Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khai giảng các lớp ĐH khóa 20 tại Vĩnh Phúc
Ngày 10/1, tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Vĩnh Phúc, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng cho 226 học viên các lớp đại học K20 với các chuyên ngành Tiếng Anh, Toán, Vật lý và Giáo dục Tiểu học.
Đại diện học viên K20 tặng hoa lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc và Trung tâm GDTX tại lễ khai giảng
Dự lễ khai giảng có GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Ông Nguyễn Văn Huyến, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc; Ông Lê Gia Thanh, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh cùng 226 học viên tham gia khóa học.
Trong số 226 học viên theo học các lớp đại học hệ vừa làm vừa học, có 74 học viên lớp Giáo dục Tiểu học, 29 học viên sư phạm Vật lý, 68 học viên sư phạm Tiếng Anh và 55 học viên sư phạm Toán. Số học viên trúng tuyển đầu vào đều có điểm số cao như sư phạm Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Vật lý với điểm điểm xét tuyển là 20,5 điểm,…
GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phát biểu tại lễ khai giảng
Phát biểu tại lễ khai giảng, GS. TS Nguyễn Văn Minh thay mặt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cám ơn các học viên đã lựa chọn Nhà trường làm nơi rèn luyện, tu dưỡng, học tập. GS.TS Nguyễn Văn Minh nhắn nhủ học viên sắp xếp thời gian để việc học đạt kết quả cao.
Ngoài ra, các học viên cũng cần phát huy tinh thần tự học tập, rèn luyện nghiêm túc để sau khi ra trường vận dụng các kiến thức đã được học vào phục vụ công tác giảng dạy. Về phía Trung tâm GDTX Vĩnh Phúc, GS.TS Nguyễn Văn Minh yêu cần có sự giám sát đối với giảng viên của Trường Đại học Sư phạm để khóa học đem lại hiệu quả thực sự cho các học viên.
Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Huyến phát biểu tại lễ khai giảng
Chia sẻ về sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đối với ngành giáo dục tại lễ khai giảng, ông Nguyễn Văn Huyến, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Trên địa bàn, giáo viên Tiểu học hiện còn thiếu hơn 1.000 chỉ tiêu, ngoài ra các bộ môn khác như Tiếng Anh, Thể dục cũng thiếu rất nhiều.
Bên cạnh đó, theo Luật Giáo dục phổ thông 2019, đến nay, Vĩnh Phúc có khoảng 26% giáo viên chưa đạt chuẩn cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng. Việc lựa chọn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – địa chỉ đỏ về đào tạo sẽ giúp cho chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được tốt hơn; Qua đó, giúp nâng cao chất lượng giáo viên trên địa bàn tỉnh.
“Học viên là những người đã có nền tảng, vì vậy trong quá trình học tập cần phải chủ động đặt ra những yêu cầu, tình huống để tiếp thu kiến thức, phục vụ công tác giảng dạy sau này. Tới đây, Vĩnh Phúc sẽ nhờ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá chất lượng giáo viên, từ đó phân loại để có hướng bồi dưỡng, thậm chí là tuyển dụng thay thế. Chính vì vậy các học viên cần phải học thật, thi thật để có được kiến thức, năng lực tốt nhất”, ông Nguyễn Văn Huyến chia sẻ.
Chúc mừng các học viên đã vượt qua cuộc thi tuyển trở thành học viên của Trường Đại học sư phạm Hà Nội, ông Lê Gia Thanh, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu, trong thời gian tới, các học viên phải xác định tâm thế, nhanh chóng làm quen với môi trường giáo dục mới, tuân thủ các quy chế, chương trình đào tạo, nội quy, quy định của Nhà trường. Lựa chọn phương pháp học tập chủ động, tích cực để đạt hiệu quả cao. Ông Thanh cũng mong muốn trong thời gian tới Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về chương trình, thời gian, phương pháp và hình thức đào tạo để học viên có điều kiện thuận lợi tiếp thu kiến thức. Trung tâm cũng hứa sẽ tạo điều kiện cơ sở vật chất, công tác quản lí, phục vụ tốt nhất cho hoạt động giảng dạy và học tập của học viên.
Tại lễ khai giảng, thay mặt các học viên tham gia khoá học, học viên Dương Thị Giang hứa sẽ cố gắng học tập, trau rồi kiến thức, phát triển chuyên môn nghiệp vụ để tiếp tục cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp phát triển giáo dục.
