Lý Thường Kiệt – cho biết: Nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường đã quy hoạch lại sân thượng và các phòng chức năng, xây dựng môi trường giáo dục theo hướng tận dụng mọi không gian cho trẻ hoạt động đáp ứng yêu cầu vui chơi và học tập.
Có tổng diện tích là 1.549,8m2, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nhưng không gian luôn được nhà trường mở rộng tối đa để tăng cơ hội trải nghiệm cho học sinh. Chiếu nghỉ, cầu thang, sân thượng… luôn được các cô chăm sóc hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, cuốn hút học sinh. Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đồng bộ, hiện đại.
Học sinh Trường Mẫu giáo số 3 (quận Ba Đình). Ảnh: Việt Cường
Xây dựng trường học xanh
Không chỉ mở rộng không gian trải nghiệm cho trẻ, các nhà trường còn tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng trường học xanh với phương châm: “Mỗi thành viên trong nhà trường, mỗi giáo viên và học sinh là những chiến sĩ nhỏ lan tỏa ý nghĩa, hành động cụ thể về năng lượng, không khí tới cộng đồng và cùng chung tay kết nối bảo vệ môi trường”.
Cô Nguyễn Thùy Linh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Nắng Mai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) – trao đổi: Do diện tích chật hẹp nên việc xây dựng không gian xanh là yêu cầu cấp thiết với nhà trường. Thời gian qua, nhà trường thực hiện tốt các hoạt động như tiết kiệm năng lượng, vệ sinh môi trường, bảo đảm cảnh quan trong nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp và an toàn.
Tại các lớp học, cô giáo đã lên ý tưởng, trang trí và thiết kế với những đồ dùng, đồ chơi… tự tạo phù hợp với mục đích giáo dục, lớp học nhiều cây xanh, đem đến cho trẻ cảm giác thân thiện, gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, các cô thực hiện lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước, làm sạch không khí.
Còn cô Nguyễn Thị Kim Thu – Hiệu trưởng Trường Mầm non Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) – quan niệm: Môi trường giáo dục công bằng, an toàn, thân thiện, hạnh phúc là cơ hội để kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ em tham gia các hoạt động học tập và vui chơi tại trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Hiểu được tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, nhà trường đã xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đặc biệt là thực hiện chủ đề năm học 2021 – 2022 của Giáo dục Hà Nội “Xây dựng Trường mầm non xanh, an toàn, thân thiện, hạnh phúc”.
Từ đầu năm học, các cô khéo léo đan cài các nội dung bảo vệ môi trường vào trong buổi giao lưu với trẻ và trong video, clip để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh dạy con tại nhà. Đặc biệt, tại khu không gian sáng tạo, các cô thực hiện chủ đề “Không gian xanh” với 3 nội dung: Năng lượng, tái chế và vườn ươm xanh. - Cô Nguyễn Thùy Linh
Nhà giáo trong kỷ nguyên số: Nhiều khó khăn cần được tháo gỡ
Chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục không ngoài mục tiêu thay thế dần những phương pháp dạy học truyền thống, lạc hậu bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) với phương pháp dạy tích cực, giúp người học và người dạy phát huy hết năng lực tư duy, sáng tạo...
từ đó có được kết quả đào tạo tốt nhất. Tuy nhiên, với nhiều trường học (chủ yếu ở các huyện miền núi), ngoài khó khăn về hạ tầng thiết bị CNTT, trình độ ứng dụng của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế.
Các thiết bị CNTT ở Trường THCS Phùng Minh (Ngọc Lặc) không được đầu tư, do điều kiện vật chất của nhà trường còn khó khăn.
"Vùng trắng" thiết bị, đường truyền
Cô giáo Nguyễn Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Lương, xã Đồng Lương (Lang Chánh) cho biết: Trường có 230 học sinh học ở 4 khối lớp với 20 giáo viên, trong đó có 16 giáo viên đạt chuẩn. Để thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy và học, đối với nhà trường là vô cùng khó khăn. Hiện tại nhà trường không có phòng máy vi tính nên không thể triển khai học môn Tin học. Trường có 1 tivi và 1 máy chiếu được mua lại cách đây hơn 10 năm nên không còn đạt chất lượng. Những thiết bị này phục vụ chủ yếu cho các đợt tập huấn, hoặc hội họp trực tuyến được kết nối giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT và nhà trường. Do thiết bị mua lại và có thời gian sử dụng quá lâu, cộng với đường truyền của nhà mạng không đảm bảo nên nhiều lúc cuộc họp bị gián đoạn do âm thanh, hình ảnh. Vì vậy, đảm bảo không bị gián đoạn, nhà trường đã khắc phục bằng cách kích loa để lấy tiếng từ điện thoại, lấy hình từ máy chiếu qua máy tính nhưng cũng không ổn lắm vì nhiều lúc màn hình bị trắng.
