Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM xét thí sinh tốt nghiệp từ năm 2017
Năm 2019, Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM sẽ xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ 2017 đến 2019 với phương thức xét tuyển học bạ.
Học sinh tỉnh Đồng Nai tham gia chương trình Tư vấn mùa thi 2019 của Báo Thanh Niên – NGỌC DƯƠNG
Ngày 18.2, Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM công bố trên website thông tin tuyển sinh ĐH chính quy năm 2019.
Theo đó, trường tuyển sinh theo 2 phương thức. Thứ nhất là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT, trường xét thí sinh tốt nghiệp THPT trong các năm từ 2017 đến 2019. Các thí sinh này phải có hạnh kiểm xếp loại khá trở lên trong 3 năm THPT và có tổng điểm trung bình 3 môn trong 6 học kỳ thuộc tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18 trở lên.
PGS-TS Lê Hoàng Nghiêm, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết phương thức tuyển sinh giữ ổn định như năm trước. Trong đó, tổng chỉ tiêu dự kiến là 1.800.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nghiêm, ngoài 17 ngành đang đào tạo, trường dự kiến mở thêm 2 ngành gồm: kỹ thuật hạ tầng đô thị và quản lý bất động sản.
Thông tin từng ngành cụ thể như sau:
Theo thanhnien
Bạn đọc viết: Đừng biến cuộc họp phụ huynh thành buổi kể lỗi, luận tội
Năm mới vừa sang, các cháu tôi ở trường cấp hai vừa trình với bố mẹ giấy mời họp phụ huynh giữa năm học. Do đặc thù địa bàn nông thôn có nhiều bố mẹ đi làm ăn xa chưa kịp trở về trước Tết nên nhà trường quyết định dời cuộc họp này đến tận cuối tuần này.
Ảnh minh họa
Một mùa họp phụ huynh nữa đã đến. Trên tay phụ huynh đã nhận được giấy mời và không ít người vừa dự họp xong. Dư âm còn đọng lại trong lòng bố mẹ có tốt đẹp không hay chúng ta sẽ mong chờ gì trong cuộc họp sắp tới?
Ai cũng từng là học sinh và trải qua cái cảm giác nôn nao, hồi hộp khi bố mẹ cầm giấy báo đến trường. Rồi khi chúng ta làm bố làm mẹ, chính chúng ta cũng mang cảm xúc ấy khi mong chờ được biết kết quả học tập và rèn luyện của con trẻ sau một học kỳ.
Tờ giấy thông báo họp phụ huynh nhẹ tênh kia lại có sức nặng vô cùng lớn đối với phụ huynh và cả học sinh. Chính nó sẽ quyết định niềm vui hay nỗi buồn, không khí thoải mái hay tâm trạng nặng nề, tương lai tươi sáng hay viễn cảnh "học dồn dập" trong mỗi gia đình.
Trẻ học tốt sẽ hớn hở đợi chờ ngày bố mẹ nhận kết quả mĩ mãn của con. Trẻ học chưa tốt sẽ ao ước "đừng để họp phụ huynh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình" hóa hiện thực.
Đọc câu "khẩu hiệu" ấy, chúng ta thấy thương vô cùng ước mơ bé nhỏ và giản dị của con nhưng đôi khi chính chúng ta cũng phải bất lực, chẳng làm gì được, chẳng thể thay đổi được gì...
Bởi người giáo viên chủ nhiệm sẽ quyết định cuộc họp ấy diễn tiến trong vui vẻ, thoải mái hay căng thẳng, nặng nề và kết thúc với dư âm tích cực hay tiêu cực. Chúng ta dự vô số cuộc họp phụ huynh và cảm giác mọi thứ "y chang" nhau. Cũng tổng kết và đánh giá hoạt động trường lớp, cũng đọc kết quả học tập và rèn luyện, cũng tuyên dương học sinh có thành tích và phê bình học sinh chưa tiến bộ...
Điều đáng tiếc là không ít giáo viên biến cuộc họp phụ huynh thành phiên tòa kể lỗi, luận tội. Bao nhiêu lỗi lầm của học sinh trong kỳ vừa qua đều bị lôi ra tất tần tật, từ học tập, nề nếp, phong trào...
Đặc biệt là có cô giáo còn "cẩn thận" yêu cầu ban cán sự lớp trước ngày họp phụ huynh thống kê lỗi của học sinh theo ngày tháng. Rồi giữa "bàn dân thiên hạ", đông đủ phụ huynh cả lớp, cô đọc vanh vách một danh sách dài vi phạm của trò: vắng bao nhiêu buổi, nói chuyện bao nhiêu lần, thiếu dụng cụ học tập thường xuyên thế nào, không thuộc bài môn gì, điểm trung bình thấp ra sao...
Trong tình cảnh ấy, phụ huynh chẳng may có con em yếu kém sẽ đỏ mặt tía tai, xấu hổ thẹn thùng và ngồi im chịu trận. Rồi sau đó sẽ là những "cơn thịnh nộ" trong gia đình": chất vấn, quát mắng, đánh đấm... có đủ cả. Bức tranh ảm đạm về mùa họp phụ huynh ấy phải chăng vẫn còn diễn ra ở nơi này nơi kia?
Họp phụ huynh mỗi năm ba lần chính là chiếc cầu nối giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thúc đẩy sự tiến bộ của con trẻ. Cuộc họp ấy rất cần những người giáo viên tâm lý, tế nhị bắc "chiếc cầu" kết nối một cách nhịp nhàng.
Nhiều mô hình hay, nhiều cách họp phụ huynh thú vị đã được áp dụng và đem lại hiệu quả bất ngờ. Hãy đổi mới, cải cách các buổi họp để trò giỏi vẫn là niềm tự hào, hãnh diện của bố mẹ, còn phụ huynh có con em chưa giỏi sẽ nhận được sự tư vấn, động viên, hỗ trợ từ chính người thầy!
Xin đừng để mỗi kỳ họp phụ huynh lại là một mùa ám ảnh! Muốn vậy, mong giáo viên đừng chăm chăm kể lỗi, luận tội học trò...
Thùy Mai
(Thừa Thiên Huế)
Theo Dân trí
ĐH Sư phạm TPHCM phản hồi về quy định cao 1m50 mới được xét tuyển vào ngành giáo viên Chiều ngày 13/2, đại diện Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã có phản hồi về quy định thí sinh xét tuyển các ngành Sư phạm phải cao từ 1,5 m trở lên (với nữ). Nhà trường cho biết quy định về chiều cao như một trong những điều kiện thuộc về sức khỏe của người dự tuyển đã có từ năm 2008. Mới...