Giải quyết thế nào sự "tham vọng" của phụ huynh và nặng nề trong dạy học?
Trở ngại lớn trong triển khai vì sự phát triển bền vững trong giáo dục là vấn đề "quá tải" trong giáo dục phổ thông- vấn đề đã được ngành giáo dục nhận diện, xã hội phản ánh nhưng không dễ giải quyết.
Video đang HOT
Do mong muốn quá nhiều ở con và do áp lực cạnh tranh, nhiều bậc cha mẹ bắt con tham gia quá nhiều chương trình học tập ngoài nhà trường.
Cắt giảm nội dung, thời lượng học, thay đổi kiểm tra ... chưa phải là những giải pháp căn bản
GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, giáo dục vì sự phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển giáo dục Việt Nam trong tương lai gần.
Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội.
Đổi mới giáo dục vì sự phát triển bền vững, trong đó có giáo dục phổ thông đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Trở ngại lớn của tiến trình đổi mới này là vấn đề "quá tải" trong giáo dục phổ thông.
Vấn đề này đã được ngành giáo dục nhận diện và xã hội phản ánh ở nhiều góc cạnh nhưng không dễ giải quyết. Cắt giảm nội dung, thời lượng học và điều chỉnh số bài kiểm tra, số kì thi chưa phải là những giải pháp căn bản. Để đưa ra giải pháp đúng, cần hiểu những nguyên nhân.
Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên nhân không chỉ ở chương trình, nội dung giáo dục mà còn ở phương pháp giáo dục và phương thức quản lí giáo dục, cụ thể:
- Nội dung giáo dục còn nặng về lí thuyết; nhiều nội dung không không thiết thực, vừa khó học, dễ quên, vừa không gây được hứng thú cho học sinh.
- Phương pháp dạy học còn nặng về thuyết trình, không phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc khám phá, thực hành và vận dụng kiến thức, khiến học sinh thiếu hứng thú học tập.
- Thời lượng học được phân bổ đồng loạt đối với tất cả các trường trong cả nước, nhiều khi chưa tương thích với nội dung học tập; trong khi đó, giáo viên không được quyền chủ động bố trí thời lượng dạy học phù hợp với bài học, học sinh và điều kiện thực tế của trường, lớp mình.
- Học sinh phải đối phó với nhiều kì thi, đặc biệt là thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT, do đó phải học nhiều. Hơn nữa, do mong muốn quá nhiều ở con và do áp lực cạnh tranh, nhiều bậc cha mẹ bắt con tham gia quá nhiều chương trình học tập ngoài nhà trường. Điều này dẫn đến hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lan; học sinh không còn thời nghỉ ngơi, vì vậy trở nên mệt mỏi và áp lực.
3 giải pháp đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục
GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, đổi mới căn bản nhất trong giáo dục phổ thông là đổi mới về mục tiêu giáo dục theo Nghị quyết Quốc hội: " ...kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh ".
Mục tiêu mới của Chương trình GDPT 2018 triển khai từ năm học 2020 - 2021 mở đường cho các đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp giáo dục nhằm giúp học sinh thay đổi nhận thức và hành vi; hướng đến các hành động tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Theo đó, GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội đưa ra 3 giải pháp đổi mới căn bản về nội dung, phương pháp giáo dục. Cụ thể:
Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục tích hợp giúp học sinh
Giáo dục tích hợp
Giáo dục tích hợp là định hướng giáo dục giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,...thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.
Đây là tiếp cận giáo dục cơ bản nhằm khắc phục thực trạng nội dung giáo dục còn nặng về lí thuyết; nhiều nội dung không thiết thực, vừa khó học, dễ quên.
Mức độ cao nhất của dạy học tích hợp là hình thành các môn học tích hợp. Chương trình GDPT 2018 đã tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn học, xây dựng một số môn học tích hợp ở cấp Tiểu học, THCS; yêu cầu tích hợp được thể hiện cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.
Đối với từng môn học, hoạt động giáo dục, cần lồng ghép các mục tiêu, nội dung giáo dục về phát triển bền vững trong chương trình nhà trường , đặc biệt ở nội dung giáo dục của địa phương và hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp. Đồng thời, sự tích hợp này cần tăng cường các nội dung giáo dục khác theo các trụ cột của phát triển bền vững như: Về kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững; Về văn hóa - xã hội, quyền con người, bình đẳng giới, công bằng xã hội, chiến tranh và hòa bình, xã hội học tập, công dân toàn cầu; Về môi trường, quản lý bền vững tài nguyên nước, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học...
