Trường ĐH Thương Mại giảm học phí, hỗ trợ phí 4G cho sinh viên
PGS.TS Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại vừa ký quyết định giảm 7% học phí và hỗ trợ chi phí 4G trong suốt thời gian sinh viên học online vừa qua.
Căn cứ số lượng tín chỉ, phần bù học phí và phí 4G sẽ được chuyển tới tài khoản của từng sinh viên.
“Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường hi vọng thông qua sự hỗ trợ này, các em sinh viên có thể vượt qua khó khăn, tiếp tục vững vàng trên bước đường học đại học tại trường”, ông Hoàng nói.
Trường ĐH Thương mại giảm học phí, hỗ trợ phí 4G cho sinh viên học online. Ảnh minh họa.
Năm ngoái, trước những ảnh hưởng và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Trường ĐH Thương mại cũng đã từng có các chương trình tương tự.
Cụ thể, khi đó, nhà trường đã giảm học phí với tất cả các học phần trong thời gian học trực tuyến. Mức giảm học phí được xác định căn cứ vào thời gian học trực tuyến và toàn bộ các chi phí mà trường tiết giảm tương ứng với thời gian học trực tuyến.
Đồng thời, hỗ trợ toàn bộ phí 3G và tạm dừng việc tăng học phí năm học 2020-2021 (việc vốn có thể thực hiện theo lộ trình tăng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Anh: Sinh viên quốc tế tại đại học danh tiếng phản đối đóng học phí
Do nước Anh đặt trong tình trạng phong tỏa liên tục từ tháng 11/2020 đến nay, nhiều sinh viên quốc tế chỉ học trực tuyến và không thể làm thực hành tại trường.
Video đang HOT
Sinh viên tại một xưởng thực hành của trường Nghệ thuật Hoàng gia Royal College of Art. (Nguồn: rca.ac.uk)
Chỉ còn hai tuần nữa, sinh viên theo học tại các trường đại học của Anh sẽ kết thúc học kỳ mùa Xuân năm học 2020-2021, đây là thời gian học sinh đang bận bù đầu cho những bài kiểm tra cuối kỳ.
Tuy nhiên, đối với nhiều sinh viên quốc tế đang theo học tại trường Nghệ thuật Hoàng gia Royal College of Art, một trong những trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế tại thủ đô London, lại đang ngầm cuốn vào phong trào biểu tình phản đối không nộp tiền học cho nhà trường.
Những sinh viên này cho biết mức học phí nhà trường thu là 29.000 bảng cho khóa học thạc sỹ một năm (tương đương khoảng 930 triệu đồng/năm) nhưng chỉ học trực tuyến và không thể làm thực hành tại các xưởng vẽ ở trường, do nước Anh đặt trong tình trạng phong tỏa liên tục từ tháng 11/2020 đến nay.
Theo Guardian, trong số hơn 300 sinh viên quốc tế thuộc trường Royal College of Art tham gia biểu tình có tới 200 người đang theo học online tại nước họ. Những người đã tham gia biểu tình không chịu đóng nốt học phí với số tiền ước tính lên tới 3,4 triệu bảng (tương đương khoảng 109 tỷ đồng) nhằm gây sức ép buộc nhà trường bù hoàn số tiền học họ đã đóng hồi đầu năm học.
Lý do mà sinh viên quốc tế này đưa ra là việc học trực tuyến tại nhà thì không thể bắt họ trả giá tiền học ngang như việc lên lớp học tập trung, giao tiếp trao đổi trực tiếp với giảng viên, học nhóm và làm các bài tập thực hành tại các xưởng.
Những sinh viên quốc tế tham gia biểu tình được nhà trường cảnh báo visa của họ có thể sẽ bị rút lại nếu như nhà trường thông báo họ vi phạm quy định đi học với bộ phận di trú. Điều này đã khiến một số sinh viên phải chùn bước.
Phó hiệu trưởng của trường, ông Paul Thompson cho biết hiện vẫn còn 93 sinh viên chưa chịu nộp học phí và trường đã gửi thông báo đến các sinh viên này về thời hạn chót là ngày 15/3, nếu không sẽ bị rút lại visa.
