Trường ĐH thưởng tết thế nào?
Năm 2020 với những khó khăn về kinh tế khiến nhiều giáo viên lo ngại thưởng Tết Tân Sửu 2021 bị ảnh hưởng. Thực tế ở các trường đại học cho thấy dù dịch Covid-19 nhưng thậm chí có trường mức thưởng cao hơn năm trước đó.
Giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM hướng dẫn sinh viên thực hành – ĐÀO NGỌC THẠCH
Có trường thưởng tới 70 triệu đồng/người
Ở các trường đại học (ĐH) công lập tự chủ tài chính, mức thưởng tết năm nay dự kiến khá cao dù có ảnh hưởng dịch Covid-19.
Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, mức thưởng tết năm nay của trường tương đương năm ngoái. Theo đó, Tết dương lịch mỗi người được thưởng 1 triệu đồng. Tết Nguyên đán 2021 mức thưởng gồm 1 tháng thu nhập và 20 triệu đồng/người. Trong đó, 1 tháng thu nhập gồm lương theo quy định nhà nước và lương theo cơ chế riêng của trường. Do vậy, mức thưởng tết âm lịch của trường sẽ nằm trong khoảng từ 30 – 70 triệu đồng.
Đáng chú ý, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM sẽ có mức thưởng tết cao hơn năm ngoái. PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng trường này, cho biết mức chi thưởng Tết dương lịch cho người lao động 3 triệu đồng/người. Tới Tết âm lịch, mỗi người được thưởng “cứng” 15 triệu đồng, 3 triệu đồng tiền lì xì và một phần quà trị giá tương đương 1 triệu đồng. “Mức thưởng này được áp dụng giống nhau cho tất cả người lao động từ hiệu trưởng đến người giữ xe, tạp vụ… Bởi trong năm 12 tháng thu nhập của mọi người đã khác nhau, thưởng tết được chia đều để chia sẻ với những người có thu nhập thấp hơn”, ông Hoàn nói.
Như vậy, tính toàn bộ thưởng tết, mỗi người sẽ nhận được 21 triệu đồng tiền mặt và 1 phần quà (cao hơn năm trước đó mỗi người được thưởng 16,5 triệu đồng). Chia sẻ về việc này, ông Hoàn nói: “Trường giữ được mức thưởng này cũng rất cố gắng dù ít nhiều bị tác động bởi dịch Covid-19. Năm nay dù các chỉ tiêu cuối năm đều đạt nhưng trong năm trường cũng chi tới 23,5 tỉ đồng để hỗ trợ người học, trong đó gần 5 tỉ đồng giảm học phí cho hơn 1.500 sinh viên miền Trung có gia đình bị ảnh hưởng bão lũ trong năm”. Tuy vậy theo lãnh đạo trường này, trường vẫn cố gắng thưởng tết cho cán bộ giảng viên cao để động viên tinh thần một năm nhiều cố gắng.
Trường ĐH Nha Trang cũng là một trong số các trường có mức thưởng cuối năm khá tốt cho cán bộ, giảng viên. Tết năm trước, mức thưởng được trường áp dụng là 3 tháng lương và 5 triệu đồng. PGS-TS Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường này, cho biết trường đang cân đối thu chi, tính toán tài chính cuối năm. Dù năm nay nguồn thu giảm, phải chi thêm số tiền hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ giảng viên trong dạy học trực tuyến nhưng trường sẽ cố gắng duy trì mức thưởng như vài năm gần đây. “Với mức thưởng vài năm trước, chắc chắn một giảng viên cao cấp có thể được thưởng vài chục triệu đồng”, ông Trung chia sẻ.
Video đang HOT
Mức thưởng tính theo tháng thu nhập
Ở nhiều trường ĐH khác, mức thưởng tết được tính theo tháng thu nhập. Mỗi người sẽ có mức thưởng khác nhau tùy vào lương cụ thể từng người.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết giống như mọi năm, năm nay tiền thưởng tết của cán bộ, giảng viên và nhân viên được tính theo 1 tháng lương.