Một phương thức tích hợp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM), giáo dục STEM đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai trong giáo dục phổ thông từ năm học 2020 - 2021.
Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh.
Giáo dục phân hóa đòi hỏi phải giảm sĩ số trong một lớp học để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo dục phân hóa
Giáo dục phân hóa là định hướng giáo dục phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh.
GS Nguyễn Văn Minh cho rằng, đây là tiếp cận giáo dục cơ bản nhằm đảm bảo nền giáo dục công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập cho tất cả mọi người; không để ai bị bỏ lại phía sau. Chương trình GDPT 2018 đã được xây dựng theo định hướng dạy học phân hóa, biểu hiện ở hai mức độ:
- Phân hóa trong (phân hóa vi mô, phân hóa nội tại) thể hiện chủ yếu qua định hướng về phương pháp giáo dục, nhấn mạnh tính tích cực hóa hoạt động của người học, khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự phát hiện sở trường, nguyện vọng của bản thân, và qua định hướng về đánh giá kết quả giáo dục, nhấn mạnh bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh.
Yêu cầu phân hóa trong đòi hỏi phải giảm sĩ số trong một lớp học để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, từ đó có biện pháp hỗ trợ phù hợp với từng học sinh.
- Phân hóa ngoài (phân hóa vĩ mô, phân hóa về mặt tổ chức) thể hiện ở các môn học tự chọn, các chủ đề, chuyên đề học tập lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Yêu cầu phân hóa ngoài đòi hỏi nhà trường phải tăng số phòng học để sắp xếp lớp học một cách linh hoạt cho các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập.
Cả hai yêu cầu phân hóa đều đòi hỏi tăng số lượng giáo viên. Đó là những khó khăn không nhỏ trong việc thực hiện dạy học phân hóa.
Học sinh An Giang tham gia lắp ráp máy khử trùng diẹt khuẩn tự động phòng chống Covid- 19
Giáo dục thông qua hoạt động tích cực của người học
Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường cần áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển.
Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành, được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học và các ứng dụng công nghệ thông tin.
Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tùy theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Học sinh học nghề hệ 9
Thực học, thực nghiệp, tránh gây áp lực kiểm tra lên học sinh
Từ phân tích trên, GS Nguyễn Văn Minh khuyến nghị với Bộ GD-ĐT: Nhìn từ góc độ đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông, ngành giáo dục cần triển khai đồng bộ các biện pháp giáo dục tích hợp, giáo dục phân hóa và giáo dục thông qua hoạt động tích cực người học.
Để chuẩn bị các điều kiện thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường sư phạm, các trường phổ thông và các bên liên quan trước hết cần thực hiện với quyết tâm cao nhất Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 18/6/2018 về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Trong đó, chú ý các nhiệm vụ gắn với đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông nhằm phát triển nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người, cụ thể:
Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là những người trực tiếp thực hiện công cuộc đổi mới GDPT; cần tạo động lực, phân cấp quản lí và trao quyền tự chủ trên thực tế cho cơ sở giáo dục phát triển và tổ chức chương trình nhà trường; thực thi quyền lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018.
Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên năng lực dạy học tích cực, dạy học phân hóa và dạy học tích hợp, trong đó có giáo dục STEM và lồng ghép GDVSPTBV trong các môn học, hoạt động giáo dục.
Điều chỉnh, sắp xếp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và huy động các nguồn lực trong xã hội nhằm đảm bảo sĩ số các lớp học ít nhất phải bảo đảm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: tối đa 35 học sinh/lớp ở cấp tiểu học và 45 học sinh /lớp ở các cấp THCS, THPT.
Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; thực hiện quan điểm đánh giá vì học tập và đánh giá là học tập bên cạnh các hoạt động đánh giá kết quả học tập; đồng thời bảo đảm quyền tự chủ trong tổ chức tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Qua đó, khuyến khích nền nếp thực học, thực nghiệp, tránh gây áp lực kiểm tra lên học sinh.
Sức bật mới trong tuyển sinh ngành Sư phạm Với cơ chế chính sách về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào và học phí, bức tranh tuyển sinh ngành sư phạm đang ngày càng khởi sắc và có sức bật mới. Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo GV không ngừng tăng. Ngành sư phạm vẫn có sức hút riêng. Ảnh minh họa: ITN Qua thời...