Syahadah Shahril, sinh viên đến từ Singapore, đang theo học khóa thạc sỹ tại University of the Arts London, đứng đầu nhóm sinh viên đấu tranh yêu cầu giảm học phí với nhà trường, cho biết do các xưởng của nhà trường phải đóng cửa vì lệnh phong tỏa, nhiều sinh viên trong khóa học đã phải làm các bài tập thực hành sản phẩm như phải nung chảy thép tại nhà khiến bị bỏng tay, hay một số sinh viên khác phải làm bài tập vẽ của mình tại nơi ở chật chội thiếu không gian, tại nơi ở trọ của họ vì không có tiền để thuê những phòng studio riêng để vẽ.
Shahril hy vọng các cuộc biểu tình của các sinh viên quốc tế tại các trường University of the Arts London, Soas University of London, Goldsmiths University of London sẽ tạo ra sức lan tỏa đến cộng đồng sinh viên quốc tế tại các trường đại học trên khắp nước Anh.
Syahadah Shahril cho biết "các sinh viên quốc tế thiệt thòi rất nhiều và chúng tôi đang chứng minh rằng chúng tôi cũng có quyền lên tiếng về vấn đề này."
Khi được hỏi, người phát ngôn của trường Royal College of Art (RCA) không thừa nhận có việc hàng trăm sinh viên quốc tế biểu tình không chịu nộp nốt tiền học mà cho rằng việc một số sinh viên đến thời điểm này hàng năm vẫn chưa trả nốt tiền học là điều vẫn thường xảy ra.
Bà cũng cho biết nhà trường hiểu những khó khăn tài chính do COVID-19 gây ra, do vậy nhà trường sẽ có kế hoạch để thời hạn đóng học phí linh hoạt hơn đối với những sinh viên đang gặp khó khăn.
Bà cũng cho biết các sinh viên đều được nhà trường thông báo sẽ dạy học online và mức học phí phải đóng trước khi họ quyết định nhập học, ngoài ra nhà trường cũng sẵn sàng đồng ý nếu ai đó muốn tạm dừng nghỉ học và bảo lưu kết quả.
Một sinh viên Đức học tại RCA cho biết chưa nộp nốt 6.300 bảng tiền học của mình vì thấy không thể chấp nhận được mức học phí như trên trong giai đoạn dịch COVID-19. Một học sinh học nghệ thuật cần được thực hành, cần được phát triển và nuôi dưỡng các ý tưởng và thực hiện các ý tưởng này tại các phòng studio hay xưởng vẽ nhưng cô không thể làm được gì vì suốt ngày học trực tuyến tại phòng thuê trọ của mình.
Thực tế, không chỉ sinh viên quốc tế mà rất nhiều sinh viên Anh cũng bày tỏ bất bình đối với việc các trường không giảm học phí trong bối cảnh học online. Nếu như các sinh viên quốc tế phải trả từ 20.000-30.000 bảng (640-960 triệu đồng/năm học), các sinh viên Anh phải trả 9.250 bảng (300 triệu đồng/năm) ở bậc đại học.
Đa số các sinh viên Anh nộp học phí thông qua Student Loans Company. Công ty cho học sinh vay tiền này sẽ đóng trực tiếp cho nhà trường nên các sinh viên Anh không thể giữ lại không nộp học phí như cách sinh viên quốc tế đã thực hiện.
Quang cảnh trường Đại học Goldsmiths. (Nguồn: gold.ac.uk)
Một sinh viên giấu tên đang theo học thạc sỹ tại trường Đại học Goldsmiths cho biết anh ta đã nói chuyện với một số sinh viên quốc tế đang học ở trường và thấy những sinh viên này vô cùng tức giận vì họ đã không có được một trải nghiệm du học theo đúng nghĩa và họ thấy không hài lòng khi cảm thấy bị đối xử như những "con bò hái ra tiền." Những sinh viên này hy vọng các trường sẽ không báo cáo việc họ biểu tình vì sợ sẽ ảnh hưởng đến tình trạng visa của họ.