Trao đổi về việc dạy học trực tuyến cho các em nếu trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp phải thực hiện giãn cách xã hội, cô Lan chia sẻ: Nhà trường chưa thể triển khai dạy học bằng hình thức này, bởi phần lớn học sinh thuộc diện gia đình khó khăn nên không được trang bị máy tính hay điện thoại thông minh Smartphone. Đồng nghĩa, những hộ gia đình này cũng chưa lắp mạng. Số còn lại, có máy tính, hay điện thoại thông minh, sóng rất yếu. Đợt đầu năm học 2021-2022, nhà trường đã thực nghiệm bằng cách tổ chức cho các em học nhóm gồm những em chưa có điện thoại, máy tính và mạng internet đến nhà em đảm bảo các điều kiện này nhưng qua nắm bắt từ các em và phụ huynh... sóng yếu và chập chờn.
Trường THCS Phúc Thịnh, xã Phúc Thịnh và liên Trường THCS Phùng Minh, xã Phùng Minh (Ngọc Lặc), hạ tầng, thiết bị CNTT phục vụ CĐS đang vấp phải những trở ngại. Cô giáo Quách Thị Quyển, Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Thịnh và thầy giáo Đinh Viết Lợi, Hiệu trưởng Trường THCS Phùng Minh cho biết: Hiện tại, nhà trường có 1 máy chiếu từ chương trình "Chia khó vùng cao" và 1 tivi nhưng máy chiếu chỉ sử dụng khi có giờ thao giảng của giáo viên. Còn tivi được sử dụng khi nhà trường có buổi tập huấn và họp trực tuyến do Phòng và Sở GD&ĐT kết hợp tổ chức. Tuy nhiên, do địa phương nằm cách xa trung tâm nên đường mạng rất yếu, nhiều lúc bị ngắt quãng do trắng màn hình và âm thanh không nghe được.
Trao đổi về việc dạy học trực tuyến cho các em nếu trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp, địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, cả thầy Lợi và cô Quyển đều cho rằng rất khó thực hiện. Bởi, phần lớn học sinh thuộc diện gia đình khó khăn nên không được trang bị máy tính hay điện thoại thông minh. Hơn nữa, mạng cũng không có, hoặc nếu có sóng rất yếu. Vì vậy, nhà trường có phương án in bài, rồi gửi qua hệ thống bưu điện, đảm bảo việc học cho các em.
Năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên còn nhiều hạn chế
Để thực hiện thành công CĐS trong giáo dục, bên cạnh yếu tố về hạ tầng, thiết bị CNTT, con người là chủ thể đóng vai trò quyết định trong việc ứng dụng các thiết bị công nghệ phục vụ việc giảng dạy. Vì vậy, để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho những người làm công tác quản lý, đội ngũ giáo viên, ngoài những buổi tập huấn của sở và phòng GD&ĐT tổ chức, các nhà trường tổ chức bồi dưỡng nâng cao khả năng tiếp cận, ứng dụng CNTT cho giáo viên bằng cách học hỏi lẫn nhau: Người biết rồi, dạy cho người chưa biết theo hình thức "cầm tay chỉ việc". Đến nay, phần lớn cán bộ, giáo viên trong ngành đã có ý thức trong việc cập nhật các kiến thức CNTT, nghiên cứu ứng dụng các phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giáo viên khả năng ứng dụng CNTT còn hạn chế.
Do máy tính hư hỏng, phòng Tin học ở Trường THCS Phúc Thịnh đã bị bỏ không nhiều năm.
Trao đổi về vấn đề nhân lực trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, các thầy, cô: Nguyễn Ngọc Lan, Quách Thị Quyển, Đinh Viết Lợi, đều cho rằng, còn rất hạn chế. Nhiều thầy, cô (chủ yếu tập trung ở các thầy, cô lớn tuổi), ngại thực hiện việc số hóa các loại hồ sơ, sổ sách và ứng dụng CNTT trong dạy học. Vì vậy, còn tình trạng có thầy cô thực hiện thao tác chuyển giáo án vào hộp thư nhà trường) đang lúng túng, phải nhờ đồng nghiệp hỗ trợ.
Trong bối cảnh ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018 và đại dịch COVID-19 hoành hành, đẩy mạnh CĐS trong dạy và học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay còn nhiều trường học (chủ yếu ở các huyện miền núi) những khó khăn về hạ tầng thiết bị CNTT, về khả năng ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế thì CĐS vẫn là một thách thức đòi hỏi sự chung tay, tháo gỡ từ nhiều phía.
Học online và 'mệt mỏi zoom' đối với trẻ em Tháng 7 vừa qua, Giám đốc điều hành UNICEF và Giám đốc điều hành UNESCO đã tuyên bố rằng "Các trường học nên là cơ sở xã hội đóng cửa cuối cùng và nên là nơi đầu tiên mở cửa trở lại". Mọi người ở các độ tuổi đều có thể bị nhiễm virus, nhưng tương đối ít trường hợp nhiễm Covid-19 được...