Trường không có chính sách thưởng tết
Trường ĐH Việt Đức không có chính sách thưởng tết cho cán bộ giảng viên. Theo đại diện trường này, đây là cách tiếp cận cơ chế lương ĐH của CHLB Đức. Tất cả được tính vào lương, chi trả một lần trong tháng và không có các khoản tăng thêm hay dạy nhiều giờ.
Lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang cũng thông tin, theo quy chế chi tiêu nội bộ trường sẽ có 1 tháng lương thứ 13. Theo lãnh đạo trường này, tính chung các khoản thưởng, người lao động chắc chắn nhận được 14 tháng lương trong năm nay. Trường đang cân nhắc thêm về tiền thưởng Tết âm lịch. Năm ngoái, tổng số tiền thưởng các loại, quy ra tổng số tháng lương cán bộ giảng viên trường nhận được trong năm là 16 tháng.
PGS-TS Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết trường chưa họp hội đồng thi đua khen thưởng cuối năm nhưng tiền tết ít nhất giữ như mức năm ngoái. Theo đó, năm ngoái mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên trường này được nhận tiền thưởng gồm 2 khoản.
Trong đó, tiền tết gồm 1 tháng lương cứng theo hệ số và thu nhập tăng thêm, khoản còn lại là tiền thưởng dựa vào hiệu suất công việc và kết quả bình xét thi đua cuối năm của mỗi cá nhân. Với người làm việc tại trường từ 12 tháng trở lên đủ điều kiện bình xét thi đua, số tiền thưởng tết được nhận năm ngoái dao động từ 11,8 – 45 triệu đồng tùy người.
Trường ĐH Mở TP.HCM cũng dự kiến mức thưởng ít nhất bằng năm ngoái. Bên cạnh tháng lương thứ 13, mỗi người được nhận thêm đợt thu nhập tăng thêm và sẽ khác nhau tùy người.
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cũng cho hay năm nay trường dành khoảng 5 tỉ đồng để chi thưởng tết. Trung bình, mỗi người sẽ nhận được mức thưởng gấp 4 lần mức lương cơ sở, nhỉnh hơn năm trước.
Nhạy cảm "thưởng Tết" giáo viên
Đề cập đến vấn đề "thưởng Tết" của giáo viên, quản lý nhiều trường học xin phép không nhắc đến. Thực tế con số ít hay nhiều thì cũng là vấn đề... tế nhị.
Cuối năm, khi nhắc đến "thưởng tết" giáo viên, hiệu trưởng nhiều trường học ở TPHCM xin phép không ý kiến, không đề cập. Nhiều người không biết phải nói gì, con số "thưởng Tết" bao nhiêu cũng có phần tế nhị, nhạy cảm. Ít thì xót mà nhiều thì ngại, không hẳn là điều vui để có thể thoải mái chia sẻ như nhiều ngành nghề khác.
Về việc nhiều người e dè nói đến "thưởng Tết" của giáo viên, một hiệu trưởng ở Q.8, TPHCM cho biết, về "danh chính ngôn thuận", giáo viên không có tháng lương 13 và cũng không có thưởng Tết. Nên hiển nhiên ai cũng "ngại" là điều dễ hiểu.
Giáo viên tiểu học ở TPHCM trong lễ hội Xuân của trường (Ảnh minh họa)
Tiền mọi người gọi là "thưởng Tết" lâu nay, vị hiệu trưởng chia sẻ đó là tiền thu nhập tăng thêm, chia ra từ kết dư từ các khoản của nhà trường căn cứ vào Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Có thể hiểu, hàng năm ngân sách rót về theo số học sinh tính toán trên mọi hoạt động của trường, trường nào tiết kiệm, dùng không hết hay có nơi có thêm các nguồn thu... tạo thành khoản kết dư để chi tăng thêm cho đội ngũ.