Một sinh viên Mỹ học ngành kinh tế tại trường Soas cho biết cũng đang giữ lại chưa nộp nốt tiền học vì "thấy lo lắng và quá cô độc." Sinh viên này cũng cho rằng biểu tình "là điều thẳng thắn và hợp lý" và cho biết "chúng tôi quyết định đến Soas học bởi vì những gì được hứa hẹn nhưng những điều đó thực tế đã không xảy ra."
Giáo sư Adam Habib, Giám đốc của Soas, cho rằng việc trợ giúp sinh viên lúc này là đúng, nhưng vấn đề là ai sẽ là người đưa ra sự trợ giúp? Nếu như dồn những việc này lên trường đại học thì nhiều trường sẽ bị rơi vào tình trạng phá sản.
Ông cho rằng chính phủ cần có đối thoại trung thực về vấn đề này. Chính phủ đã có những tranh luận về việc trợ giúp các doanh nghiệp lớn thì liệu chính phủ có nên đưa ra những trợ giúp đối với sinh viên hay không.
University of the Arts London cho biết trường đã cho mở lại các studio và xưởng cho sinh viên của trường đến đó làm việc và sáng tác sau ngày 8/3. Đại diện của trường cũng cho biết họ không nhận được thông báo nào về một cuộc biểu tình chính thức nhưng cho biết thêm họ đã thông báo cho tất cả sinh viên biết là trường có những cơ chế để các sinh viên thực hiện các khiếu nại và đưa ra các vấn đề mà sinh viên quan tâm.
Trong khi đó đại diện của trường Goldsmiths cho biết nhà trường hiểu được những khó khăn mà sinh viên trải qua, trường đã đưa ra những quỹ tài trợ mới, những giảm giá học phí và những sáng kiến mới để giúp sinh viên trong lúc này. Nhà trường cũng đã gửi thư đến người phụ trách các trường đại học yêu cầu chính phủ đưa ra các gói tài chính hỗ trợ cho sinh viên gặp khó khăn cũng như xóa nợ tiền học cho sinh viên năm nay.
Hàng trăm nghìn sinh viên tại các trường đại học của Anh vẫn đang học trực tuyến tại nhà do lệnh phong tỏa vẫn đang có hiệu lực, nhưng nhà trường vẫn bắt họ trả tiền thuê ký túc xá cho dù họ không thể đến đó ở. Sinh viên tại các trường đại học Anh đang lên tiếng yêu cầu chính phủ có chính sách giúp sinh viên, trong khi một kiến nghị mới yêu cầu giảm tiền học phí cho sinh viên quốc tế đã nhận được 25.000 chữ ký chỉ trong vòng hơn một tuần.
Theo cán bộ phụ trách giáo dục tại Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, bà Nguyễn Hương Ly, do tình hình dịch COVID-19 ở Anh nên năm học 2020-2021 có rất nhiều sinh viên Việt Nam đã quay về Việt Nam học tại nhà theo hình thức trực tuyến, nhiều sinh viên cho biết cách học này kém hiệu quả rất nhiều so với học trên giảng đường, các kỹ năng làm việc nhóm, hay thảo luận hay tương tác trao đổi với các giảng viên cũng khó khăn hơn.
Một lượng không ít du học sinh đã quyết định về Việt Nam theo học các chương trình A level và đại học năm đầu tại các trường quốc tế tại Việt Nam trong năm học qua.
Tuy nhiên bà Nguyễn Hương Ly nhận định khi dịch bệnh qua đi, xu hướng học sinh Việt Nam sang Anh du học sẽ quay trở lại vì Anh, Mỹ, Australia, Canada vẫn là những điểm đến du học mà phần đông học sinh Việt Nam muốn đến nhất./.
Lộ trình tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học tự chủ Trong kỳ tuyển sinh năm học 2020-2021, lộ trình tăng học phí của một số trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản đều đã được công bố Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đặt vấn đề với Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng do việc thực hiện tự chủ ở các...