Khoản này thường được chi vào cuối năm nên được phổ thông hóa cách hiểu, gọi thành "thưởng Tết".
Vì đó là tiền tiết kiệm từ ngân sách, hay từ các nguồn thu nên các trường khác và cùng một trường mỗi năm cũng khác nhau. Các năm trước, ở TPHCM có nơi chỉ vài trăm nghìn, có nơi có thể lên đến vài chục triệu đồng.
Hay có trường đang cao vọt nhưng năm sau có thể rớt thảm không tránh được những xáo động, nghi kỵ.
Con số cao hay thấp tùy thuộc vào khả năng tiết kiệm, quản lý tài chính cũng như quan điểm về đầu tư cho giáo dục của chính đội ngũ quản lý nhà trường. Tại một ngôi trường, tiền thu nhập tăng thêm của giáo viên năm nay với năm kia có thể là trên trời dưới vực chỉ cần thay hiệu trưởng.
Có hiệu trưởng "mạnh tay" trong các hoạt động giáo dục hoặc không có khả năng quản lý tài chính thì không có tiền tiết kiệm, không dư nhiêu thì... thu nhập tăng thêm của giáo viên không có hoặc thấp.
Ngược lại, có nơi làm mọi cách tiết kiệm, chi tằn tiện cho trong các hoạt động giáo dục, từ chối các hoạt động giáo dục dù hiệu quả nếu... tốn kém thì "thưởng Tết" lại cao.
Chưa kể, không ít trường có nhiều chiêu thức "vận động" để phụ huynh tham gia đóng góp vào đủ các hoạt động giáo dục trong trường. Vậy nên, một thực tế diễn ra, thứ gì ở trường học cũng... đến tay phụ huynh dù rằng trường hoạt động theo nguồn chi ngân sách.
Có nhiều giáo viên không tránh được chút mủi lòng khi tiền "thưởng Tết" ít, nhưng được nhiều có khi họ cũng tan nát cõi lòng, vui không nổi.
Hiệu trưởng biết "liệu cơm gắp mắm", biết chi tiêu tài chính một cách tiết kiệm mà vẫn hiệu quả, hợp lý hẳn không nhiều. Vì suy cho cùng, đây cũng không phải là chuyên môn của họ, họ cũng không được đào tạo bài bản.
Tồn tại nghịch lý vô cùng chua chát là tại TPHCM đã xảy ra trường hợp, giáo viên "tố" hiệu trưởng vì "thưởng Tết" quá thấp, hay năm sau giảm mạnh so với các năm trước.
Trong khi, chưa hẳn "thưởng Tết" thấp là trường hoạt động không hiệu quả, chất lượng giáo dục không tốt. Và ngược lại, có nơi thưởng Tết cao chưa chắc nơi đó đầu tư cho giáo dục được chăm chút, quan tâm. Trường công lập hoạt động theo nguồn chi ngân sách không phải là đơn vụ kinh doanh có thu chi.
"Thưởng Tết" có sự nhập nhằng như vậy nên hiệu trưởng các trường và ngay cả giáo viên đều rất ngại khi nhắc đến vấn đề này. Nhiều người mong có chính sách tiền thưởng Tết hoặc tháng lương 13 trong ngành giáo dục để giáo viên có thể đường đường chính chính bàn về tiền thưởng Tết.
Thưởng Tết giáo viên: Từ hàng chục triệu đồng, khả năng rớt thảm... Những khoản thu nhập cuối năm đồng loạt giảm, tiền thưởng Tết của giáo viên tại TPHCM đứng trước nguy cơ giảm mạnh so với những năm gần đây. Cô T.M.A, giáo viên một Trường THCS ở Q.1, TPHCM cho biết, năm nay, cô chưa nhận các khoản tiền cuối năm nên chưa biết cụ thể. Nhưng chắc chắn, khoản tiền cuối năm...